Chu Văn An - Người thầy "Vạn thế sư biểu"
Tượng Chu Văn An trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội).
Người thầy "Vạn thế sư biểu"- chuẩn mực muôn đời của Việt Nam
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Chu Văn An "tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, không cầu lợi lộc". Ông ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông, nổi tiếng gần xa, "học trò đầy cửa, thường có kẻ đỗ đại khoa".
Thầy Chu Văn An hiệu là Tiều Ẩn – tự là Linh Triệt, thuỵ là Văn Trinh. Sinh ngày 25 tháng 8 năm Nhâm Thìn niên hiệu Trùng Hưng thứ 2 (1292) tại thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội. Thuở nhỏ sớm có nghị lực, học rất giỏi, nghiêm khắc sửa mình, cương trực thẳng thắn, không màng danh lợi. (Theo thần tích tại quê Thanh Liệt – Thanh Trì - Hà Nội, ông đỗ Tiến sỹ năm 12 tuổi).
Mặc dù đỗ đạt cao nhưng ông không ra làm quan mà ở nhà đọc sách và dạy học tại thôn Văn. Trường Huỳnh Cung của thầy là cái nôi đào tạo hiền tài khắp xa gần. Có học trò là vương tôn, công tử, có học trò khoác áo thường dân, lại có cả học trò không phải người phàm tục. Sinh thời, ông được dân chúng tôn là "Vạn thế sư biểu", nghĩa là người thầy chuẩn mực muôn đời của Việt Nam.
Chu Văn An thường nói với các học trò của thầy rằng: Ta chỉ dạy cho các trò làm nguời chứ không dạy cho các tro làm quan. Học trò của thầy nhiều người đỗ đạt cao vẫn giữ đức thanh liêm và làm nên sự nghiệp lớn như: Lê Quát, Phạm Sư Mạnh. Cảm mến tài đức của thầy, vua Trần Minh Tông mời thầy về Thăng Long làm Tư nghiệp Quốc Tử giám và dạy thái tử học.
Khi Trần Dụ Tông lên ngôi, vua ham thích vui chơi, trễ nải việc chính trị, bề tôi nhiều người vi phạm phép nước, đời sống nhân dân khổ cực cơ hàn – sưu cao thuế nặng, bọn gian thần thì lộng quyền hà khắc ức hiếp dân lành. Vận mệnh đất nước ảm đạm bởi lũ quan tham. Thấy được tội ác tầy trời của những kẻ nịnh thần cần phải xử nghiêm để giữ yên kỷ cương phép nước, nhiều lần Chu Văn An thẳng thắn khuyên vua sửa trị nhưng vua không nghe. Thầy dâng “Thất trảm sớ” xin chém đầu 7 tên nịnh thần nhưng vua bỏ qua không xem xét. ( Mai Thọ Đức, Trâu Canh, Bùi Khâm, Văn Hiến, Nguyễn Thanh Lương, Tâm Đức Ngưu, Đoàn Nhữ Cẩu).
Đau lòng trước nhân tình, thế thái thầy từ quan, treo mũ áo tại cửa Huyền Vũ, về núi Phượng Hoàng, Chí Linh, dựng nhà dạy học, tìm cây thuốc chữa bệnh, làm thơ, viết sách lưu lại cho hậu thế. Sống giữa tùng xanh, trúc biếc, lấy tên Tiều Ẩn – ví mình như một tiều phu ẩn dật trong rừng.
Tuy ở chốn lâm tuyền nhưng tấm lòng thầy vẫn đau đáu vận mệnh quốc gia. Và triều đình cũng không quên một nhân tài mẫu mực. Khi triều chính có đại sự, bao giờ cũng mời ông về tham dự. Mỗi lần như thế ông đều tâu bày thẳng thắn, hy vọng giữ vững kỉ cương, làm cho quốc thái, dân an, thể hiện một nhân cách lớn. Vua thường cho người mang lễ vật đến nhà ban tặng. Thầy thường từ chối và nếu có nhận lại đem chia cho mọi người.
