Cần Thơ: Nuôi cá tai tượng trong bể - mô hình nông nghiệp đô thị hiệu quả
Ông Ba Biên giới thiệu đàn cá tai tượng đang lứa gần xuất bán.
Xung quanh nhà ông Ba Biên có khoảng 20 bể, gồm bể bạt và bể xi măng dùng để nuôi cá tai tượng, thay vì nuôi cá dưới ao như thường thấy. Ông Ba Biên kể, cách đây gần chục năm, con trai ông tốt nghiệp đại học chuyên ngành Thủy sản ra trường, muốn thử nghiệm làm ăn từ việc nuôi cá nên ông ủng hộ. Hai cha con mày mò nuôi cá từ dưới ao rồi lên bể cạn, đồng thời thử nghiệm nhiều giống cá như cá lóc, trê phi... Khoảng 6 năm trước, hai cha con ông Ba Biên rút được kinh nghiệm nuôi cá tai tượng trên bể cạn, vừa hiệu quả, ít rủi ro lại có thể duy trì được lâu dài, nên đã thực hiện mô hình này từ đó đến nay.
Ông Ba Biên lý giải, nuôi cá trong bể bạt và bể xi măng có nhiều ưu điểm. Do diện tích bể hẹp và hoàn toàn chủ động nguồn nước, có thể thay khi nước bị dơ nên môi trường sống của cá rất tốt, cá hầu như không bị bệnh từ nhỏ đến khi xuất bán. Trong khi đó, nuôi cá dưới hồ rất dễ ô nhiễm nước, đặc biệt là khi mùa mưa, phèn theo nước từ mặt đất chảy rỏ xuống ao khiến cá bị ngộp, sốc. Vả lại, với việc chia thành nhiều bể nhỏ, mỗi bể có diện tích từ 40m2 đến 100m2, ông Ba Biên dễ dàng theo dõi quá trình sinh trưởng, tình trạng sức khỏe của cá và phân kích cỡ cá nuôi cho phù hợp.
Để đầu tư cho mô hình này, việc xây dựng bể bạt hay bể xi măng lúc ban đầu là cơ bản, với chi phí không lớn. Quá trình nuôi chỉ tốn chi phí thức ăn cá và nhiên liệu bơm nước để thay định kỳ. Để giảm chi phí con giống, ông Ba Biên mua cá bột về vèo riêng trong bể để khi cá lớn chừng 2-3 ngón tay thì vớt sang hồ khác để nuôi. Cách làm rất hay của ông Ba là cứ định kỳ 3-4 tháng/lần ông lại tuyển lựa cá gần kích cỡ với nhau để sang qua những bể riêng, từ đó có chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc phù hợp và nhất là tránh được tình trạng cá cạnh tranh thức ăn.
Để cá sinh trưởng tốt, mật độ thả cá trong bể từ 600-700 con/40m2 là phù hợp. Mỗi nửa tháng, ông Ba Biên bơm nước từ rạch Bà Bộ vào để thay nước các bể nuôi. Nhờ vậy, cá có môi trường sống tốt, phát triển mạnh. Ông Ba cho biết thêm: “Cá tai tượng là loài cá háu ăn, ngoài thức ăn viên thì hầu như loại rau củ nào cá cũng ăn. Tôi tận dụng trồng rau, chuối quanh nhà, đi mua lại rau loại thải của tiểu thương ở chợ... để làm thức ăn cho cá. Chi phí nuôi giảm mà chất lượng cá nhờ đó tăng thêm”.
Đầu ra cho cá tai tượng ổn định, bên cạnh thương lái thì các nhà hàng, quán ăn cũng thường xuyên đặt hàng. Với giá bán khoảng 60.000 đồng/ký, mỗi tấn cá ông Ba Biên có lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng. Trung bình mỗi năm, gia đình ông xuất bán từ 2-5 tấn cá.
Trong bối cảnh TP Cần Thơ đang diễn ra quá trình đô thị hóa nhanh chóng, khái niệm nông nghiệp đô thị ngày càng được nhắc đến nhiều. Đó là việc sử dụng các diện tích nhỏ, các lô đất trống, sân vườn, thảm cỏ, sân thượng… trong đô thị để nuôi trồng, cải thiện kinh tế gia đình. Mô hình nuôi cá trên cạn của ông Ba Biên là một mô hình hay, dễ áp dụng.
Ông Lưu Đức Phương, Chủ tịch Hội Nông dân phường An Thới, cho biết: “Đây là mô hình nông nghiệp hiệu quả trong bối cảnh diện tích đất nông nghiệp ở phường ngày càng ít. Hội Nông dân phường cũng luôn khuyến khích, hỗ trợ ông Ba Biên phát triển mô hình và giới thiệu để các hội viên có nhu cầu đến tham quan, học hỏi và thử nghiệm”.
Bài, ảnh: Duy Lữ
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 | 12/12/2024 Khởi nghiệp
Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp
Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp
Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp
Tin khác
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp
Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
13:56 | 18/06/2024 Khởi nghiệp
Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung
14:19 | 20/05/2024 Khởi nghiệp
Khới nghiệp từ lá dứa
09:28 | 23/04/2024 Khởi nghiệp
Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược
09:29 | 21/03/2024 Khởi nghiệp
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao
14:04 | 13/03/2024 Khởi nghiệp
Vĩnh Phúc: Cùng đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp
14:56 | 06/03/2024 Khởi nghiệp
Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP
10:43 | 04/03/2024 Khởi nghiệp
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường