Bài viết nhân dịp 1000 năm ngày giỗ cụ Tổ nghề mộc Ninh Hữu Hưng: Quan Đại Thần Công Tượng Lục Phủ Giám Sát Đại tướng Quân Cụ tổ nghề mộc và tục rước lửa đêm giao thừa
Mùa xuân năm Tân Tỵ (981) quân Tống đại bại, đất nước thanh bình, nhà vua khuyến khích phát triển nghề nông, mở mang ruộng đất. Một ngày kia, nhớ tới thần ngựa trắng từ hang núi dẫn đường về vùng Thiết Lâm, Vua cùng tướng quân Ninh Hữu Hưng ngược dòng sông Ninh (4) trở lại nơi này. Nơi đây dân cư thưa thớt, lác đác dăm ba căn nhà nhỏ bên bờ sông, phía tây là cánh rừng lim xanh ngăn ngắt. Phong cảnh hữu tình mà u tịch. Thuyền cập bền Triều Đền, nhà Vua lần theo lối ngựa thần đi khuất thì phát hiện thấy một ngôi miếu cổ đơn côi trong ánh dương tà, tường vách xiêu vẹo, rêu xanh phủ lên ẩm mốc. Nhà vua truyền hỏi thì được biết nơi đây thờ tự hai vị Thái tử vua Hùng là An Như Vương và Lương Bình Vương. Nghĩ đến công lao các vị Tiền hiền đất nước một thời oanh liệt xông pha chiến trận, gìn giữ non sông, nay nơi thờ tự tường xiêu mái dột nhà Vua động lòng thương cảm, truyền cho Tướng quân Ninh Hữu Hưng ở lại nơi này xây sửa ngôi đền và giúp dân khai hoang lập ấp. Bấy giờ là ngày 9 tháng 6 năm 991 nhằm ngày 24 tháng 4 năm Tân Mão.
Lễ rước vinh danh Tổ nghề Ninh Hữu Hưng của người La Xuyên tại Hoàng thành Thăng Long Hà Nội tháng 10 năm 2016.
Các bô lão làng La Xuyên kể lại: Thời bấy giờ đất Thiết Lâm là vùng sơ khai bán sơn địa, phía tây là rừng lim bạt ngàn hoang vắng, phía đông là vùng trũng nước ngập quanh năm, lau lách rậm rạp. Mùa mưa bão, nước biển từ cửa Đáy theo dòng sông tràn lên mênh mông ngầu bọt, rắn rết nổi lềnh bềnh, ba ba thuồng luồng từ sông Đáy theo vào bắt lợn, bắt gà, bắt luôn cả những dân lành sơ sẩy. Sau khi về đất này cai quản, nhìn thấy một vùng đất trù phú, bằng phẳng còn hoang hóa, Đại thần Ninh Hữu Hưng đã đưa cả vợ con, gia đình, vận động những người nơi quê cũ xuống cùng với dân sở tại đắp đê ngăn nước, khai hoang, lập nên ấp Ninh gia, Cái Nành. Truyền dạy cho dân lành trồng cấy, khai thác rừng lim phát triển nghề mộc dựng nhà, làm đồ dân dụng, tu sửa đền chùa. Bên cạnh đó ông cùng Tăng thống Khuông việt Đại sư Ngô Chân Lưu và Tăng lục Trương Ma Ni phò trợ nhà vua phát triển Phật giáo. Việc hai triều Đinh Lê đưa Phật giáo lên hàng Quốc giáo, xây dựng Hoa Lư thành trung tâm Phật giáo lớn nhất đất nước thời bấy giờ và phát triển rộng khắp mọi miền tổ quốc, có công lao đóng góp xây dựng rất nhiều đền chùa miếu mạo dầy đặc Kinh đô và các vùng phụ cận của quan Đại thần – Cụ tổ nghề mộc Ninh Hữu Hưng và những hiệp thợ từ Cái Nành thôn, Ninh gia ấp.
Năm 1010, Lý Thái Tổ lên ngôi, rời kinh đô về thành Đại La, nhà vua cho mời Cụ tổ Ninh Hữu Hưng ra xây dựng kinh đô mới nhưng do tuổi đã cao Cụ xin được ở quê dưỡng lão chỉ cho con cháu theo hầu.
Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng trên quê hương của cụ Tổ nghề ở Trường Yên, Ninh Bình.
Trước tết Nguyên đán năm 1015 Cụ tổ nghề về thăm quê cũ. Kinh đô Hoa Lư xưa giờ vắng vẻ hoang tàn, những cung vàng, điện ngọc do bàn tay cụ lắp dựng đứng im lìm trong mưa phùn gió bấc, thi thoảng mới có người qua lại vội vàng như một cái bóng mông lung. Các bậc tiền nhân chung vai sát cánh ngày nào giờ đã về theo thiên cổ. Thôn Chi Phong nơi cụ sinh ra cũng vắng lặng tiêu điều, những người trong thôn phò vua về Đại La gần hết.
