Bình Định Phế tích tháp Đại Hữu khai quật khảo cổ đợt 2 phát hiện 156 hiện vật đá
Phát hiện 156 hiện vật đá và 522 hiện vật đất nung
Ngày 31/7, tại Bảo tàng Bình Định, Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định tổ chức báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ đợt 2 phế tích tháp Đại Hữu, xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát.
Phát hiện 156 hiện vật đá và 522 hiện vật đất nung |
Cuộc khai quật đợt 2 được tiến hành từ ngày 9/5 – 10/7 năm 2024, theo Quyết định số 1223, ngày 7/5/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Chủ trì khai quật, TS Phạm Văn Triệu - Phó trưởng Phòng Khảo cổ học lịch sử (Viện Khảo cổ học Việt Nam) cho biết: Cuộc khai quật phế tích tháp Đại Hữu năm 2024 đã xuất lộ toàn bộ phần thân tháp, nền móng tiền sảnh phía Đông, nền móng chân đế phía Bắc và một phần nền móng chân đế phía Nam và phía Tây.
Quá trình khai quật đợt 2 phát hiện được 156 hiện vật đá với nhiều loại hình và kích thước khác nhau. Về chất liệu đá, có ba loại là đá cát kết, đá hoa cương và đá ong. Trong đó, những hiện vật có trang trí được tạc trên đá cát kết, bao gồm các loại hình sau: Bệ thờ, mảnh minh văn, lá nhĩ đá, đá trang trí điểm góc, phù điêu trang trí hình người, tượng hình động vật, phù điêu trang trí hình cánh sen. Quá trình khai quật còn phát hiện được 522 hiện vật chất liệu đất nung (chưa tính hiện vật gạch).
Kiến trúc tháp Đại Hữu, có bình đồ hình vuông |
Về quy mô kiến trúc, qua hai đợt khai quật đã xuất lộ kiến trúc tháp Đại Hữu, có bình đồ hình vuông với kích thước cụ thể: Thân tháp có bình đồ mỗi cạnh dài 9,8m x 9,8m; lòng tháp có bình đồ mỗi cạnh dài 3,8m x 3,8m; nền móng chân đế tháp có bình đồ gần vuông mỗi cạnh dài 12,7m x 13,0m.
Tháp có cửa ra vào phía Đông và hệ thống cửa giả. So sánh về bình diện với các tháp Champa khác thì bình diện tháp Đại Hữu có quy mô lớn. Kết hợp giữa quy mô kiến trúc to lớn và nằm trên vị trí cao nhất của đỉnh núi có thể suy luận rằng, kiến trúc xuất lộ trong hố khai quật là ngôi tháp chính (hay còn gọi là Kalan). Đây là kiến trúc quan trọng nhất trong quần thể kiến trúc tháp Champa, được xem như là nơi ngự trị của thần linh. Chính vì vậy, bên trong tháp sẽ đặt tượng thờ vị thần của Hindu giáo hoặc Phật giáo.
Theo TS Phạm Văn Triệu, phế tích tháp Đại Hữu được xây dựng trên đỉnh núi với bề mặt là đá. Trước khi xây dựng tháp người Champa đã đục những tảng đá để tạo mặt bằng nhất định. Tiếp theo người thợ cho một lớp đất mỏng đầm nện chặt, lớp này có tác dụng ổn định phần móng và mặt bằng, rồi tiến hành cho xây gạch và đá lên.
Hố thiêng trong lòng tháp |
TS Phạm Văn Triệu đưa ra nhận định, từ những di tích và di vật, so sánh với kiến trúc tháp Champa được khai quật nghiên cứu, kết hợp các minh văn được phát hiện từ trước cho đến nay, khả năng phế tích tháp Đại Hữu có niên đại khoảng giữa thế kỷ 13.
Bảo vệ giá trị phế tích
Phế tích tháp Đại Hữu cùng với các kiến trúc tôn giáo đồng đại như tháp Cánh Tiên, tháp Phú Lốc, tháp Thủ Thiện, phế tích Tháp Mắm là những công trình kiến trúc to lớn với trang trí mỹ thuật đẹp, phản ánh lịch sử vương quốc Champa thời kỳ chính trị ổn định, kinh tế phát triển, nhu cầu đời sống tôn giáo được tăng lên. Bên cạnh việc xây dựng các công trình tôn giáo, sự xuất hiện các lò gốm cổ và qua những ghi chép trên minh văn Champa càng chứng minh hơn sự thịnh vượng của vương quốc giai đoạn giữa thế kỷ 13.
