Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam

LNV - Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân ta, Người đã sáng lập, tổ chức, chỉ đạo xây dựng và phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam. Di sản báo chí mà Người để lại cho đời sau là di sản của cách mạng Việt Nam, di sản của văn hóa Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam

Nắm vững lý luận và thực tiễn cách mạng, vận dụng đúng thời cơ, ngày 21/6/1925, tại Quảng Châu – Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra tờ báo Thanh niên – cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên – tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo Thanh niên ra đời đã mở ra một dòng báo chí mới ở nước ta: Báo chí cách mạng Việt Nam. Là đội quân đi đầu trong công tác chính trị - tư tưởng, với chức năng tuyên truyền, cổ động, tổ chức nhân dân đứng lên làm cách mạng vì độc lập, tự do, gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, báo chí cách mạng đã trở thành một vũ khí cách mạng vô cùng lợi hại.

Tiếp bước báo Thanh niên, nhiều tờ báo cách mạng khác ra đời và hoạt động theo cùng một chí hướng. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thành đã lập được danh mục (chưa đầy đủ) báo chí cách mạng Việt Nam ra đời từ sau tờ Thanh niên đến tháng 8/1945, gồm 256 tên báo. Đặc biệt nở rộ là thời kỳ sau ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 2/1930) đến tháng 5/1936 (121 tên báo). Ngay trong những năm tháng khó khăn nhất sau khi bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai, là thời kỳ thực dân Pháp nhân cơ hội xiết chặt hơn nữa guồng máy đàn áp ở Đông Dương, cho đến tháng 8/1945, vẫn có 55 báo và tạp chí cách mạng ra đời. Trong số đó có những tờ báo do các nhà lãnh đạo của Đảng trực tiếp phụ trách, đã có tác động rất mạnh mẽ đến phong trào thời tiền khởi nghĩa, như Việt Nam độc lập (1941), Cứu quốc (1942), Cờ giải phóng (1942).

Cách mạng Tháng Tám thành công, các báo Cứu quốc, Cờ giải phóng… tiếp tục xuất bản ở thủ đô Hà Nội với thể tài phong phú, hình thức đẹp và địa bàn phát hành rộng rãi hơn. Nhiều tên báo mới ra đời ở Thủ đô và một số thành phố lớn. Chỉ năm ngày sau Lễ Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945), theo quyết định của Trung ương và sự chỉ đạo trực tiếp của Bác Hồ, Đài Tiếng nói Việt Nam (7/9/1945) và ít ngày sau đó là Việt Nam thông tấn xã thành lập (15/9/1945), với quy mô và nhiệm vụ của những cơ quan thông tin đại chúng quốc gia.

Trên lãnh thổ Việt Nam "sự thật đã thành một nước tự do, độc lập", báo chí cách mạng xuất bản công khai, hợp pháp, được nhân dân cả nước nồng nhiệt chờ đón, tác động sâu sắc và có ảnh hưởng ngày càng lớn đối với công luận. Báo chí cách mạng do báo Thanh niên mở đường, dần dần tiến lên trở thành dòng chủ lưu trong nền báo chí nước nhà.

Báo Cứu Quốc - cơ quan của Mặt trận Liên - Việt Liên khu V in chân dung Hồ Chủ tịch.
Báo Cứu Quốc - cơ quan của Mặt trận Liên - Việt Liên khu V in chân dung Hồ Chủ tịch.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, báo chí cách mạng có bị thu hẹp ở Trung ương song ngược lại, được mở rộng trên nhiều địa bàn trong cả nước. Ngoài những báo chí là cơ quan Trung ương xuất bản và lưu hành chủ yếu ở Việt Bắc, các liên khu III, IV, V, Đông Bắc, các khu tả ngạn sông Hồng, vùng cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ đều có báo chí. Một số nơi như Nam Trung Bộ và Nam Bộ thành lập được đài phát thanh. Năm 1950, Hội Nhà báo Việt Nam ra đời ở Việt Bắc. Có được những thành quả ấy là nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong những ngày kháng chiến gian khổ cũng như trong xây dựng hòa bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chỉ đạo, xây dựng báo chí, đặc biệt coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm báo. Người khen ngợi, biểu dương những nhà báo có việc làm tốt, có tác phẩm hay cũng như phê bình, uốn nắn những thiếu sót, bất cập của báo chí. Người luôn tự nhận mình là người "có duyên nợ đối với báo chí". Hai kỳ Đại hội toàn quốc của Hội Nhà báo Việt Nam tiến hành năm 1959 và 1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều đến thăm và có những lời chỉ bảo sâu sắc, ân cần.

