Bắc Giang: Hiệu quả đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp

LNV - Theo số liệu thông kê của Sở LĐ-TB&XH Bắc Giang, tính đến hết tháng 8/2020, toàn tỉnh có 41 cơ sở GDNN (trong đó có 02 trường cao đẳng, 08 trường trung cấp, 15 trung tâm GDNN và 16 cơ sở hoạt động GDNN). Thời gian qua, các cơ sở GDNN đã chủ động đa dạng hình thức, phương pháp đào tạo theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các trình độ đào tạo gắn với doanh nghiệp nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Đối với công tác tuyển sinh, các trường cao đẳng, trung cấp đã tăng cường tuyên truyền, giới thiệu về các ngành nghề đào tạo đồng thời hỗ trợ tích cực cho học sinh, người lao động khi có nhu cầu học nghề. Các tổ tư vấn tuyển sinh của nhà trường đã thực hiện tư vấn cho học sinh các trường THCS, THPT và thông qua hoạt động tư vấn tại các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh, thông tin tuyển sinh được đăng tải đầy đủ trên trang thông tin điện tử và fanpage của nhà trường... qua đó, học sinh và phụ huynh học sinh bước đầu đã có sự chuyển biến về nhận thức, coi trọng việc học nghề và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, như: Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy; Chú trọng giáo dục học sinh, sinh viên cả về kiến thức và kỹ năng nghề; Phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp để tư vấn hướng nghiệp cho học viên, thực hiện đào tạo theo nhu cầu của xã hội… từng bước nâng cao tỷ lệ học viên ra trường có việc làm ngay.


Hướng dẫn sinh viên thực hành nghề Điện tử.


Hoạt động hợp tác với doanh nghiệp trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm đầu ra cho học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp, với tỷ lệ trên 90% có việc làm trong vòng 3 tháng ngay sau khi ra trường, đặc biệt, từ tháng 8/2016 đến nay có trên 400 sinh viên được tuyển dụng và có việc làm trước khi tốt nghiệp ra trường từ 3 đến 6 tháng.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nghề, trong thời gian tới, các trường sẽ thường xuyên cập nhật, bổ sung các kiến thức, công nghệ mới vào chương trình đào tạo; Tăng cường giáo dục kỹ năng mềm, nâng cao ý thức, kỹ năng của học sinh, sinh viên đối với cộng đồng và xã hội; Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, đảm bảo giáo viên đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ theo đúng quy định; Tăng cường hội nhập quốc tế và quan hệ doanh nghiệp trong giáo dục và đào tạo, chủ động mở rộng hợp tác quốc tế, phát triển các chương trình hợp tác, trao đổi sinh viên, giảng viên với các trường đại học trong nước và nước ngoài; Đẩy mạnh hợp tác trong nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo; Chú trọng đào tạo nghề theo nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, gắn đào tạo tại nhà trường với cơ sở sản xuất…

Đơn cử như trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp,trong quá trình đào tạo, trường đã xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. Từ năm học 2018-2019 Các Chương trình đào tạo trong Nhà trường về cơ bản chỉ chỉnh sửa nội dung cho phù hợp với thực tế, chỉnh sửa và ban hành 13 chương trình đào tạo hệ cao đẳng, 05 chương trình CĐLT, 18 chương trình đào tạo hệ trung cấp. Thực hiện đổi mới chương trình đào tạo như tăng thời lượng thực hành cho tất cả các ngành nghề, tiếp tục triển khai xây dựng chương trình đào tạo theo hướng gắn với nhu cầu doanh nghiệp nhằm nâng cao tay nghề, trau dồi kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp theo hình thức 50/50 ở tất cả các chương trình đào tạo hệ Cao đẳng.