Năm 1370, Trần Nghệ Tông lên ngôi, thầy tuy tuổi đã cao, vẫn chống gậy về kinh bái yết. Vua ban chức gì thầy cũng không nhận. Thầy trở lại nhà riêng ở Phượng Hoàng và mất tại đây vào ngày 26 tháng 11 năm Canh Tuất (1370) thọ 79 tuổi.
Vua được tin liền cho quan triều đến tế, đặt tên Thụy là Văn Trinh, hiệu là: Tiều Ẩn Khang Tiết tiên sinh, sắc phong Thượng Đẳng Thần và cho phối thờ tại Văn Miếu, ban tiền làm đền thờ ở 27 xã có môn sinh của Chu Văn An. Đây là trường hợp đặc biệt của giới nho sĩ nước nhà.
Gây dựng một nền giáo dục đi tới muôn dân
Sau khi thầy mất, học trò làm nhà bên mộ đến cả năm, tế lễ để tỏ lòng thương tiếc thầy. Lịch sử dân tộc tôn vinh thầy là nhà nho có đức nghiệp lớn nhất. Sử thần Ngô Sĩ Liên có lời bàn: “Văn Trinh Công thờ vua thì nói thẳng trước mặt; việc xuất hay xử đều có lí lẽ, rèn đúc nhân tài thành công khanh; cao thượng, tiết tháo, thiên tử cũng không bắt nổi làm tôi, nét mặt nghiêm nghị mà đạo làm thầy được tôn; lời nói lẫm liệt mà kẻ nịnh phải sợ. Đáng là bậc tôn sư của nhà nho nước Nam ta.”
Trong sự nghiệp giáo dục, thầy giáo Chu Văn An có nhiều cải cách tiến bộ khiến cho đương thời và mãi mãi về sau ghi nhận và trân trọng. Thầy là người đầu tiên truyền đạo Nho của Khổng Tử sang Việt Nam thành một đạo riêng biệt của người Việt đó là “Hữu giáo vô loại”, tức là nền giáo dục đi tới muôn dân.
Trong khắp các nhà trường của chúng ta ngày nay đều dạy học sinh theo quan điểm “Học đi đôi với hành” Điều này 700 năm trước thầy Chu Văn An đã nói: “ Học mới chỉ là mắt, hành mới có chân. Có mắt, có chân mới tiến được, có biết mới làm được, có làm mới biết. Nhưng cái biết trong làm mới là cái biết thiết thực, cái biết sâu sắc nhất.
Đã hơn sáu thế kỷ, kể từ khi Chu Văn An qua đời, những tư liệu viết về ông đã thất lạc nhiều, di tích liên quan đến ông cũng thay hình đổi dạng. thế nhưng, những gì người đời viết về ông còn lại đến hôm nay đều là những lời lẽ trân trọng, chí tình về một nhà giáo tài đức vẹn toàn.
Chu Văn An một đời mẫu mực đã trở thành người thầy được bao thế hệ học trò kính mến. Vì lòng kính mến đó, vua đã tặng cho thầy cái tên Văn Trinh. Theo lời bình về ý nghĩa của tên này, Ngô Thế Vinh (thế kỷ XIX) từng lý giải, Văn Trinh nghĩa là bên ngoài thuân nhã, hiền hòa, bên trong chính trực, kiên định.
Những giá trị quý giá thầy đề ra sẽ mãi vang vọng trong giáo dục nước nhà, bởi vì bất kì người tài nào, ngoài trí cũng cần có đức. Và nếu người tài đức không giữ được cho mình tâm hồn trong sáng, một lòng vì đạo lý, vì nước nhà, thì có lẽ bao nhiêu cái tài cũng sẽ là lãng phí.
Cái tên Chu Văn An và cuộc đời của một người thầy không bao giờ khuất phục chính là tấm gương sáng nhất cho học trò muôn đời noi theo. Bởi nghề làm thầy không như bất kỳ nghề kiếm sống nào khác, những giá trị người thầy truyền cho lớp trẻ chính là nền tảng cho giá trị đạo đức của cả một xã hội.