TS Phạm Văn Triệu chia sẻ: Quá trình khai quật phát hiện các mảnh gốm gia dụng có niên đại khoảng thế kỷ 17 – 18. Những hiện vật này gắn liền với thành Chánh Mẫn được nhà Tây Sơn cho xây dựng tại phía Đông Bắc dưới chân đỉnh núi Đất. Qua đó phản ánh vào giai đoạn cuối thế kỷ 18, khu vực phế tích tháp Đại Hữu là căn cứ quân sự quan trọng của nhà Tây Sơn.
Khai quật phế tích Đại Hữu |
Quá trình khai quật cũng phát hiện hố thiêng và trụ thiêng, cho thấy phế tích tháp Đại Hữu mang đậm dấu ấn kiến trúc tôn giáo của văn hóa Ấn Độ. Phế tích tháp Đại Hữu được xây dựng theo truyền thống, kế thừa tinh hoa nghệ thuật kiến trúc tháp Champa với bình đồ hình vuông, chất liệu xây dựng chính là gạch, kết hợp với sử dụng vật liệu mới từ văn hóa Khmer là đá ong và trang trí kiến trúc mang nghệ thuật điêu khắc phong cách Tháp Mẫm (phong cách điêu khắc Champa mang ảnh hưởng nghệ thuật Khmer).
Đặc biệt, qua việc phát hiện các mảnh bệ thờ trang trí hình vú, cho thấy tín ngưỡng thờ Uroja (tiếng Chăm nghĩa là vú phụ nữ), đây là tín ngưỡng thờ Mẫu mang tính chất bản địa của người Champa. Qua đó, phản ánh mối quan hệ mở rộng giữa vùng đất Vijaya với các nền văn hóa bên ngoài, tiếp thu có chọn lọn, kết hợp với tín ngưỡng bản địa góp phần làm giàu bản sắc văn hóa Champa trong lịch sử.
Phát biểu tại buổi báo cáo, ông Huỳnh Văn Lợi - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định cho biết: Sở sẽ cho tạm dừng việc khảo cổ học ở phế tích Đại Hữu, vì với kết quả thực hiện khai quật năm 2023 và 2024 đã xuất lộ, có cơ sở để nghiên cứu trong thời gian tới nên dùng kinh phí để khai quật các điểm phế tích khác. Sau đó, tiến hành hoàn thổ, xây dựng hồ sơ để bảo vệ phế tích.
Ông Huỳnh Văn Lợi chia sẻ: Sở đề nghị tiếp tục nghiên cứu và hoàn chỉnh công bố kết quả khảo cổ, thực hiện hoàn thổ, bảo vệ và phát huy di tích trong thời gian tới. Đối với UBND huyện Phù Cát và UBND xã Cát Nhơn phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bình Định bảo vệ điểm phế tích Đại Hữu, tuyên truyền cho người dân hạn chế đến địa điểm phế tích, cần bảo vệ phế tích để phát huy giá trị văn hóa, lịch sử. Riêng đối với Bảo tàng tỉnh Bình Định, tiếp tục nghiên cứu kết quả khai quật và tham mưu cho Sở trong công tác quản lý và phát huy điểm phế tích Đại Hữu.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Ngày hội tôn vinh hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”
10:24 | 18/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Gặp các nhân vật thuộc Cụm tình báo H63 tại buổi họp mặt truyền thống Phòng tình báo Miền
09:31 | 17/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Xuân Quê hương 2025 - Việt Nam vươn lên trong kỷ nguyên mới
09:16 | 16/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Giá trị nhân văn từ Lễ hội Thần làng
09:26 | 12/12/2024 Văn hóa - Xã hội
TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân
14:52 | 11/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh: Xứng tầm bệnh viện chuyên khoa tuyến đầu của tỉnh
09:24 | 09/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Quận Hoàn Kiếm tổ chức Kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia
08:58 | 03/12/2024 Văn hiến Hà Thành
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản
11:45 | 27/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Thạp gốm hoa nâu Hiệp An - Bảo vật quốc gia thời Trần
10:59 | 26/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS tiên phong coi trọng giáo dục pháp luật cho học sinh
10:55 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Hội An - Thương cảng cổ xưa
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Phở ngô - “Sứ giả văn hóa” của vùng núi đá Hà Giang
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 | 22/11/2024 Văn hiến Hà Thành
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Trường Tiểu học Nga Phú: Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục
09:10 | 21/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Vĩnh Long: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh
09:08 | 21/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): TRƯỜNG THPT MINH QUANG KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP VÀ ĐÓN NHẬN BẰNG KHEN CỦA BỘ GD&ĐT
13:58 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Vẻ đẹp độc đáo Lũy cổ Phương Mai
11:43 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Festival Thổ cẩm Lào Cai - sắc màu văn hóa giữa miền sương mây
10:07 | 11/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường