Chuyển đổi hộ khoán thành người lao động: Hướng đi cần phát triển trong giao khoán các công ty nông nghiệp
Hội thảo về “Hiện trạng và đề xuất giải pháp giao khoán trong các công ty nông nghiệp”, với sự tham gia của các đại biểu đến từ các Ban, Bộ, ngành Trung ương và các địa phương trên cả nước.
![]() |
Toàn cảnh Hội thảo |
Chính sách giao khoán đất: Còn thực sự phù hợp với thời cuộc?
Phát biểu khai mạc Hội thảo ông Nguyễn Lâm Thành - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Quốc hội xác định: “Đây là dịp nhìn nhận đúng thực trạng giao khoán, tháo gỡ vướng mắc, chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất giải pháp, đặc biệt trong quản lý đất đai và các cam kết quốc tế, truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm nhằm nâng cao hiệu quả các công ty nông nghiệp.”
![]() |
TS. Nguyễn Lâm Thành – Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phát biểu khai mạc Hội thảo. |
Sau hơn 30 năm thực hiện chính sách về giao khoán, đến năm 2024 các Công ty nông nghiệp toàn quốc hiện đang thực hiện khoán gần 114.000 ha, tương đương khoảng 25,69% tổng diện tích đất nông nghiệp của các công ty đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên, sau hơn 30 năm áp dụng, khoán trong công ty nông nghiệp đã lộ rõ bất cập trong quản lý đất đai chưa đáp ứng được yêu cầu sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của các công ty nông nghiệp theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Tình trạng khoán không đầu tư (khoán trắng), hoặc đầu tư thấp còn tồn tại ở nhiều công ty nông nghiệp. Vấn đề quản lý đất đai còn lỏng lẻo, dẫn đến làm phát sinh nhiều vấn đề như tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích.
Phát biểu tại hội thảo, Ông Nguyễn Văn Tiến - Phó chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho rằng: “Các văn bản quy định pháp luật về khoán có những thay đổi về đối tượng khoán, hạn mức khoán, thời gian khoán... làm cho bên khoán và bên nhận khoán gặp một số vướng mắc trong thiết lập hồ sơ, thực hiện hợp đồng khoán”.
![]() |
ThS Nguyễn Văn Tiến - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam |
Tiềm năng từ tài chính các-bon
Việt Nam hiện nay sản xuất hàng hóa nông lâm sản trên các mặt hàng gỗ, cà phê, cao su, chè… chủ yếu để xuất khẩu. Với các thị trường chủ lực bao gồm Mỹ, EU, Bắc Á… Hiện đang thực thi các hiệp định với Việt Nam và các quy định mới.
“Các quy định mới như EUDR buộc nông - lâm sản xuất khẩu phải hợp pháp, không gây mất rừng, truy xuất rõ nguồn gốc. Đây là cơ hội để phát triển thị trường các-bon rừng. Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng diện tích nông - lâm nghiệp hiện có để tạo thu từ trồng, làm giàu rừng. Kết luận 103 KL/TW ngày 02/12/2024 của Bộ Chính trị đã khẳng định rõ hướng đi này.” - TS. Tô Xuân Phúc, Giám đốc Forest Trends cho biết.
![]() |
TS. Tô Xuân Phúc - Giám đốc Forest Trends |
Tại Hội thảo TS Hà Công Tuấn - Nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp và PTNT Việt Nam nhấn mạnh một số vấn đề tồn đọng như sau: “Hiện nay, hiệu quả của một số công ty còn rất thấp, đặc biệt tại khu vực Tây Nguyên. Trong thời gian dài vừa qua, việc buông lỏng kỷ cương pháp luật trong quá trình chuyển đổi đã dẫn đến nhiều vi phạm trong thực hiện hợp đồng khoán mà không được xử lý kịp thời, nhiều trường hợp đưa ra rồi nhưng không được triệt để.”
Kiến nghị về cơ chế, chính sách TS Hà Công Tuấn đặc biệt nhấn mạnh: “Cần rà soát thực chất về phương án sắp xếp công ty, giải quyết dứt điểm đất đai với nông nghiệp. Nếu công ty không đạt được mục tiêu Nghị quyết 30/NQ-CP về sắp xếp đổi mới thì giải thể, chuyển thể. Trong đó, phải đặt lợi ích của người dân lên trên, sau sắp xếp đổi mới, phải đảm bảo đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân, không bỏ ai ở lại phía sau.”
![]() |
TS Hà Công Tuấn - Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Nông nghiệp và PTNT Việt Nam |
Đặc biệt sau khi sắp xếp bộ máy 2 cấp phải kiên quyết thực hiện Kết luận 103-KL/TW ngày 02/12/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
Về mặt chính sách, cần xem xét giữ lại những công ty nông nghiệp hoạt động ổn định, có vai trò trong phát triển địa phương. Trong một số trường hợp, có thể tạm dừng việc chuyển đổi 100% vốn nhà nước sang cổ phần hóa nếu chưa thực sự phù hợp với thực tiễn.
Mô hình Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã thực hiện rất tốt việc chuyển đổi hộ nhận khoán thành cổ đông hoặc người lao động chính thức, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng gắn bó giữa người dân với doanh nghiệp. Mô hình này hoàn toàn có thể nhân rộng tại các địa phương khác.
![]() |
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam |
Kết thúc hội thảo, ông Nguyễn Lâm Thành - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Quốc hội, chia sẻ những khó khăn còn tồn tại và thống nhất 4 giải pháp trọng tâm: đẩy nhanh đo đạc, cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trao quyền chủ động sản xuất, quản lý đất cho công ty nông nghiệp; tổ chức sản xuất theo chuỗi; và tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý đất và hợp đồng khoán.
![]() |
Nguyễn Lâm Thành - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Quốc hội |
Để các chủ trương trên đi vào thực tiễn, bên cạnh định hướng chính sách, công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nghiêm túc, bảo đảm đồng thuận. Trong đó nhấn mạnh sự tham gia của người dân trong chuyển đổi các hộ khoán trở thành người lao động của công ty, hoặc cổ đông, cổ phần của công ty, vừa hợp với quy định pháp luật và xu thế mới nhằm nâng cao năng lực quản trị của các doanh nghiệp.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Gia Lai: Chung tay gìn giữ môi trường biển vì tương lai rùa biển
09:24 | 28/07/2025 Môi trường
Tin khác

Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to và dông
09:09 | 24/07/2025 Môi trường

Hoàn lưu bão số 3 gây mưa lũ lớn cho nhiều khu vực
09:27 | 23/07/2025 Môi trường

Ứng phó bão số 3: Bảo vệ tính mạng người dân là ưu tiên hàng đầu
09:21 | 21/07/2025 Môi trường

Hưng Yên xử lý “điểm đen” ô nhiễm tại làng nghề Minh Khai
13:47 | 17/07/2025 Môi trường

Kinh hoàng những núi rác khổng lồ ở những làng nghề tái chế lâu đời của tỉnh Hưng Yên
11:07 | 17/07/2025 Môi trường

Thủ tướng Chính phủ ký Chỉ thị 20/CT-TTg: Quyết liệt giải quyết ô nhiễm môi trường
13:49 | 16/07/2025 Môi trường

Thời tiết ngày 14/7: Mưa dông diện rộng nhiều nơi trên cả nước
10:13 | 14/07/2025 Môi trường

Hà Nội nắng nóng diện rộng, nhiệt độ cao nhất 35-36 độ C
08:48 | 08/07/2025 Môi trường

Cải thiện môi trường tại các làng nghề, cụm công nghiệp
09:18 | 07/07/2025 Môi trường

Thời tiết ngày 3/7: Mưa rào và dông vẫn bao trùm nhiều nơi trên cả nước
09:22 | 03/07/2025 Môi trường

Bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững: Tìm hướng đi mới của các làng nghề
15:11 | 25/06/2025 Môi trường

Hà Nội nỗ lực 'xanh hóa' các làng nghề
09:46 | 24/06/2025 Môi trường

Giá vàng trong nước đứng yên, cao hơn thế giới khoảng 12,5 triệu đồng/lượng
10:57 | 18/06/2025 Môi trường

Bình Định: Mô hình “Tàu cá mang rác nhựa về bờ” thu hút sự tham gia của 200 tàu cá
15:45 | 13/06/2025 Môi trường

Doanh nghiệp cần biết trước Quy định chống phá rừng có hiệu lực
09:48 | 30/05/2025 Môi trường

Hội thảo sách “Danh tướng triều Trần trong ba lần đại thắng Nguyên Mông”
10:13 Văn hóa - Xã hội

Giữ nghề xưa nơi làng quê Vĩnh Thuận
10:13 Làng nghề, nghệ nhân

Lúa đặc sản trên cánh đồng Buôn Choáh
10:06 Khuyến nông

Hà Nội tăng cường lấy mẫu, kiểm nghiệm đánh giá chất lượng thực phẩm
10:04 Sức khỏe - Đời sống

Thủ tướng yêu cầu "thần tốc" xây dựng 100 trường nội trú tại xã biên giới
09:56 Văn hóa - Xã hội