Hà Nội: 16°C Hà Nội
Đà Nẵng: 21°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 25°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 20°C Thừa Thiên Huế

Bình Định đón bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý

LNV - Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý là sự kiện trọng đại hàng năm của ngư dân vùng biển Nhơn Lý, TP Quy Nhơn, loại hình di sản văn hóa phi vật thể luôn được gìn giữ, phát huy, lan tỏa trong cộng đồng ngư dân.

Ngày 7/2, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định phối hợp với UBND TP Quy Nhơn tổ chức Lễ đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý.

Sự kiện này là niềm tự hào, là dịp để cộng đồng tôn vinh di sản Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý, tôn vinh cộng đồng dân cư vùng biển, nhất là các nghệ nhân đã có công đóng góp trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản và nâng cao trách nhiệm trao truyền di sản giữa các thế hệ, thực hành di sản trong đời sống đương đại.

Bình Định đón bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý
Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Nông Quốc Thành và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng trao Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia “Lễ hội cầu ngư vạn đầm Xương Lý” cho lãnh đạo UBND TP.Quy Nhơn, UBND xã Nhơn Lý và Vạn đầm Xương Lý

Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý ra đời cùng sự hình thành Trường Lăng - lăng Ông của người Việt thành lập đầu tiên ở Quy Nhơn vào đầu Triều Nguyễn, nằm thuộc địa phận thôn Lý Hòa ngày nay. Sử liệu ghi lại Trường Lăng ra đời muộn nhất là năm 1815. Năm 1839, làng Xương Lý được lập địa bạ chính thức, hương chức làng lựa chọn vị trí mới linh thiêng và tôn nghiêm để tái thiết, xây dựng mới Lăng Ông Nam hải Xương Lý tại triền núi Đơn thuộc thôn Lý Chánh ngày nay và từ Trường Lăng ngư dân tổ chức lễ nghinh thần rước về Lăng Ông Xương Lý mới tái thiết vào năm 1839.

Theo dòng chảy thời gian, làng chài Vũng Nồm - Xương Lý, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định có nhiều nét văn hóa đặc trưng vùng biển được diễn ra tại vạn đầm như ở lăng Ông, ở đình làng Xương Lý và các thiết chế truyền thống ở nơi này. Lễ hội có quy mô lớn và gắn liền với dân nghề biển tại địa phương. Hàng năm Lễ hội chính thức được tổ chức trong 3 ngày (9, 10 và 11 tháng Giêng âm lịch) và ngày nay được kéo dài thêm để tổ chức các hoạt động dân gian và biểu diễn nghệ thuật Hát bội, Bài chòi, hội chọi gà dân gian.

Bình Định đón bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý

Lãnh đạo tỉnh Bình Định trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho lãnh đạo xã Nhơn Lý hoàn thành tốt nhiệm vụ trong công tác bảo tồn di sản Lễ hội cầu ngư Vạn đầm Xương Lý

Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý thể hiện đậm nét sự kết nối giữa hiện tại với quá khứ và lan tỏa trong tương lai thể hiện qua các hoạt động, là dịp để người dân hiểu nhiều hơn về vùng đất cảng biển lúc bấy giờ và vai trò của vạn đầm đối với đời sống kinh tế - văn hóa Bình Định bao thế kỷ qua, một thời là trạm dừng chân con đường tơ lụa trên biển, từng tồn tại làng biển ngư dân Chăm, ngày nay vạn chài mang nhiều trầm tích văn hóa và các tầng lớp ngư dân luôn thể hiện trách nhiệm gìn giữ, phát huy.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng cho biết: Với những giá trị văn hóa đặc sắc, Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý, thuộc xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 3994 ngày 10/12/2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thứ sáu của tỉnh Bình Định được vinh danh, là kế tiếp của di sản Võ cổ truyền Bình Định, Hát bội Bình Định, Nghệ thuật Bài chòi Bình Định, Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn (xã Phước Quang, huyện Tuy Phước), Nghề chằm Nón ngựa Phú Gia (xã Cát Tường, huyện Phù Cát).

Bình Định đón bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý

Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý, thuộc xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn được tổ chức hằng năm trong 3 ngày (9, 10 và 11 tháng Giêng âm lịch)

Việc được tôn vinh sẽ nâng cao trách nhiệm và góp phần nâng cao nhận thức về giá trị của di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý; khẳng định sự tiếp nối, lan tỏa nét đẹp truyền thống trong đời sống tinh thần của cộng đồng địa phương, tôn trọng giá trị di sản tại vùng đất Bình Định, góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa trong tổng thể các giá trị di sản văn hóa Việt Nam.

Bình Định đón bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý

Sự đóng góp của các nghệ nhân trong công tác bảo tồn di sản Lễ hội cầu ngư Vạn đầm Xương Lý

Nhằm thực hiện nhiệm vụ mà Luật Di sản văn hóa và hệ thống pháp luật quy định liên quan đến di sản Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý, ông Nguyễn Tự Công Hoàng đề nghị TP Quy Nhơn chủ động phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, với các ngành liên quan thực hiện nhiệm vụ quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết không gian thiêng của Lễ hội, nhất là khu vực Lăng Ông Nam hải Vạn đầm Xương Lý, bến cá Xương Lý nói riêng, Vạn đầm Xương Lý nói chung bảo đảm tính kế thừa, bảo đảm tiêu chí về môi trường, cảnh quan.

Cùng với đó, thúc đẩy việc lan tỏa, phát huy giá trị Lễ hội, kết nối với các tổ chức, công ty lữ hành du lịch để có kế hoạch phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu của các đoàn khách trong nước và quốc tế, gắn kết với phát triển du lịch bền vững. Đề ra phương án, chương trình bảo vệ, phát huy giá trị, kêu gọi sự ủng hộ, kết nối với các địa phương, tổ chức kinh tế có gắn kết với giá trị di sản Lễ hội. Tôn vinh các cá nhân, cộng đồng có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ, thực hành, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý.

Mỹ Bình

Tin liên quan

Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia

Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia

LNV - Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đa dạng.
Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lào là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV – Ngày 8/11, cộng đồng dân tộc Lào ở 2 huyện Điện Biên và huyện Điện Biên Đông được trao tặng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Nghệ thuật trang trí trên trang phục của dân tộc Lào.
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), ngày 20/9, Đảng ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Cẩm Thanh, TP. Hội An cho hay, vừa tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày đồng khởi giải phóng xã Cẩm Thanh (27/9/1964 - 27/9/2024). Đây là dịp để ôn lại trang sử hào hùng của quân và dân địa phương trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Tin mới hơn

Rước Thánh hoàn cung – Nghi lễ tối linh trong lễ hội truyền thống làng Triều Khúc

Rước Thánh hoàn cung – Nghi lễ tối linh trong lễ hội truyền thống làng Triều Khúc

LNV - Hàng năm, từ mùng 9 -12 tháng Giêng âm lịch, người dân làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại long trọng tổ chức lễ hội truyền thống linh thiêng, nhằm tưởng nhớ công ơn của vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Lễ rước Thánh hoàn cung là một trong những nghi lễ đặc biệt quan trọng và là niềm tự hào của người dân nơi đây.
Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ: Lễ hội truyền thống là tài nguyên văn hóa tinh thần của dân tộc

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ: Lễ hội truyền thống là tài nguyên văn hóa tinh thần của dân tộc

LNV - Lễ hội truyền thống là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp, vừa độc đáo, vừa phong phú. Trải qua thời gian, lễ hội gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu, đáp ứng nhu cầu tâm linh và củng cố ý thức cộng đồng.
Mâm cúng và văn khấn Rằm tháng Giêng 2025

Mâm cúng và văn khấn Rằm tháng Giêng 2025

LNV - Việc dâng lễ bánh trôi nước khi cúng Rằm tháng Giêng là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.
Bình Định đón bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý

Bình Định đón bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý

LNV - Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý là sự kiện trọng đại hàng năm của ngư dân vùng biển Nhơn Lý, TP Quy Nhơn, loại hình di sản văn hóa phi vật thể luôn được gìn giữ, phát huy, lan tỏa trong cộng đồng ngư dân.

Tin khác

Du lịch tâm linh hút khách những ngày đầu năm

Du lịch tâm linh hút khách những ngày đầu năm

LNV - Mỗi dịp xuân về, người dân lại có nhu cầu đi chùa lễ Phật cầu bình an cho gia đình, vì vậy các tour du lịch văn hóa tâm linh hút khách. Tuy nhiên để trở thành sản phẩm du lịch 4 mùa đòi hỏi địa phương, doanh nghiệp đầu tư hình thành tour du lịch hoàn chỉnh.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên

LNV - Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân năm mới, sáng 5/2, tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây.
Hoài Đức phấn đấu trồng 15.000 cây các loại trong năm 2025

