Cầu nối từ nông thôn lên đô thị
Đường thôn Đông Khê, xã Đan Phượng (huyện Đan Phượng) khang trang hơn
trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Nguyễn Quang
Thách thức từ đô thị hóa
Là xã ở vùng ven đô thị, An Khánh (huyện Hoài Đức) những năm qua có nhiều thay đổi. Chủ tịch UBND xã An Khánh Bùi Quang Ất cho biết: An Khánh hoàn thành xây dựng nông thôn mới từ năm 2013 với hạ tầng khang trang. Tuy nhiên, do đô thị hóa nhanh, dân số hiện nay của xã đã cao gấp nhiều lần so với cách đây 7 năm, song do hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu dẫn tới quá tải về giáo dục, giao thông...
Tương tự, xã Đông Hội (huyện Đông Anh) đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới từ năm 2014. Hiện xã đang thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao (đã đạt 15/19 tiêu chí) đồng thời xây dựng tiêu chí phường (đã đạt 11/15 tiêu chí); các tiêu chí còn lại chưa thực hiện được chủ yếu là nhóm hạ tầng và liên quan đến nguồn vốn đầu tư.
Không chỉ với hạ tầng, dưới góc nhìn văn hóa, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Văn Hưng băn khoăn: Thanh Trì là vùng đất giàu truyền thống lịch sử văn hóa với 56 cụm di tích và di tích cùng nhiều làng nghề như: Dệt quai thao Triều Khúc, bánh chưng Tranh Khúc, rượu hoa cúc Yên Ngưu gắn với nét văn hóa nông thôn đặc sắc... Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh và xây dựng nông thôn mới song hành với xây dựng xã thành phường, huyện thành quận, giữ được nét văn hóa truyền thống là điều không đơn giản.
Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, nhiều xã ven đô có tốc độ đô thị hóa rất nhanh nên phải tính toán bước đi, cách làm khoa học và bài bản để khớp nối nông thôn và thành thị, tranh thủ lợi thế, giảm thiểu những bất cập trong quá trình đô thị hóa.
Khớp nối hạ tầng, bảo tồn văn hóa
Mới đây, tại buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo trung ương phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) Lương Đức Thắng gợi mở: Quá trình đô thị hóa, người dân các nơi nhập cư về Hà Nội sẽ ngày một nhiều. Do vậy, ngay từ bây giờ, các địa phương phải tìm giải pháp để gìn giữ và phát triển những nét đẹp văn hóa truyền thống.
Nhờ làm tốt công tác quy hoạch nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh)
đã đáp ứng các tiêu chí để trở thành phường. Ảnh: Đỗ Tâm
Cùng cách nhìn nhận, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cũng cho rằng: Quy hoạch phải đi trước một bước làm cơ sở xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Đồng thời, khi xây dựng các công trình hạ tầng, địa phương cần có tầm nhìn xa để khi xã lên phường, huyện lên quận có hạ tầng chuẩn đô thị, không phải làm lại để tránh lãng phí.
Trước những vấn đề này, Bí thư Huyện ủy Đông Anh Lê Trung Kiên thông tin: Là địa phương vừa tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, vừa đáp ứng các tiêu chí phát triển thành quận, huyện Đông Anh đã đầu tư đồng bộ hệ thống chiếu sáng nông thôn, trồng cây xanh, cải tạo ao hồ để tạo cảnh quan... Đặc biệt, huyện rất chú trọng xây dựng hệ thống hạ tầng văn hóa - xã hội như: Triển khai 185 dự án xây dựng, cải tạo trường học; hiện tại 8 xã đã đầu tư xây dựng trung tâm văn hóa, 22 xã có sân thể thao, 145/155 thôn có nhà văn hóa - khu thể thao đạt chuẩn.
Còn về việc gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Văn Hưng cho biết: Bên cạnh việc duy trì các nét văn hóa dân gian như múa rồng, múa sư tử..., năm 2019, huyện có cơ chế hỗ trợ 60% kinh phí cho các di tích đã được xếp hạng đủ điều kiện để tu bổ. Đến nay, một số di tích đang được thẩm định để trình các cấp phê duyệt như: Đình Thượng Phúc (xã Hữu Hòa); đình Đông Phù (xã Đông Mỹ)...
Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng, Hà Nội đề ra mục tiêu đến năm 2025 nâng tỷ lệ đô thị lên 60%, 5 huyện sẽ phát triển thành quận. Để đạt mục tiêu này, phải thực hiện nhiều nội dung, nhiều tiêu chí vừa xây dựng nông thôn mới nâng cao, vừa thực hiện phát triển đô thị. Hà Nội sẽ ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư cho các huyện hoàn thành bộ tiêu chí.
Như vậy, ngoài nguồn lực đầu tư của thành phố, 5 huyện đang trên đà trở thành quận của Hà Nội cần tìm giải pháp phù hợp hơn nữa để quá trình xây dựng hạ tầng được đồng bộ cũng như việc bảo tồn văn hóa sẽ đạt hiệu quả cao.
Theo Hà Nội Mới
Tin liên quan
Tin mới hơn
Làng nghề sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông - Đổi mới để phát triển
20:30 | 26/12/2024 Nông thôn mới
Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới
09:09 | 25/12/2024 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề kết hợp xây dựng Nông thôn mới nâng cao
22:00 | 24/12/2024 Nông thôn mới
Lâm Đồng: Đoãn xã Tân Thanh góp sức trẻ xây dựng nông thôn mới
10:57 | 23/12/2024 Nông thôn mới
Sơn La: Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới
15:11 | 12/12/2024 Nông thôn mới
Bắc Kạn: Nỗ lực của chương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện
09:25 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Tin khác
Bắc Kạn: Duy trì hiệu quả chuỗi liên kết nông sản từ củ nghệ
09:24 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới kinh nghiệm từ huyện Ba Bể: Thuận lợi và Thách Thức
09:20 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Thanh Hóa: Tăng cường công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động vùng nông thôn, vùng khó khăn
09:19 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững
13:56 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn
13:54 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Hiệu quả từ các dự án giảm nghèo bền vững
13:52 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP
10:40 | 04/12/2024 Du lịch làng nghề
Đồng Tháp: Phát huy vai trò hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới
13:31 | 03/12/2024 Nông thôn mới
Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới
23:51 | 01/12/2024 Nông thôn mới
Nam Định: Nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu
09:52 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Xuân Lộc (Đồng Nai): Để nông dân có đời sống thịnh vượng hơn
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Yên Bình (Thạch Thất – Hà Nội): xây dựng nông thôn mới nâng cao bền vững, dân vận khéo
08:53 | 28/11/2024 Nông thôn mới
Xã Bình Yên (Thạch Thất): Đẩy mạnh quy hoạch quản lý đất đai, trật tự xây dựng, giải phóng mặt bằng
13:46 | 25/11/2024 Nông thôn mới
Hương Ngải nâng cao chất lượng nông thôn mới kiểu mẫu
10:58 | 25/11/2024 Nông thôn mới
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức