Bị gan nhiễm mỡ nên kiêng ăn gì?
Dấu hiệu gan bị nhiễm mỡ
Ăn uống kém ngon: Đây là một trong những triệu chứng thường thấy của gan nhiễm mỡ vì lúc này gan không thực hiện tốt chức năng chuyển hóa trong cơ thể.
Buồn nôn, đầy bụng: Gan nhiễm mỡ thể nhẹ có thể gây tổn thương chức năng gan, buồn nôn, mệt mỏi, đầy bụng...
Mệt mỏi: Khi gan nhiễm mỡ, gan không thực hiện tốt chức năng của nó khiến người bệnh cảm thấy ăn không ngon, giảm hấp thụ chất dinh dưỡng. Do đó, năng lượng cung cấp cho cơ thể không đủ dẫn đến mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.
Vàng da: Là do sự chuyển hóa bilirubin trong cơ thể gặp trở ngại khiến nồng độ bilirubin trong máu tăng cao, xâm nhập các mô, nhuộm vàng màng cứng, màng nhầy và da.
Cá, các loại rau củ quả tốt cho người bị gan nhiễm mỡ.
Rối loạn nội tiết: Trường hợp gan nhiễm mỡ nặng có thể xuất hiện các triệu chứng như tuyến vú nam giới phát triển, teo tinh hoàn, rối loạn cương dương; còn với phụ nữ là rong kinh, tắc kinh, cân nặng không ổn định.
Thiếu hụt vitamin: Khi bị gan nhiễm mỡ do sự tích tụ của chất béo và thiếu vitamin trong chế độ ăn nên cơ thể dễ xuất hiện triệu chứng thiếu hụt nhiều loại vitamin. Biểu hiện lâm sàng có thể thấy là viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm lưỡi, viêm miệng, bầm da, tăng sừng... Một số ít người cũng có triệu chứng tiêu hóa ra máu, chảy máu nướu, chảy máu cam...
Gan nhiễm mỡ, nên ăn gì?
Ăn nhiều rau củ quả: Đây là những thực phẩm lý tưởng cho người bệnh gan nhiễm mỡ vì có tác dụng hạ cholesterol trong máu và tế bào gan (mỗi ngày, mỗi người nên ăn tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chín tươi). Một số thực phẩm được xem là thuốc có tác dụng giảm mỡ như: đậu Hà Lan, cà chua tươi chín, ớt vàng, rau ngót, rau cần tây, diếp cá, tỏi, bắp chuối, nấm hương, chanh, cam, quýt, bưởi, táo chín, trà xanh, lá sen, hoa hòe, hoa atiso... Cụ thể: Nấm hương chứa nhiều chất làm giảm lượng cholesterol trong máu và tế bào gan; Lá sen giảm mỡ máu, giảm béo và chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Đun nước lá sen để uống hoặc nấu cháo lá sen; Rau cần chứa nhiều vitamin, tác dụng mát gan, hạ cholesterol, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất thải và làm sạch huyết dịch; Ngô chứa nhiều acid béo không no, có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo nói chung và cholesterol nói riêng. Những loại rau tươi như cải xanh, cải cúc, rau muống, quả cà chua, mướp đắng, dưa gang, dưa chuột... có công dụng giải nhiệt, làm mát gan, thanh nhiệt...
Sử dụng dầu thực vật: Người bị gan nhiễm mỡ nên kiêng mỡ động vật và thay vào đó là nên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu tương (trừ dầu dừa)... Những loại dầu này chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol. Ăn chất vừa phải (1g/kg cân nặng/ngày).
Lựa chọn thực phẩm phù hợp: Cấu tạo cơ thể phải có mỡ để chuyển hóa các chất trong cơ thể, bình thường con người cần 1g lipid/1kg thể trọng. Tuy nhiên, người bị gan nhiễm mỡ lại cần hạn chế lipid, mỡ. Tuy nhiên, không nên kiêng khem tuyệt đối mỡ vì chất dinh dưỡng nào cũng cần cho cơ thể. Với người bị gan nhiễm mỡ cần chú ý giảm mỡ động vật, tăng dầu thực vật, chuyển sang mỡ dễ hấp thu hơn như ở trong cá. Nhộng tằm có tác dụng rất tốt trong việc giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Rất hữu dụng cho người bị gan nhiễm mỡ do béo phì. Ngoài ra, cá tươi cũng rất được khuyến khích bởi cá chứa nhiều protein nhưng chất béo lại rất ít. Giảm gánh nặng cho gan mà vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bị gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì?
Hạn chế chất béo, mỡ động vật: Mục đích của điều trị gan nhiễm mỡ là làm giảm hàm lượng mỡ trong gan. Mỡ động vật khi dung nạp vào cơ thể sẽ đi qua gan, bài tiết ra ngoài ở gan. Nếu sử dụng quá nhiều mỡ động vật sẽ gây gánh nặng cho gan. Gan không thể bài tiết mỡ dẫn đến tích tụ gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ. Vì vậy, nên thay mỡ động vật bằng các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật.
Tránh thực phẩm giàu cholesterol: Nội tạng động vật, lòng đỏ trứng... chứa một lượng cholesterol cao. Giảm tiêu thụ các loại thực phẩm này giúp làm giảm lượng chất béo trong lá gan.
Không nên ăn nhiều thịt đỏ: Trong thịt đỏ chứa rất nhiều protein. Các thực phẩm này được chuyển hóa tại gan. Như vậy sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Gan không chuyển hóa được gây tăng lượng mỡ tồn đọng khiến bệnh gan nhiễm mỡ trở nên nghiêm trọng hơn.
Hạn chế hoa quả chứa hàm lượng fructose cao: Hàm lượng đường cao là nguyên nhân gây ra hàng loạt căn bệnh như béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ. Fructose do gan chuyển hóa. Việc hạn chế các loại trái cây có fructose cao sẽ giúp giảm gánh nặng cho gan, phòng tránh gan nhiễm mỡ.
Kiêng gia vị cay nóng: Các đồ ăn cay nóng như gừng, tỏi, ớt, hồ tiêu, cà phê là những thứ người bị gan nhiễm mỡ không nên ăn.
Tránh xa “sát thủ” rượu, bia, đồ uống chứa cồn: Đây là nhóm thực phẩm cấm kỵ với người bị gan nhiễm mỡ. Uống rượu bia sẽ thúc đẩy quá trình chuyển từ gan nhiễm mỡ sang xơ gan, thậm chí là ung thư gan nhanh hơn rất nhiều. Việc đào thải mỡ cùng các chất độc hại từ rượu bia tạo gánh nặng rất lớn cho lá gan khiến tình trạng nhiễm mỡ khó cải thiện.
Theo SK&ĐS
Tin liên quan
Tin mới hơn

6 loại vitamin giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
10:30 | 30/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Dầu dành cho chăn nuôi “tuồn” vào nhà hàng, bếp ăn: Hiểm họa khôn lường
10:11 | 26/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Cách ăn uống tốt nhất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận
10:27 | 24/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

An toàn thực phẩm: Giải pháp cho nhà quản lý và người tiêu dùng
10:05 | 23/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

LUPACELL thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng
15:37 | 13/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà các bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi
09:42 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống
Tin khác

Thực phẩm nên ăn vào những ngày nắng nóng và cách đảm bảo an toàn thực phẩm
09:38 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19
09:49 | 30/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh
09:18 | 29/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
14:05 | 21/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thông tin mới nhất về ca mắc Covid-19 ở Hà Nội
10:05 | 20/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chủ động phòng, chống dịch bệnh giai đoạn giao mùa
09:35 | 16/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Hà Nội kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe
10:45 | 08/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cải thiện điều trị lao màng phổi
14:31 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Những nguy hiểm tiềm tàng khi lạm dụng thuốc chống viêm - giảm đau trong điều trị xương khớp
14:28 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Herbalife Việt Nam tài trợ Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong năm thứ 5 liên tiếp
15:58 | 01/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

“ĐÀO TẠO THỰC TẾ LÀ QUAN TRỌNG”
14:59 | 26/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ ăn tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
21:05 | 20/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh khoe nhẹ "khối tài sản khổng lồ"
09:00 | 11/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Ngành y tế Hà Tĩnh nâng cao năng lực để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân
09:25 | 09/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe tim mạch
11:26 | 11/11/2024 Sức khỏe - Đời sống

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 Tin tức

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 Tin tức