Chuyện ở làng nghề - chàng trai vượt lên số phận
Đến tuổi đi học , thấy các bạn cùng trang lứa tung tăng cắp sách đến trường,Thu mơ ước được như các bạn. Thế rồi hàng ngày ông Thi, bố Thu cõng em tới lớp . Thấy lạ các bạn cứ nhìn và trêu trọc khiến em mặc cảm, muốn bỏ học.
Sau đó Thu xin vào lớp học Tình Thương xã Yên Thường, ở đó có các bạn cùng hoàn cảnh nên dễ hòa đồng hơn. Thu tuy “bé người nhưng lớn dạ”, em học hành chăm chỉ, nên qua vài niên học đã đọc thông viết thạo, biết tính toán cộng, trừ, nhân, chia và những phép tính đơn giản khác. Nhưng vì gia cảnh khó khăn, hai anh của Thu đều yểu mệnh. Cả gia đình trông vào mấy sào ruộng, bố mẹ không thể đưa Thu đi học mãi được.
Minh Thu trong một buổi biểu diễn ảo thuật
Thu ở nhà, thui thủi với khoảng sân, góc bếp. Đến tuổi “Bẻ gãy sừng trâu” mà em chỉ cao 60 cm và nặng có 20 kg.
Thương bố mẹ vất vả . Thu suy nghĩ rất nhiều: Không thể ăn bám mãi được, mỗi người cần phải có một nghề để sống, người ta lành lặn thì chọn nghề “thật”, còn mình không bình thường thì chọn nghề ....”ảo”- đó là ảo thuật. Một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu như vậy và Thu quyết định “ Tầm sư, học đạo”.
Có lần xem ti -vi thấy trong Nam có đội Chim cánh cụt chuyên đi biểu diễn ảo thuật. Thu nghĩ các bạn cũng như mình mà họ làm được sao mình không làm được, thế rổi em quyết định lên đường...
Trong túi có hai trăm nghìn tiền trợ cấp vừa lĩnh, em trốn bố mẹ, lên tàu ( vì nghĩ nếu bố mẹ biết sẽ không cho đi). Bánh mì, nước lã, ghế đá công viên và nghị lực của bản thân, rồi em cũng thành nghề. Sau bốn năm “Chu du khắp thiên hạ” với chút vốn nho nhỏ trong tay, em trở về thăm quê. Bố mẹ mừng rơi nước mắt . Sau khi về thăm nhà , em tham gia đội: Thắp sáng niềm tin, đi biểu diễn ở khắp mọi nơi và cũng từ cái nôi đó hạnh phúc đã mỉm cười với người lùn Minh Thu.
Trong những lần đi biểu diễn Minh Thu gặp Ngọc Mai. Tạo hóa cho Mai một hình hài hoàn hảo: cao ráo, da trắng, mắt xinh, chân dài. (Ngọc Mai cao hơn Minh Thu đến gần 1 m). Nhưng ông trời lại không cho em khả năng ngôn ngữ, em chỉ thể hiện mọi ý nghĩ, tình cảm bằng cử chỉ, điệu bộ. Vậy mà hai người cảm mến và yêu nhau từ lúc nào không biết. Rồi họ nên vợ , nên chồng. Cặp đôi không hoàn hảo về thể xác, nhưng họ lại hoàn hảo về tinh thần.
Ngoài những buổi có chương trình biểu diễn, Ngọc Mai học may. Nhờ tinh mắt, sáng ý, nghị lực vươn lên chỉ vài tháng Mai đã là một tay thợ khá.
Rồi kết quả của tình yêu đơm hoa, kết trái. Họ sinh được 2 cậu con trai khôi ngô, nhanh nhẹn, phát triển bình thường, cười nói bi bô suốt ngày. Gia đình thật đầm ấm, hạnh phúc.
Nhưng cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền không đơn giản. Những đêm biểu diễn thất thường, thu nhập không ổn định. Thu trăn trở và quyết học thêm một nghề nữa.
Thật may mắn có người thợ sửa chữa máy vi tính, điện thoại cảm phục nghị lực của Thu đã nhận dạy miễn phí cho em. Mừng rơi nước mắt, Thu quyết tâm học hỏi chỉ vài tháng em đã trở thành tay thợ có uy tín trong vùng, có nguồn thu nhập ổn định.
Minh Thu là một tấm gương “tàn nhưng không phế”, em đã tiếp thêm nghị lực sống cho nhiều người cùng cảnh ngộ.
Bài, ảnh: Thu Sang
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bắc Ninh: Có món đặc sản Bánh đúc riêu cua
14:56 | 14/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Triển lãm 300 hình ảnh, hiện vật về “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”
09:59 | 10/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Festival hoa Mê Linh lần thứ 2: Vinh danh giá trị nghề trồng hoa
10:39 | 08/01/2025 Văn hóa - Xã hội
“Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” năm 2025
10:37 | 08/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Võ cổ truyền Bình Định hành trình ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
08:54 | 07/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Phù điêu Kala Núi Bà là bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
08:54 | 07/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Bình Định: Giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của người Hrê
10:11 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Năm Ất Tỵ 2025 kể chuyện bài võ Xà quyền
10:10 | 03/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Người thi sĩ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết
09:53 | 02/01/2025 Văn hóa - Xã hội
Festival hoa Mê Linh - Tôn vinh nghề trồng hoa
14:34 | 31/12/2024 Văn hóa - Xã hội
'Xuân về trên bản làng' - Hoạt động văn hóa đặc sắc chào mừng xuân 2025
13:44 | 31/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Ngành văn hóa Bình Định bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
23:33 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam qua lăng kính nghệ thuật thực cảnh "Việt Nam - Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn"
15:52 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Nguyễn Phương Trà đoạt vương miện Queen Kid international 2024
15:37 | 30/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Đêm Nhạc Acoustic "Đoá xuân ngời" - Nơi những tâm lòng yêu nước hướng về
09:00 | 29/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Khai mạc Lễ hội Văn hóa – Du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng
20:29 | 26/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Đình Thi, tận tụy với phong trào địa phương
11:01 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Văn nghệ tri ân hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng
09:24 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Giới thiệu sản phẩm lưu niệm độc đáo từ bộ tứ bảo vật của cố đô Huế
08:50 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Vẻ đẹp hình tượng rắn Naga trên tháp Dương Long
10:57 | 23/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 - Lễ hội hoa lớn nhất Miền Bắc
09:55 | 23/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết
14:56 OCOP
Bắc Ninh: Có món đặc sản Bánh đúc riêu cua
14:56 Văn hóa - Xã hội
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 Làng nghề, nghệ nhân