Hồ Chí Minh - Người hoạt động báo chí suốt đời không mệt mỏi

Là người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm xây dựng, chỉ đạo báo chí, dành cho báo chí nhiều ưu ái, Người còn trực tiếp viết báo. Hồ Chí Minh là người hoạt động báo chí suốt đời không mệt mỏi. Ngay cả trong thời gian giữ trọng trách lãnh đạo đất nước, nhiệm vụ nặng nề và thời gian eo hẹp, Bác Hồ vẫn viết báo đều đặn. Riêng báo Nhân dân, từ khi báo này ra số đầu tiên (năm 1951) cho đến khi Người đi xa (năm 1969), đã đăng khoảng 1.200 bài báo của Bác, trung bình mỗi năm, Người viết 60-70 bài. Trong nửa thế kỷ, tính từ ngày đăng bài báo đầu tiên cho đến khi qua đời, Bác Hồ đã viết không dưới 2.000 bài báo.

Các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài, khi nhìn lại sự nghiệp báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều nhất trí: "Sau chiến tranh thế giới, Nguyễn Ái Quốc là nhà báo viết nhiều nhất tố cáo chế độ thực dân, bênh vực mạnh nhất quyền của các dân tộc bị áp bức giành lại nhân phẩm và tự do, hoạt động, tổ chức nhiều nhất để tập hợp, ở Paris, ở Quảng Châu, các dân tộc Á – Phi vừa mới bị (Tổng thống Mỹ) Wilson và bè lũ lừa gạt một lần nữa ở Versailles[1]. "Người là nhà báo với ý nghĩa chân chính nhất của nghề báo. Không chú ý đến tên tuổi và sự nghiệp riêng, mà chỉ quan tâm tới đích thiêng liêng và đem ngòi bút phục vụ cách mạng"[2]. "Nguyễn Ái Quốc là nhà báo Việt Nam có sự đào luyện công phu nhất, và thực tế là có thành tích cao nhất trong nghề báo chí Việt Nam. Một nhà báo quốc tế viết tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc. Một nhà báo mà những bài viết ra mẫu mực về ngôn ngữ, hùng hồn về lý luận và thức tỉnh lòng người về kết quả. Một nhà báo mà những bài viết ra thu hút sự chú ý của mọi người, bao giờ cũng mới, bao giờ cũng sát với nhu cầu trước mắt và hấp dẫn người xem"[3]. "Ngày nay đọc lại những bài của ông (đăng trên báo Pháp) vẫn thấy vô cùng hứng thú… Văn phong của Nguyễn là văn phong của một nhà luận chiến tài ba"[4], v.v…

Bác Hồ đọc báo cho các cháu nghe tại Trại nhi đồng ở Việt Bắc, năm 1950.
Bác Hồ đọc báo cho các cháu nghe tại Trại nhi đồng ở Việt Bắc, năm 1950.

Tư duy báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ nhận thức sâu sắc về vai trò của báo chí trong sự nghiệp đấu tranh cải tạo và xây dựng xã hội, mà trọng tâm đối với nhân dân Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là đập tan xiềng xích áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến, giành độc lập, tự do cho đất nước. Vì vậy, bất kỳ hoạt động ở đâu, Người đều quan tâm trước hết việc sáng lập báo chí và tự mình trực tiếp tham gia công việc báo chí. Sau khi đến Pháp được vài năm, Người đã là cộng tác viên của một số tờ báo lớn như L'Humanité (Nhân Đạo), LaVie Ouvrìere (Đời sống Thợ thuyền), Le Populaire (Người Bình dân)… Người tham gia sáng lập báo Le Paria và chuẩn bị cho ra mắt Việt Nam hồn. Sang Nga, Người viết cho báo chí Xô viết và báo chí của Quốc tế Cộng sản. Về Trung Quốc, Người cộng tác với báo Cứu vong Nhật báo (tiếng Trung Quốc), Canton Gazette (Báo Quảng Châu – tiếng Anh), Hãng Thông tấn Liên Xô Rosto và sáng lập báo Thanh niên. Đến Thái Lan, Người cho ra mắt kiều bào các tờ Thân Ái, Đồng Thanh. Trở về với đất nước, Người xuất bản báo Việt Nam Độc lập… Vừa giành lại được độc lập, Người cho thành lập Đài phát thanh quốc gia và Hãng thông tấn quốc gia…

Tư duy báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhất quán với quan điểm của Người về văn hóa: Văn hóa là một mặt trận, một mặt trận cơ bản của xã hội. Người chỉ rõ trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần phải chú ý đến, phải coi là quan trọng ngang nhau: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Báo chí vừa là một bộ phận cấu thành văn hóa, vừa là một phương tiện thể hiện văn hóa và thực thi chính sách văn hóa. Báo chí là đội quân đi đầu trong công tác tư tưởng văn hóa. Nhà báo là chiến sĩ. Cây bút, trang giấy là vũ khí. Bài báo là tờ hịch cách mạng. Trong bất kỳ giai đoạn cách mạng nào, báo chí cách mạng đều giữ nguyên vẹn vai trò và vị trí xung kích của nó. Xã hội phát triển, khoa học và công nghệ càng cao thì vai trò báo chí càng tiếp tục tăng lên chứ không hề suy giảm.

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Đó là cốt lõi, là vấn đề cần quan tâm trước hết. Trong thư gửi lớp học viết báo mang tên Huỳnh Thúc Kháng (1948), Người chỉ rõ: "Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ chức dân chúng để đưa dân chúng tới mục đích chung. Mục đích là kháng chiến và kiến quốc".

Bác Hồ nhắc nhở những người làm báo phải luôn tâm niệm điều trên. Nói chuyện tại Đại hội toàn quốc lần thứ II Hội Nhà báo Việt Nam (1959), Người đi thẳng vào vấn đề chính yếu: "Chúng ta hãy đặt câu hỏi: Báo chí phục vụ ai?"[5]. Và Người trả lời luôn: "Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, cho hòa bình thế giới"[6]. Đến Đại hội tiếp sau của Hội, Bác Hồ một lần nữa lại nhấn mạnh: "Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng".

Hồ Chí Minh luôn đấu tranh cho tự do báo chí

Người coi tự do báo chí là quyền cơ bản của dân tộc, của con người. Từ những bài báo đầu tiên viết bằng tiếng Pháp, Người đã kiên trì đấu tranh đòi quyền tự do báo chí, đòi chủ nghĩa thực dân bỏ lệ kiểm duyệt, đòi các nhà cầm quyền Pháp ở Việt Nam phải thi hành đúng Luật báo chí đã được Nghị viện Pháp thông qua năm 1881, để người Việt Nam được đứng tên xuất bản báo chí.

Người quả quyết: "Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi và cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý"[7]. Trong tư duy báo chí của Bác Hồ, quyền tự do báo chí không chỉ là quyền của những người làm báo hay của những người có ý định làm báo, mà báo chí phải là một kênh quan trọng, một diễn đàn mở ra cho mọi người thực hiện quyền tự do tư tưởng, cùng nhau tìm ra chân lý để phục tùng chân lý. Tư duy báo chí của Hồ Chí Minh ngày nay được pháp điển hóa trong Luật Báo chí bằng cụm từ báo chí là diễn đàn của nhân dân.

Hồ Chí Minh luôn nêu cao vai trò và sức mạnh của báo chí trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… của đất nước. Báo chí là phương tiện, là vũ khí của nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng, bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội, dân chủ, công bằng, văn minh. Báo chí nếu làm tốt, được nhân dân chấp nhận, thì có thể có uy quyền và sức mạnh lớn. Nhưng đó là quyền lực do nhân dân ủy thác, đó là quyền lực của nhân dân. Hồ Chí Minh coi trọng và đề cao vai trò của báo chí. Người cho rằng "làm báo là quan trọng và vẻ vang", "nhà báo là chiến sĩ", nhưng Người thường nhấn mạnh nhiều hơn đến trách nhiệm của báo chí.

Để thể hiện đầy đủ sức mạnh của mình, báo chí phải có tính chiến đấu cao, có tính khuynh hướng rõ rệt, luôn luôn hướng về mục tiêu kiên định – mục tiêu ấy cũng chính là cái đích mà sự nghiệp cách mạng của nhân dân đang hướng tới. Do bản chất và chức năng của nó, báo chí cách mạng luôn luôn giữ vị trí tiên phong, giương cao ngọn cờ đi trước mở đường trong việc truyền bá những tư tưởng và tri thức tiến bộ. Bài báo là tờ hịch cách mạng để tuyên truyền, động viên, tổ chức quần chúng đấu tranh; phải phát huy sức sáng tạo của quần chúng, phát hiện, biểu dương, giới thiệu những gương tốt để mọi người noi theo; đồng thời chỉ ra và phê phán để khắc phục, ngăn ngừa những cái xấu.

Một vấn đề được Hồ Chí Minh quan tâm là mục đích và đối tượng của báo chí. Người nói với học viên lớp báo chí Huỳnh Thúc Kháng về đối tượng của tờ báo phải là đại đa số dân chúng. Một từ báo không được đại đa số ham chuộng thì không xứng đáng là một tờ báo. Thăm Đại hội nhà báo (năm 1959), Người căn dặn: "Báo chí ta không phải để cho một số ít người xem, mà để phục vụ nhân dân… cho nên phải có tính chất quần chúng và tinh thần chiến đấu"[8]: người làm báo chớ nên nghĩ đến chuyện "viết bài cho oai", viết "để lưu danh thiên cổ". Tại Đại hội tiếp sau của Hội nhà báo (1962), Người lại ân cần dặn: "Mỗi khi viết một bài báo, tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì?".

Đạo đức báo chí, trong tư duy báo chí của Hồ Chí Minh, thể hiện trước hết ở tinh thần nhà báo là chiến sĩ. Người làm báo phải tự coi mình là chiến sĩ cách mạng, suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp của nhân dân, vì độc lập, tự do cho chủ nghĩa xã hội. Người chỉ rõ: "Những người làm báo phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì mọi việc khác mới đúng được".[9]

Để làm tốt vai trò chiến sĩ của mình, người làm báo phải đấu tranh khắc phục chủ nghĩa cá nhân. Phải quan niệm "viết cũng như mọi việc khác"; làm báo là làm công tác cách mạng chứ không phải là việc gì ghê gớm lắm; viết báo không nhằm mục đích lưu danh mình lại nghìn đời về sau.

Đạo đức báo chí đòi hỏi người làm báo phải "gần gũi quần chúng", "đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động" để viết cho thiết thực; khắc phục thói ba hoa, hình thức, bệnh sính dùng chữ nước ngoài. Nhà báo phải trung thực. Bác Hồ luôn đòi hỏi các nhà báo phải coi trọng tính chân thực của tác phẩm. Người nhiều lần nhắc nhở các nhà báo có dịp đi theo phục vụ công tác của Người phải "thận trọng" đến từng chi tiết, từng số liệu trích dẫn trong bài. Phải giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ Việt Nam, "thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc".

Đặc biệt nhà báo phải "luôn luôn cố gắng học hỏi, luôn luôn cần tiến bộ", "phải học tập không ngừng và phải luôn luôn khiêm tốn". Nhà báo "phải có chí, chớ giấu dốt", "không biết thì phải cố gắng học, mà cố gắng học, thì nhất định học được". Đồng thời "phải có ý chí tự cường, tự lập, gặp khó khăn thì phải đánh thắng khó khăn, chứ không chịu thua khó khăn; phải vượt khó khăn, làm tròn nhiệm vụ". Đó là con đường đúng đắn nhất để nhà báo "nâng cao trình độ văn hóa, đi sâu vào nghiệp vụ", không ngừng tích lũy kiến thức và vốn sống, tạo nền tảng và tư chất văn hóa sâu rộng cho nghề báo, làm cho nhà báo đồng thời là nhà văn hóa, thật sự là nhà văn hóa.

Hồ Chí Minh - Nhà báo, nhà văn hóa lớn

Hồ Chí Minh thực hiện các tác phẩm báo chí cũng như văn học của mình một cách xuất sắc. Người tạo được phong cách riêng – phong cách Hồ Chí Minh, ổn định mà biến hóa với những sắc thái văn chương, những nghệ thuật tu từ và kỹ năng nghề nghiệp hết sức đa dạng, luôn luôn thay đổi phù hợp với bối cảnh, chủ đề tác phẩm và đối tượng người đọc mà tác giả luôn hướng tới. Dường như mỗi lần cầm bút, Người đều nhìn rõ người đọc hiển hiện trước mắt mình – không phải là "độc giả" chung chung như một khái niệm trừu tượng – mà là người đọc cụ thể, những con người bằng xương bằng thịt… Bác Hồ viết cho những người đó. Người trò chuyện với những con người ấy. Người cố viết sao cho những con người cụ thể ấy thấm thía những ý mà Người định diễn tả và thông cảm với tình cảm mãnh liệt của Người.

Chúng ta đều biết, trong kháng chiến chống Pháp và cả sau khi đã về thủ đô Hà Nội, mỗi lần viết xong một bài báo, Bác Hồ thường mang ra đọc cho một vài đồng chí phục vụ gần gũi Người nghe trước. Phần lớn họ là những người lao động bình thường, học vấn không cao. Chỗ nào họ cảm thấy khó hiểu, sửa lại ngay. Thế nhưng những bài chính luận, những tiểu phẩm Người viết bằng tiếng nước ngoài cho những tờ báo lớn lại là những tác phẩm mẫu mực cả về nội dung và ngôn ngữ, cho đến nay vẫn làm kinh ngạc nhiều nhà văn, nhà báo lỗi lạc.

Nhận xét khái quát văn phong của Bác Hồ, đồng chí Trường Chinh viết: "Cách nói và cách viết của Hồ Chủ tịch có những nét rất độc đáo: nội dung khẳng khái, thấm thía, đi sâu vào tình cảm con người, chinh phục cả trái tim và khối óc của người ta; hình ảnh sinh động, giản dị, dễ hiểu, giàu tính dân tộc và tính nhân dân".

Là một người viết báo, viết văn từng trải, Hồ Chí Minh mỗi lần cầm bút, luôn ý thức mình viết cho ai. Trước khi viết, Người luôn cân nhắc từng lời, từng chữ, từng dấu chấm câu. Người nói với các nhà báo: "Địch rất chú ý, bạn rất quan tâm đến báo chí nước ta. Cho nên làm báo phải hết sức cẩn thận về hình thức, về nội dung, về cách viết".

Hồ Chí Minh luôn khuyên các nhà báo "báo chí phải có tính quần chúng", phải "viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc". Song, những lời dạy bảo đó tuyệt nhiên không nên được hiểu là Bác Hồ chấp nhận sự giản lược về nội dung hay dung thứ xu hướng dung tục, dễ dãi trong hình thức. Người dạy các nhà báo: "Phải viết cho văn chương… Người đọc thấy hay, thấy văn chương thì mới đọc".

Nhìn về mọi mặt, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một nhà hoạt động báo chí mẫu mực. Người không chỉ có công sáng lập và chỉ đạo xây dựng, phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam mà còn là một nhà báo trực tiếp cầm bút tài năng xuất chúng, để lại cho đời sau một khối lượng tác phẩm đồ sộ và đa dạng. Hồ Chí Minh là một nhà báo mẫu mực, một tấm gương sáng, trở thành niềm tự hào của nền báo chí Việt Nam ngày nay và mãi mãi mai sau.

PGS.TS Đào Duy Quát

Nguyên Phó trưởng Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương

Tin liên quan

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

LNV - Chiều 14/4, trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức Cuba, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và đoàn công tác đã đến dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô La Habana, Cuba, một biểu tượng tình cảm hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Cuba.
Bác Hồ mong tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh giàu đẹp

Bác Hồ mong tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh giàu đẹp

LNV - "Than ở Vùng mỏ vào loại tốt của thế giới. Biển ở Vùng mỏ vào loại kỳ quan của loài người. Các chủ phải làm than cho tốt". Câu nói của Bác thể hiện rất rõ cái giàu, cái đẹp của mảnh đất địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc Việt Nam
Quảng trường Cách mạng Tháng Tám

Quảng trường Cách mạng Tháng Tám

LNV - Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (Quảng trường 19/8) nằm trước mặt Nhà hát Lớn Hà Nội. Tại đây vào ngày 19/8/1945 đã diễn ra cuộc biểu dương lực lượng vũ trang giành chính quyền, mở đầu cho cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám trên cả nước.

Tin mới hơn

Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ 2 năm 2024

Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ 2 năm 2024

LNV - Tối 16-5, UBND tỉnh Đồng Tháp khai mạc Lễ hội sen lần thứ 2-2024 với chương trình văn nghệ đặc sắc, đông đảo du khách đến tham quan chụp ảnh và mua sắm hàng trăm sản phẩm OCOP.
Nút rối tháng tư

Nút rối tháng tư

Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu một tới độc giả bài thơ "Nút rối tháng tư" của nhà thơ Thu Sang
Độc đáo nghề làm thúng chai Phú Mỹ

Độc đáo nghề làm thúng chai Phú Mỹ

LNV - Gần 20 năm qua, vợ chồng ông Trương Văn Trung, ở huyện Tuy An vẫn tận tâm với nghề làm thúng chai truyền thống. Mỗi năm gia đình ông làm nhiều thúng chai để bán cho ngư dân, các cơ sở du lịch và các công ty xuất khẩu ra nước ngoài.
Miền đất tổ

Miền đất tổ

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu một tới độc giả bài thơ "Miền đất tổ"
Thăm nghĩa trang liệt sĩ

Thăm nghĩa trang liệt sĩ

Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu một tới độc giả bài thơ "Thăm nghĩa trang liệt sĩ"
Phác hoạ về người lính

Phác hoạ về người lính

Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu một tới độc giả bài thơ "Phác hoạ về người lính"

Tin khác

Một gia đình có 3 đời gắn bó với nghề bốc thuốc đông y

Một gia đình có 3 đời gắn bó với nghề bốc thuốc đông y

LNV - Đến xã Phú Sơn huyện Ba Vì (Hà Nội) nhắc tới ông Lang Mật (tên thường gọi của Lương y Chu Văn Mật (85 tuổi) ở thôn Cao Lĩnh xã Phú Sơn thì ai cũng biết, gia đình ông đã có 03 đời làm nghề bốc thuốc nam trị bệnh cứu người.
Thành phố hoa phượng đỏ

Thành phố hoa phượng đỏ

LNV - Nằm ở vị trí trung tâm Duyên hải Bắc Bộ, Hải Phòng là thành phố cảng lâu đời và là trung tâm du lịch biển hàng đầu cả nước.
Bình Định: Khai quật đợt 2 phế tích Đại Hữu

Bình Định: Khai quật đợt 2 phế tích Đại Hữu

LNV - Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1223 cho phép Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật khảo cổ đợt 2 phế tích Đại Hữu, thôn Chánh Mẫn, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Bảo vệ và phát huy giá trị Quần đảo Cát Bà gắn với di sản thế giới Vịnh Hạ Long

Bảo vệ và phát huy giá trị Quần đảo Cát Bà gắn với di sản thế giới Vịnh Hạ Long

LNV - Ngày 16/9/2023, tại Kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản Thế giới diễn ra ở Thủ đô Riyadh, Vương quốc Ả rập Xê út đã công nhận Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng) là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây là di sản thế giới liên tỉnh, thành phố đầu tiên ở Việt Nam và là niềm vinh dự, tự hào của nhân dân tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng và nhân dân cả nước. Tuy nhiên, cũng đặt ra trách nhiệm lớn lao đối với các quốc gia thành viên trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của Di sản thế giới này trong thời gian tới.
Khai mạc Lễ hội Tình yêu năm 2024

Khai mạc Lễ hội Tình yêu năm 2024

LNV - Tối nay (8/5) tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội, Lễ hội Tình yêu lần thứ 3 - năm 2024 nhằm tôn vinh giá trị cao đẹp của thiên tình duyên bất tử giữa chàng trai nghèo Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa.
Người đàn ông đa tài chế tác khèn bè và đàn ta lư

Người đàn ông đa tài chế tác khèn bè và đàn ta lư

LNV - Ông Hồ Văn Vạt (tên thường gọi là Pả Hơi) là người Vân Kiều nổi tiếng ở trong vùng bởi khả năng vừa biết chế tạo nhạc cụ và đàn hát khèn bè và đàn ta lư.
Khánh Hoà: Triển lãm 100 hình ảnh và 600 cuốn sách nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khánh Hoà: Triển lãm 100 hình ảnh và 600 cuốn sách nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

LNV - Chiều 4-5, tại khu vực Tháp Trầm hương (TP. Nha Trang), Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa khai mạc Triển lãm ảnh và trưng bày, giới thiệu sách, tài liệu kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
Hà Nội: Thêm 2 di tích lịch sử được xếp hạng cấp thành phố tại huyện Đan Phượng

Hà Nội: Thêm 2 di tích lịch sử được xếp hạng cấp thành phố tại huyện Đan Phượng

LNV - Vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 2138/QĐ-UBND về việc xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(Hà Nội) Ấn tượng cầu đi bộ trở thành không gian nghệ thuật công cộng

(Hà Nội) Ấn tượng cầu đi bộ trở thành không gian nghệ thuật công cộng

Ngày 03/5, tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức “Lễ khai mạc Dự án nghệ thuật Công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối Dự án nghệ thuật Công cộng Phúc Tân”.
Kon Tum: Bảo tồn, khôi phục nhà Rông truyền thống

Kon Tum: Bảo tồn, khôi phục nhà Rông truyền thống

LNV - Nhà Rông truyền thống là một trong những di sản văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum. Việc bảo tồn, phục dựng nhà Rông truyền thống sẽ tạo điều kiện cho các di sản, giá trị văn hóa gắn liền với nhà Rông được gìn giữ, phát huy, đặc biệt là những giá trị văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghề truyền thống, tín ngưỡng dân gian, cồng chiêng, múa xoang...
Vẽ tranh tường tại thành phố mang tên Bác

Vẽ tranh tường tại thành phố mang tên Bác

LNV - Giữa phố xá tấp nập của TP. Hồ Chí Minh, chúng ta vẫn nhìn thấy những bức tranh tường trên quán xá, nhà hàng, khách sạn, nhà ở, khu du lịch. Đa phần các bức tranh không lưu lại dấu vết của người vẽ. Không chữ ký, không số điện thoại để lại. Để trả lời những thắc mắc của mọi người, tôi đã có dịp gặp họa sĩ Nguyễn Tâm, chàng trai đất Bắc vẽ tranh tường tại TP. Hồ Chí Minh, khu vực Đông Nam Bộ và miền Tây.
Du lịch biển Hải Tiến: Điểm đến hấp dẫn của du lịch xứ Thanh

Du lịch biển Hải Tiến: Điểm đến hấp dẫn của du lịch xứ Thanh

LNV - Khu du lịch biển Hải Tiến với bờ biển dài 12,5km thuộc địa phận 05 xã: Hoằng Hải, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh, Hoằng Trường và Hoằng Phụ. Cách Hà Nội 150km; cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá 17km, rất thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch văn hoá tâm linh, du lịch trải nghiệm, du lịch làng nghề.
Điện Biên - Điểm hẹn lịch sử

Điện Biên - Điểm hẹn lịch sử

LNV - Những ngày này, du khách thập phương nườm nượp về thăm, làm việc tại Điện Biên. Người dân sống trên mảnh đất lịch sử được dịp trải lòng với bạn bè trong nước, quốc tế qua hoạt động liên hoan, giao lưu, hội thảo… thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống văn hóa – xã hội. Cả nước đang hướng về Điện Biên, vì một Điện Biên đổi mới, phát triển xứng với tầm vóc của chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước.
Chương trình nghệ thuật  "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

Chương trình nghệ thuật "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

LNV - Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) chủ trì, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện, thu hút gần 1.000 người bao gồm 180 nghệ sĩ chuyên nghiệp và 780 người khác tham gia.
Khởi động cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024

Khởi động cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024

LNV - Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tổ chức họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 20/7.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 9

Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 9

LNV - Sau gần 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 9 đã hoàn thành vượt mức toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc ngày 18/5. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc, bế mạc Hội nghị.
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 9 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 9 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV – Sau gần 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị Trung ương 9 đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc vào sáng 18/5. Tạp chí Làng nghề Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Khai mạc Đại hội Hội chiếu sáng Việt Nam lần thứ V, nhiệm kỳ 2024-2029

Khai mạc Đại hội Hội chiếu sáng Việt Nam lần thứ V, nhiệm kỳ 2024-2029

LNV - Chiều ngày 17/5, tại khách sạn Hoa Sứ 1, số 14 Hoàng Việt, Tân Bình, TP.HCM đã diễn ra lễ khai mạc Đại hội Hội chiếu sáng Chiếu sáng Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024-2029 và Hội nghị chiếu sáng toàn quốc 2024. Tham dự Đại hội có hơn 200 đại biểu là …
Diễn đàn "Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt"

Diễn đàn "Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt"

LNV - Sáng ngày 17/5/2024, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam và Tạp chí Môi trường và Cuộc sống cùng sự đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt”.
Hội chợ triển lãm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc- Hà Nội năm 2024

Hội chợ triển lãm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc- Hà Nội năm 2024

LNV - Tối 16/5, Sở Công thương Hà Nội phối hợp Cục Công thương địa phương (Bộ Công thương) đã khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía bắc - Hà Nội tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch Xây dựng Quốc gia (số 1 Đỗ Đức
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động