Xác định đào tạo nghề phải gắn với nhu cầu xã hội chính vì thế, các trường đã không ngừng mở rộng các hoạt động hợp tác, đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Những năm gần đây, với chủ trương coi doanh nghiệp là nơi sử dụng sản phẩm đào tạo và đánh giá chất lượng lao động, các trường đã chủ động liên kết với doanh nghiệp để cùng phát triển. Từ năm 2015 đến nay, riêng trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp đã kết nối, hợp tác với trên 50 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tổ chức đưa sinh viên đi thực tập và tuyển dụng vào làm việc hàng năm. Đặc biệt, Trường còn tham gia Hội doanh nhân trẻ tỉnh Bắc Giang với gần 200 doanh nghiệp thành viên, nhằm tăng thêm cơ hội để tìm kiếm việc làm cho học sinh, sinh viên. Hiện tại, Nhà trường đang duy trì các hình thức hợp tác với doanh nghiệp, như: Hợp tác đào tạo 50 – 50 theo nhu cầu doanh nghiệp (50% thời gian học tại trường và 50% thời gian thực hành tại doanh nghiệp). Hình thức này được ký kết với Công ty TNHH Newwing Technology, thuộc Tập đoàn Foxconn Hồng Hải. Từ năm 2016 – 2019, Công ty đã tiếp nhận 551 sinh viên hệ cao đẳng K50, K53 thuộc các chuyên ngành kỹ thuật như: Điện Công nghiệp, Điện tử, Tự động hóa, Cơ khí, Điện tử dân dụng vào thực tập. Mỗi sinh viên khi tham gia chương trình này sẽ được Công ty hỗ trợ học phí khoảng 8 triệu đồng/năm và chi phí đào tạo nâng cao khoảng 3 triệu đồng/năm, trong suốt khóa học 3 năm. Ngoài ra, mỗi tháng đi thực tập tại doanh nghiệp, bình quân mỗi sinh viên được Công ty trả khoảng 7,5 triệu đồng tiền lương. Từ chương trình hợp tác này, 88 em sinh viên K50 tốt nghiệp ra trường đã được nhận vào công ty làm việc ở vị trí quản lý, tại các bộ phận sản xuất, với mức lương bình quân hàng tháng là 13,5 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Nhà trường còn ký kết Thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH Newwing Technology, thuộc Tập đoàn Foxconn Hồng Hải thông qua hình thức hợp tác đào tạo và cung cấp nhân lực chất lượng cao theo đặt hàng của doanh nghiệp. Trong khuôn khổ chương trình hợp tác này, năm học 2019-2020, 15 sinh viên năm cuối hệ cao đẳng sẽ được lựa chọn đưa sang Trung Quốc thực tập tốt nghiệp kết hợp đào tạo nâng cao về chuyên ngành và năng lực ngoại ngữ (tiếng Trung). Sinh viên tham gia được Công ty tài trợ 100% chi phí học tập, ăn ở và sinh hoạt với tổng giá trị gói tài trợ khoảng 1,35 tỷ đồng (45 triệu đồng/sinh viên). Hình thức hợp tác phổ biến nhất hiện nay mà Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp đang thực hiện là phối hợp tổ chức cho học sinh, sinh viên đi thực tập và tham gia phỏng vấn tuyển dụng tại doanh nghiệp. Với hình thức này, trong hơn 2 năm qua, Nhà trường đã kết nối và tổ chức đưa trên 5.000 học sinh, sinh viên đi thực tập và phỏng vấn tuyển dụng tại hơn 50 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, trong đó có các doanh nghiệp FDI lớn của nước ngoài, như: Công ty Điện tử Samsung Việt Nam, Công ty điện tử LG Display Việt Nam, Công ty Canon Việt Nam, Công ty TNHH Fuhong Technoloy, Công ty TNHH Newwing Technology (thuộc Tập đoàn Foxconn Hồng Hải), Công ty TNHH Vinacell chuyên về sản xuất tấm pin Năng lượng mặt trời, Công ty CP Sông Đà 5, Công ty CP Cơ khí Xây dựng số 2 Hà Bắc (Coma 2)… Tổng doanh thu từ các khoản doanh nghiệp chi trả cho học sinh, sinh viên và cho Nhà trường khoảng trên 50 tỷ đồng.

Trong năm vừa qua, các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh đã tổ chức cho 2.314 học sinh, sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng được tham gia trải nghiệm công việc thực tế tại doanh nghiệp. Trong số các học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường có trên 70% được các trường giới thiệu việc làm hoặc doanh nghiệp đến liên hệ tuyển dụng đều có công việc ổn định, thu nhập khá; số còn lại các em xin tự chủ động công việc.Thời gian qua, các cơ sở GDNN đã chủ động đa dạng hình thức, phương pháp đào tạo theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các trình độ đào tạo gắn với doanh nghiệp nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, mở rộng hình thức dạy nghề theo hợp đồng đào tạo hoặc đặt hàng với doanh nghiệp. Chủ động trong liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong việc tạo điều kiện cho người học nghề được tham gia thực tập tại các xưởng sản xuất để họ có cơ hội được tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến, ứng dụng kiến thức được trang bị trong nhà trường vào thực tiễn làm việc tại các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các cơ sở GDNN cũng hợp tác với các doanh nghiệp để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng và cấp chứng chỉ nghề cho người lao động, cũng như tuyển người lao động vào học nghề, tập nghề để làm việc cho doanh nghiệp. Phối hợp với Sàn giao dịch việc làm của tỉnh để nắm bắt, xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động trong nhà trường nhằm gắn kết đào tạo và sử dụng lao động.

Văn Lý/Báo Dân sinh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề

LNV - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 177/KH-UBND về triển khai thực hiện Kế hoạch số 316-KH/TU ngày 23/4/2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác

LNV - Những năm qua, tuổi trẻ Lâm Đồng không ngừng phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, gắn với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị mình. Từ đó xuất hiện nhiều công trình, phần việc có ý nghĩa, tạo sức lan tỏa trong đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) nói riêng và trong xã hội nói chung, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bình Định chăm lo cho thế hệ trẻ vùng biển đảo Nhơn Châu

Bình Định chăm lo cho thế hệ trẻ vùng biển đảo Nhơn Châu

LNV - Chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên của xã Nhơn Châu đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, mà còn là động lực quan trọng để hình thành đội ngũ lao động có tay nghề cao cho xã đảo, nơi đang từng bước phát triển du lịch, dịch vụ và bảo tồn tài nguyên biển đảo.
Bình Định: Hơn 34.600 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng nâng cao về chuyển đổi số, kỹ năng số

Bình Định: Hơn 34.600 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng nâng cao về chuyển đổi số, kỹ năng số

OVN - Ngày 11/6, tại Trường Đại học Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định khai mạc khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyển đổi số, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bình Định năm 2025.
Bình Định đào tạo 7.500 kỹ sư, cử nhân lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

Bình Định đào tạo 7.500 kỹ sư, cử nhân lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

LNV - Bình Định đặt mục tiêu đào tạo 7.500 kỹ sư, cử nhân, kỹ sư thực hành và nhân lực trình độ cao, trở thành trung tâm công nghệ cao của khu vực miền Trung và cả nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế số và công nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.
Bình Định: Đào tạo nghề nông nghiệp cho 2.000 lao động nông thôn năm 2025

Bình Định: Đào tạo nghề nông nghiệp cho 2.000 lao động nông thôn năm 2025

LNV - Tỉnh Bình Định dự kiến sẽ dành 6,79 tỷ đồng để đào tạo cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề nông nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2025.

Tin khác

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực

LNV - Những năm gần đây, diện mạo nông thôn huyện Ứng Hòa ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp, văn minh, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.
Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp

Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp

UBND tỉnh Bình Định vừa có Quyết định về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%

Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%

LNV - Năm 2025, tỉnh Phú Yên phấn đấu thực hiện tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt 80%, trong đó qua đào tạo nghề nông nghiệp đạt trên 55%.
Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định

Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định

LNV - Chiều 4/3, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra buổi giới thiệu về hệ thống giáo dục quốc tế Quality International Schools (QSI). Đây là chương trình giáo dục của Mỹ theo chuẩn quốc tế, đang được triển khai tại 31 quốc gia trên thế giới.
Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú

Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú

Ngày 27/2, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Y tế tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) với chủ đề “Y tế Việt Nam - 70 năm làm theo lời Bác” và vinh danh các Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú trên địa bàn tỉnh.
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động

LNV - Năm 2025, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động đạt khoảng 800 người. Tỷ lệ tham gia BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi đạt 25,52%.
Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

LNV - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

LNV - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

OVN - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

OVN - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

OVN - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

OVN – Với lợi thế có đến 10 làng nghề truyền thống, những năm qua Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã có nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương. Trong đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được chú trọng nhằm tạo việc làm bền vững, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới...
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

OVN - Những năm qua, công tác khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động làng nghề, lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện. Đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được coi trọng để khôi phục các làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm góp phần xây dựng nông thôn mới.
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

LNV - Nhiều năm qua, các thầy cô giáo đang tác công tác giảng dạy tại điểm trường Phú Hải (thuộc Trường Tiểu học Phú Mỡ) thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên hằng ngày vẫn miệt mài gieo từng con chữ và tình yêu thương cho các em học sinh nơi đây.
Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

LNV - Đào tạo nghề là giải pháp căn cơ nhằm tạo việc làm, nâng thu nhập, giảm nghèo cho lao động khu vực nông thôn. Do vậy, thời gian qua, các cấp, ngành chức năng của tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng thực hiện công tác này, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

LNV - Sở hữu nhiều đầm sen lớn, ẩn chứa bao giá trị văn hóa, lịch sử của mảnh đất ngàn năm văn hiến, Hà Nội đang nỗ lực xây dựng nhiều sản phẩm trải nghiệm sen độc đáo, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước. Cách làm này góp
Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm

LNV - Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã hỗ trợ các hợp tác xã, người dân tổ chức chăn nuôi theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm an toàn sinh học.
Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch

LNV - Nghị quyết vừa được HĐND thành phố thông qua, mở ra cơ hội khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch.
Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9

LNV - Hà Nội lắp đặt 14 màn hình LED tại 11 điểm thuộc 3 tuyến diễu binh, diễu hành; 7 màn hình LED tại 6 điểm cửa ngõ Thủ đô; 136 màn hình LED tại các điểm công cộng…
Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng

LNV - Tại lễ kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Du lịch Việt Nam, bà Đỗ Thị Diệu Hạnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai khẳng định, sự ra đời của tỉnh Gia Lai mới từ ngày 1/7/2025 là bước ngoặt mang tính lịch sử. Với lợi thế “rừng
Giao diện di động