Ngẩng cao đầu trước mọi thế lực để giữ tâm mình trong sáng, trên tất cả, chính là đạo đức cao cả nhất mà một người làm Thầy cần giữ được, cũng là điều đầu tiên mà mọi thế hệ học trò phải học hỏi để mãi nhớ ơn người thầy vĩ đại Chu Văn An.
Chu Văn An, tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh Triệt, là một nhà giáo, thầy thuốc, quan viên Đại Việt cuối thời Trần, "danh nhân văn hóa thế giới". Sau khi mất, ông được vua Trần truy phong tước Văn Trinh công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An hay Chu Văn Trinh.
Ngày/nơi sinh: 1292, Thanh Trì
Ngày mất: 1370
Cha mẹ: Lê Thị Chiêm, Chu Thiên
Quốc tịch: Việt Nam
An táng: núi Phượng Hoàng, phường Văn An, thành phố Chí Linh, tỉnh
Hải Dương
Biểu tự: Linh Triệt
Bút danh: Tiều Ẩn
Bài và ảnh Bình Nguyên
Tin liên quan
Tin mới hơn
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11
10:04 | 30/10/2024 Tin tức
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sắp diễn ra Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tại Vĩnh Long
09:37 | 30/10/2024 Tin tức
Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng Khai trương hoạt động văn phòng đại diện Hiệp hội Làng nghề thành phố tại huyện Kiến Thụy, quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn
09:54 | 29/10/2024 Tin tức
Kỷ niệm 70 năm đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc 'Quê Thanh: nghĩa Bắc - tình Nam'
18:14 | 28/10/2024 Tin tức
Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc tổ chức Đại hội II, nhiệm kỳ 2024 - 2029
19:07 | 27/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Hoài Đức tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029
19:09 | 26/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thanh Hóa có tân Bí thư Tỉnh ùy
20:51 | 25/10/2024 Tin tức
Triển lãm “Hồn của đất” tình yêu với Bác Hồ và Tổ quốc
09:26 | 25/10/2024 Tin tức
Thanh Hóa: Khai trương trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn năm 2024
09:24 | 25/10/2024 Tin tức
Huyện Phú Xuyên Khai mạc Triển lãm quảng bá, giao thương kết nối các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề năm 2024
08:55 | 25/10/2024 Khuyến công
Tân Chủ tịch nước Lương Cường: Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó
10:40 | 22/10/2024 Tin tức
TRỰC TIẾP: Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 8, tiến hành bầu Chủ tịch nước
20:00 | 21/10/2024 Tin tức
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
14:00 | 21/10/2024 Tin tức
Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp
13:00 | 21/10/2024 Tin tức
Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ
08:14 | 18/10/2024 Tin tức
Hà Nội triển khai hiệu quả chương trình khuyến công
23:49 | 17/10/2024 Tin tức
Tọa đàm trực tuyến 'Hoàn thiện quy định về trạm sạc, thúc đẩy phát triển thị trường xe điện tại Việt Nam'
19:50 | 16/10/2024 Tin tức
Tạp chí Thanh niên 62 năm xây dựng và phát triển, nâng tầm công tác lý luận gắn với nghiên cứu khoa học, xây dựng tòa soạn hội tụ đồng hành cùng thanh niên tiến bước vào kỷ nguyên mới
15:50 | 15/10/2024 Tin tức
Bạc Liêu: Festival nghề muối Việt Nam năm 2024
11:14 | 14/10/2024 Tin tức
Trường mầm non Nga Phượng 2 Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ
19:32 | 13/10/2024 Tin tức
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu kết hợp nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
10:17 Nông thôn mới
Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển hoạt động khuyến công
10:05 Khuyến công
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11
10:04 Tin tức
Xuất khẩu rau, quả lập kỷ lục mới
10:01 Kinh tế
Trà vỏ chuối hỗ trợ giấc ngủ ngon ít người biết
09:49 Sức khỏe - Đời sống