Hoài Đức phấn đấu trồng 15.000 cây các loại trong năm 2025

LNV - Sáng 3-2, Huyện ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Hoài Đức tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Rực rỡ cờ hoa chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng

Rực rỡ cờ hoa chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng

LNV - Những ngày này, khắp các tuyến đường, góc phố của Thủ đô Hà Nội khoác lên mình tấm áo rực rỡ sắc màu với cờ, hoa, pa nô, áp phích tuyên truyền chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Hàng ngàn du khách trẩy hội Đống Đa Tây Sơn Bình Định

Hàng ngàn du khách trẩy hội Đống Đa Tây Sơn Bình Định

LNV - Ngày 1/2, (nhằm ngày mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ) tại Bảo tàng Quang Trung, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định tổ chức Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2025). Sự kiện đã thu hút hàng ngàn người dân và du khách về trẩy hội đầu xuân.
Kẹo lạc Phố Hiến – hương vị quê nhà trên bàn trà ngày tết

Kẹo lạc Phố Hiến – hương vị quê nhà trên bàn trà ngày tết

LNV - Bên cạnh mứt cổ truyền, ô mai và các loại hạt, bàn trà ngày Tết của người Việt luôn được tô điểm bởi những món ăn truyền thống. Trong đó, kẹo lạc luôn xuất hiện như một món quà giản dị mà ý nghĩa. Đến từ vùng đất Phố Hiến (Hưng Yên), món kẹo dân dã này đã mang đến hương vị ngọt ngào, góp phần làm đậm thêm hương vị ngày xuân.
Từ chiếc võng chuối mộc mạc đến sản phẩm du lịch hấp dẫn

Từ chiếc võng chuối mộc mạc đến sản phẩm du lịch hấp dẫn

LNV - Với đôi tay khéo léo, bà Bàn Thị Xiếu (79 tuổi) đã "hô biến" những tàu lá chuối khô thành những chiếc võng quê gợi nhớ, gợi thương về một thời ký ức xưa cũ và trở thành sản phẩm du lịch du lịch độc đáo tại cồn Sơn.
Đảng mãi mãi là mùa Xuân

Đảng mãi mãi là mùa Xuân

LNV - Một mùa Xuân mới - Xuân Ất Tỵ 2025 đang về trên khắp các nẻo đường của đất nước. Cứ mỗi độ Xuân về cả dân tộc lại hân hoan chào đón kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2025).
Mai vàng một góc nhà xưa

Mai vàng một góc nhà xưa

LNV - Tôi cố gắng thu xếp công việc để kịp về nhà lặt lá mai phụ ba và tham gia tát ao bắt cá như những năm trước. Tôi nhớ nhà quay quắt, tôi thèm nghe cái mùi bùn non ngai ngái mỗi dịp xuân về. Nhớ, cứ đến sáng 23 tháng chạp, ông Nội lại “phát động phong trào” tát ao bắt cá. Cá ở ao đủ loại, con nào con nấy đều mập mạp, đám con nít chúng tôi khoái lắm. Bắt được cá, chỉ cần nó quẫy mạnh một cái là tuột khỏi tay, có đứa ngã dúi dụi xuống bùn trong tiếng hò reo ầm ĩ. Tôi không đếm xuể mình đã ngã xuống bùn bao nhiêu lần như thế!
Nét quê ngày Tết

Nét quê ngày Tết

LNV - Tháng mười hai đang trôi qua thật nhanh, thoáng chốc chúng ta đã đi qua tuổi thơ tự lúc nào không hay, nhìn lại tất cả đã già nua, đã mờ nhòe, đã thôi những chông chênh và vấp ngã. Bất chợt ta nhận ra kỷ niệm tuổi thơ với những ngày giáp Tết vẫn cứ len lỏi trong từng miền ký ức, để rồi nghe đâu đây mùi hương không lẫn vào đâu được đó là hương của Tết, hương của những ngày thơ ấu, của những phong tục, của tình thân và hương vị của nét quê hồn hậu, đậm đà.
Biểu tượng hòa bình hữu nghị ở ngã ba Đông Dương

Biểu tượng hòa bình hữu nghị ở ngã ba Đông Dương

LNV - Không chỉ là biểu tượng của hòa bình và hữu nghị giữa Việt Nam - Lào - Campuchia, cột mốc Ngã ba Đông Dương còn là địa điểm tham quan hấp dẫn, thu hút du khách yêu thiên nhiên, thích khám phá lịch sử.
Ấn tượng với cụm linh vật năm Ất Tỵ 2025 tại Bình Định

Ấn tượng với cụm linh vật năm Ất Tỵ 2025 tại Bình Định

LNV - Chiều 21/1, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn, Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định tổ chức Lễ khánh thành cụm linh vật năm Ất Tỵ 2025 đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến xem thưởng lãm, chụp hình vào những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Tết về gói bánh chưng xanh

Tết về gói bánh chưng xanh

LNV - Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Hai câu ca dao trên đã gói ghém được những thứ thiết yếu trong Tết xưa của người Việt. Mỗi gia đình dù giàu hay nghèo, sang hay hèn cũng đều chuẩn bị mọi thứ cho tươm tất, đủ đầy hơn ngày thường, trong đó không thể thiếu được chiếc bánh chưng xanh. Trước là để cúng trời đất, tổ tiên, sau là ăn trong mấy ngày Tết và còn để đi lễ hay làm quà biếu. Đó là một phong tục đẹp và nét văn hóa truyền thống từ ngàn đời nay của dân tộc ta. Song có lẽ háo hức và mong chờ Tết hơn cả vẫn là lứa tuổi học trò vô lo vô nghĩ nhất.
Giữ gìn nét đẹp văn hóa Tết truyền thống của người Việt

Giữ gìn nét đẹp văn hóa Tết truyền thống của người Việt

LNV - Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, những phong tục trong ngày Tết Nguyên đán vẫn được người Việt giữ gìn nguyên vẹn đến ngày nay. Mỗi khi Tết đến Xuân về các con, các cháu đem lễ vật để dâng cúng tổ tiên, các cụ, ông bà, cha mẹ…, luôn được xem là một nét đẹp truyền thống theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “chim có tổ, người có tông”…
TP. HCM: Không khí rộn ràng, vàng mã đắt hàng dịp Tết ông Công, ông Táo

TP. HCM: Không khí rộn ràng, vàng mã đắt hàng dịp Tết ông Công, ông Táo

LNV - Để phục vụ cho dịp đưa tiễn ông Công, ông Táo về trời (23 tháng Chạp, Âm lịch), người dân TP. HCM lại tranh thủ thời gian đi mua sắm vàng mã, nhang đèn chuẩn bị cho mâm cúng.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Rước Thánh hoàn cung – Nghi lễ tối linh trong lễ hội truyền thống làng Triều Khúc

Rước Thánh hoàn cung – Nghi lễ tối linh trong lễ hội truyền thống làng Triều Khúc

LNV - Hàng năm, từ mùng 9 -12 tháng Giêng âm lịch, người dân làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại long trọng tổ chức lễ hội truyền thống linh thiêng, nhằm tưởng nhớ công ơn của vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Lễ rướ
Chùa Bối Khê đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

Chùa Bối Khê đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

LNV - Sáng ngày 7/2/2025 (tức ngày 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Huyện ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam huyện Thanh Oai (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đối với chùa Bối K
Huyện Đầm Dơi đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm sản phẩm OCOP

Huyện Đầm Dơi đẩy mạnh quảng bá và nâng tầm sản phẩm OCOP

OVN - Huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, nổi bật với tiềm năng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, cua, ba khía – những đặc sản của vùng đất ngập mặn. Nhờ nguồn nguyên liệu phong phú, nhiều cơ sở sản xuất đã tận dụng lợi thế này để chế biến sản phẩm đạt chuẩn OCOP, không chỉ nâng cao giá trị chuỗi sản phẩm mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Nông thôn mới qua từng trang viết: Sự đóng góp thầm lặng nhưng ý nghĩa

Nông thôn mới qua từng trang viết: Sự đóng góp thầm lặng nhưng ý nghĩa

LNV - Phong trào Tuyên Quang chung sức xây dựng nông thôn mới đang bước vào giai đoạn nước rút với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Đến nay, đã có 74 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Góp phần vào thành công này, không thể không nhắc đến sự đồng hành của đội ngũ phóng viên tỉnh nhà, những người đã sát cánh cùng các địa phương, phản ánh chân thực quá trình xây dựng nông thôn mới qua từng tác phẩm báo chí, góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết và quyết tâm phát triển bền vững.
TP. HCM: Khánh thành biểu tượng Cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa tại TP. Thủ Đức

TP. HCM: Khánh thành biểu tượng Cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa tại TP. Thủ Đức

LNV - Sáng ngày 9/2, Ban Quản lý Đường sách thành phố Thủ Đức tổ chức lễ khánh thành biểu tượng “Cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa” tại đường Hồ Thị Tư
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động