Bốn phương đón phút giao thừa
Đan Mạch: Đối với người Đan Mạch, bát đĩa vỡ trước cửa nhà vào đầu năm mới sẽ là điều rất may mắn. Những chiếc đĩa cũ được giữ lại trong năm cũ sẽ được người Đan Mạch ném vào nhà những người bạn của họ đêm giao thừa. Càng nhiều bát đĩa vỡ chứng tỏ họ càng có nhiều bạn.
Ảnh minh họa
Belarus: Trong lễ hội đón Tết ở Belarus, những cô gái chưa có chồng được tham gia một số trò chơi để đoán xem ai là người kết hôn trong năm mới. Thí dụ, người ta đặt rất nhiều hạt ngô trước chỗ đứng của mỗi cô gái và một con gà trống được thả ra. Con gà trống chạy đến ăn những hạt ngô dưới chân ai trước thì người đó được tin sẽ là cô gái đầu tiên kết hôn trong năm mới.
Tây Ban Nha: Khi đồng hồ điểm 12 tiếng trong đêm giao thừa, người Tây Ban Nha ăn 12 quả nho, mỗi quả tương ứng với một tiếng điểm của chuông đồng hồ, với mong muốn đem lại điều tốt lành trong 12 tháng của năm tới. Một số nơi ở Tây Ban Nha có tục lệ năm mới không được cười trong năm ngày. Qua năm ngày đó phải luôn cười to đón Tết để cầu mong sự an khang thịnh vượng.
Các nước Nam Mỹ: Vào dịp năm mới người ta thường tạo hình nộm và được đặt ngoài cửa nhà. Đến nửa đêm, người ta sẽ đốt hình nộm này, khi khói bắt đầu bốc lên, pháo hoa được chân ngòi báo hiệu năm mới tới. Có nước, mọi người thường mặc đồ màu vàng và tin rằng mặc như vậy sẽ được may mắn. Vào đêm giao thừa, hầu hết mọi người đều ăn 12 quả nho để cầu may mắn trong năm tới.
Áo: Vào đêm giao thừa, người dân thường pha rượu đỏ trộn với bạc hà và đường để dâng lễ Thánh. Các quán bar, nhà hàng được trang trí với nhiều vòng hoa xanh ngắt lá. Họ hò hét, nhảy máu, bắn hoa giấy, mở Champangne, trao cho nhau những nụ hôn, lời chúc mừng, bắn pháo hoa là những thứ không thể thiếu. Món ăn truyền thống của người Áo trong năm mới là món lợn sữa – tượng trưng cho mọi điều tốt lành.
Pháp: Ở miền Đông nước Pháp, đến giờ giao thừa, người ta tin rằng ai cắn một đồng tiền vàng thì sang năm được giàu có. Tại miền Tây, trai gái dắt nhau vào rừng tìm cây tầm gửi, người nào trở về làng trước tiên sẽ được tôn làm “Vua tầm gửi” và suốt ngày Tết được quyền tặng cho các cô gái đi qua nhà một cái hôn lấy may của “ông vua”.
Ghana: Người Ghana đón Tết trong những ngôi nhà nhỏ bằng lá dừa gắn nhiều bóng đèn trang trí, được dựng khắp nơi trên đường phố. Trong các căn nhà ấy, cả gia đình quây quần bên mâm cỗ. Theo phong tục, đúng giao thừa, mọi người đều thét lớn để xua đuổi những xui xẻo của năm cũ và đón chào những niềm vui trong năm mới.
Mông Cổ: Vào ngày mùng 1 Tết, người Mông Cổ thường tụ họp ở nhà của người lớn tuổi nhất trong gia tộc để chúc Tết. Trong khi chúc Tết, các thành viên trong gia đình cầm và chuyền tay nhau những miếng vải dài gọi là khadag, tượng trưng cho lòng thương, điềm lành. Sau đó, mọi người cùng ăn uống và trao nhau những món quà, cầu chúc một năm mới thịnh vượng, ấm no.
Canada: Theo phong tục, khi năm mới đến mọi người đều mặc đồ tắm và nhảy xuống dòng nước lạnh như băng để cầu may mắn, khỏe mạnh, bản lĩnh và sự kiên cường cho năm mới. Ngày đầu năm ở Canada, quốc gia gần Bắc cực, thường trùng với thời điểm lạnh giá nhất của mùa đông.
Tăng Hoàng Phi
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bác Hồ với Hà Nội những ngày mới giải phóng
13:48 | 11/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghệ sĩ Lưu Hồng Quang với độc tấu Piano “Hành Trình Hồi Sinh”
11:03 | 10/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 | 09/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”
14:32 | 07/10/2024 Văn hiến Hà Thành
Lễ hội Thành Tuyên 2024
09:16 | 07/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp đại diện trí thức kiều bào thuộc cộng đồng Pháp ngữ
09:14 | 07/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Mông Cổ ở Đại sứ quán
15:23 | 02/10/2024 Văn hiến Hà Thành
70 Năm Giải Phóng Ứng Hòa và Chiến Thắng Khu Cháy
13:28 | 02/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghề nhuộm vải truyền thống của dân tộc Dong ở Qúy Châu
10:08 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghị lực của một thầy giáo khiếm thị
09:55 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Hà Tĩnh: Công nhận Miếu Nhàng Nhàng là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh
09:53 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Nỗ lực lưu giữ và lan tỏa giá trị văn hóa của gốm Mường
09:28 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia”
10:31 | 25/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam lần thứ IV - năm 2024.
09:42 | 25/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo
14:51 | 23/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Ấn tượng Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”
14:04 | 23/09/2024 Văn hiến Hà Thành
Khôi phục và phát triển lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn: Ông Trâu số 04 - Phường Hải Sơn vô địch mùa thứ 35
10:15 | 23/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Trung thu nghĩa tình
14:01 | 20/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Lai Châu: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch
13:55 | 18/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Đắk Lắk – Công ty Thanh Hằng tổ chức đêm hội trăng rằm và quyên góp hơn 160 triệu đồng hỗ trợ đồng bào miền Bắc
10:06 | 18/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Phú Yên: Lẫm An Nghiệp - công trình kiến trúc cổ trên 100 năm
15:06 | 17/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương
14:34 Làng nghề, nghệ nhân
TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng Duyên hải Trung bộ hợp tác xúc tiến đầu tư
14:25 Xúc tiến thương mại
Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024
14:16 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ trao giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2024
14:12 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Đến cảng cá Đề Gi, người dân vẫn đảm bảo nguồn sinh kế
13:56 Kinh tế