Trở lại Thiết Lâm, Tổ nghề ra đền thắp hương lên ban thờ hai thái tử vua Hùng rồi ra ngoài hiên ngồi trầm mặc. Đêm trừ tịch, xa xa những thôn ấp chìm trong bóng đêm lạnh lẽo, thoảng hoặc mới có một ánh đèn le lói, nhỏ nhoi. Tết đến xuân về, những người con tha hương vật lộn với cuộc sống mưu sinh từ khắp rừng xa núi thẳm về đoàn tụ gia đình, chung vui chào đón một mùa xuân mới mà sao làng quê lại im lìm, tĩnh lặng? Những tốp thợ Cái Nành đi Đại La, Cao – Miên không biết đã về chưa? Những thanh niên trai tráng Ninh Gia bảo vệ biên cương ai về, ai mất? Canh cánh trong lòng niềm mong, nỗi nhớ, cụ nôn nao muốn gặp mặt tất cả mọi người. Nghĩ đến đây, cụ tổ nghề vội đứng dậy vào đền thắp lên ba hàng bạch lạp rồi đến bên quả trống đại đánh từng hồi dõng dạc. Đêm, tiếng trống bên đền đột ngột vang lên như mời như gọi, như muốn cấp báo một điều gì hệ trọng, cả mấy xóm ấp xôn xao, mọi người í ới gọi nhau ra đền, đèn đuốc từ mọi ngõ nghách tập trung về sân đền sáng rực một góc trời. Cụ tổ nghề Ninh Hữu Hưng đứng giữa sân đền, tay cầm ngọn đuốc cháy rừng rực, vóc dáng uy nghi, gương mặt hồng hào, trang nghiêm như một vị tướng sắp cầm quân ra trận:
- Thưa các bậc cao niên, thưa bà con, anh chị em ở các trang ấp. Từ ngàn xưa, dân tộc ta có tục đón tết cổ truyền, vào giờ phút giao thừa thiêng liêng, trong các gia đình vợ chồng, con cái, anh em đoàn tụ thắp hương linh bái tổ tiên, cầu chúc cho nhau một năm mới an hòa, no đủ. Đêm nay, tôi mời các cụ và bà con về đây là muốn tất cả chúng ta cùng chung vui đón xuân mới ngay tại sân đền này, để niềm vui trong mỗi gia đình thành niềm vui chung của cả trang ấp, để những người đi xa về không chỉ gặp vợ chồng, con cái mà gặp mặt hàn huyên với tất cả cô gì chú bác, bạn bè, anh em xóm giềng, xóa bỏ những bất hòa trong cuộc sống, cùng đoàn kết vui đón xuân sang. Sau giờ phút giao thừa, chúng ta cùng dâng hương lên Thần thánh, cầu xin các Thần che chở, phù hộ độ trì cho chúng ta một năm mới khỏe mạnh, mọi việc hanh thông, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Bà con có đồng ý không?
Cụ vừa dứt lời, những tiếng hô “đồng ý” nhất loạt vang lên sôi động, những ngọn đuốc sáng rực hua lên bay lượn trong không trung. Mọi người reo hò, nhảy múa vang động cả một vùng quê. Đêm trừ tịch trở thành đêm lễ hội của riêng Cái Nành thôn và Ninh gia ấp. Không khí giá lạnh của mùa đông và màn đêm đen kịt của đêm 30 bị xua tan bởi ánh lửa bập bùng. Bên hơi lửa ấm nồng những câu chuyện, những lời chào hỏi râm ran. Vào giờ phút giao thừa, tiếng chuông, tiếng trống đồng thanh vang vọng. Trong thời khắc thiêng liêng mọi người quỳ xuống sân đền bái lạy Thánh thần, cầu chúc đức vua vạn tuế và nguyện cầu những điều linh thiêng nhất. Sau nghi lễ, mọi người mang đuốc tỏa về các xóm ấp, những bó đuốc như những ngọn lửa thiêng xua đi rủi ro năm cũ, đem đến niềm vui ấm áp cho mọi gia đình. Sau giao thừa năm ấy, lễ hội rước đuốc đón giao thừa ở vùng quê nghề mộc được duy trì qua hàng ngàn năm và lan tỏa đến nhiều vùng miền trên cả nước, đến nay đã trở thành một phong tục linh thiêng, đặc sắc của nền văn hóa Việt.
Mùa Hạ năm 1019, đất trời Thiết Lâm sụt sùi u ám, những đám mây đen xám xịt trĩu nặng bầu trời, chim muông nháo nhác bay về hướng núi. Tin Cụ Tổ nghề Ninh Hữu Hưng đột ngột ốm nặng nhanh chóng lan ra mọi xóm ấp. Đầu thôn, cuối ngõ những bước chân đi lại vội vàng, những câu chào hỏi, trao đổi như thì thầm rồi lại vồi vội bước đi. Trong căn nhà nhỏ đơn sơ của cụ tổ nghề bên sông Triều Đền (4) các bậc cao niên tề tựu thì thầm bàn tính. Những danh y có tiếng quanh vùng được mời đến xem mạch, bốc thuốc. Một vị cao tăng từ Cố đô Hoa Lư ra thăm, bấm bấm ngón tay rồi nói: “Quan Đại thần tuổi Bính Thân, năm nay Kỷ Mùi, đại kỵ, thiên can đã cạn, khó qua khỏi giờ Sửu, ngày Thìn”. Mọi người nghe thế đều không cầm được nước mắt.
Đầu canh một, ngày 6 tháng tư năm Kỷ Mùi Cụ về Tiên giới.
Tháng tư, hoa gạo rụng đầy bến nước, những cánh hoa đỏ bầm, tã tượi xao xác trôi theo dòng nước. Làng nghề chìm trong tang tóc. Bến sông ngày đưa tiễn Cụ về trắng xóa khăn tang. Những con thuyền chở đầy khói hương và nước mắt xuôi dòng Ninh đưa Cụ về đất tổ…
Tưởng nhớ công ơn cao dày của Tổ nghề, dân làng La Xuyên, Ninh Xá, Lũ Phong (Nam Định), dân làng Phúc Lộc, Chi Phong, Liên Huy (Ninh Bình), Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội và nhiều nơi trên đất Việt đã dựng đền thờ cúng Cụ.
Hơn một ngàn năm trôi qua, nghề mộc của Tổ nghề - Quan Đại thần Công tượng Lục phủ Giám sát Đại tướng quân – được con cháu duy trì và phát triển rộng khắp mọi miền đất nước. Những sản phẩm tinh hoa của làng nghề có mặt khắp các cung vua phủ chúa và nhiều nơi trên thế giới, từ những sản phẩm mi ni, nội thất mỹ nghệ đến những công trình lớn như cung điện, đền, phủ đã góp phần làm nên một phong cách kiến trúc, tạo hình độc đáo, đa sắc màu của dân tộc Việt.
Trong sắc thái lung linh của nền văn hóa dân tộc có công sức và bàn tay tài hoa của Tổ nghề Ninh Hữu Hưng cùng những người thợ La Xuyên, Ninh Xá – mảnh đất đã nhiều đời góp những bàn tay khéo léo điểm tô cho những mô hình thẩm mỹ Việt Nam thăng hoa và hoàn thiện.
Nghệ nhân Trương Ngọc Vui
Giám đốc Công ty TNHH Trường Thanh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Cá diếc kho khế - món dân dã tuổi thơ
09:15 | 29/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Trường mầm non Nga Trường Làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ
09:15 | 29/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Giữ mạch nguồn di sản Hội hát chèo tàu Tổng Gối
09:37 | 27/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Một năm thử thách đầu tiên cho lãnh đạo cấp xã sau sáp nhập
09:30 | 27/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Gìn giữ và phát huy nghệ thuật hát bài chòi bả trạo
14:24 | 23/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Người dân có thể chiêm bái miễn phí Xá Lợi Đức Phật tại Cung Trúc Lâm, Yên Tử, Quảng Ninh
14:23 | 23/05/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Hoa sấu tháng Năm
09:43 | 23/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Tháng Năm nhớ Bác từ làng Sen
09:43 | 23/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổ chức chuỗi hoạt động xứng tầm truyền thống vẻ vang 100 năm Báo chí cách mạng
09:32 | 23/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý
10:11 | 22/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh tôn vinh bản sắc văn hóa Chăm, Ba Na
10:21 | 20/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Di tích quốc gia Cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc nơi lưu giữ ký ức một thời hào hùng
09:56 | 19/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định sáng tạo, thần tốc xóa nhà tạm nhà, nhà dột nát
09:54 | 19/05/2025 Tin tức

Cua đồng và nỗi nhớ tuổi thơ
09:35 | 16/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại
10:05 | 13/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hải Phòng: Tổng duyệt chương trình cho lễ kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Hải Phòng - thành phố Anh hùng và lễ hội Hoa Phượng đỏ 2025
16:02 | 12/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động
15:18 | 12/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Dâng 180 mâm lễ hình bản đồ Việt Nam dâng lên Vua Hùng
10:43 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội: Nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
10:40 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiều hoạt động về "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam" tại Hà Nội
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Làng nghề trầm hương Vạn Thắng hơn trăm năm tuổi
09:18 Làng nghề, nghệ nhân

Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh
09:18 Sức khỏe - Đời sống

Bình Định: Sắc màu văn hóa hội tụ mùa du lịch hè 2025
09:18 Du lịch làng nghề

Tiền Giang: Hoàn thành xây dựng nông thôn mới
09:17 Nông thôn mới

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Tiên Phong vững vàng bước vào giai đoạn phát triển mới
09:17 Nông thôn mới