Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 33°C Thừa Thiên Huế

Bá Thước (Thanh Hóa): Giảm nghèo từ mô hình trồng rau an toàn, bảo vệ môi trường bền vững

LNV - Mô hình nhà màng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang được nhiều bà con các dân tộc của huyện miền núi Bá Thước áp dụng, đem lại hiệu quả kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường.
Bá Thước là huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, với hơn 84% dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, các chính sách dân tộc đã được địa phương thực hiện có hiệu quả, giúp cho nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Một trong những mô hình đã để lại dấu ấn rõ nét trong phát triển kinh tế địa phương song song với công tác bảo vệ môi trường, đó là mô hình trồng rau quả an toàn trong nhà màng, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được nhân rộng và triển khai tại nhiều xã trên địa bàn huyện Bá Thước.

Một trong những người tiên phong trong việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp sạch thông qua mô hình nhà màng tại huyện Bá Thước là ông Lê Chí Dũng ở thôn Điền Lý, xã Điền Lư.

Mô hình trồng rau an toàn đang được nhân rộng trên địa bàn huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa


Những năm trước đây, gia đình ông Dũng chủ yếu trồng 2 vụ lúa và 1 vụ màu nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Từ năm 2015, thực hiện chủ trương của xã, huyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ông Dũng đã mạnh dạn đề nghị với xã về việc xây dựng mô hình trồng rau an toàn với 200m2 đất sản xuất của gia đình. Để thực hiện mô hình, ông Dũng đã nhập các giống cây như mướp, rau, lạc, mùng tơi, cà pháo về trồng. Chỉ sau 1 năm, diện tích trồng rau an toàn của gia đình ông đã cho thu nhập cao, được nhiều người trong xã, trong huyện tham quan, học tập.

Nhằm mở rộng quy mô sản xuất, ông Lê Chí Dũng tiếp tục đầu tư xây dựng khu nhà lưới, đồng thời mời cán bộ từ Trung tâm khuyến nông huyện Bá Thước về hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật trồng rau an toàn. Năm 2018, ông đã kiến nghị với UBND xã Điền Lư để thành lập Hợp tác xã sản xuất rau an toàn Điền Lý. Cho đến nay, hợp tác xã đã có hơn 20 thành viên, cùng hàng trăm hộ dân trên địa bàn xã tham gia hợp tác. Qua hơn 5 năm hoạt động, hợp tác xã rau an toàn Điền Lý đã góp phần tăng thu nhập của bà con nông dân từ 20-70 triệu đồng mỗi năm, đã có hàng chục hộ gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.

Theo ông Lê Chí Dũng, lý do mô hình trồng rau trong nhà màng được nhiều bà con tin tưởng áp dụng bởi những ưu điểm nổi bật về chi phí, nhân lực, thời gian chăm sóc. Cụ thể, vệc chăm sóc cây trồng trong môi trường khép kín giúp hạn chế tối đa các tác động từ môi trường bên ngoài như nắng hạn, gió bão. Hơn nữa, các loại côn trùng, sâu bệnh không có “cơ hội” tiếp xúc đến cây trồng nên việc sử dụng thuốc BVTV, thuốc trừ sâu là hoàn toàn không cần thiết, tiết kiệm được khá nhiều chi phí, đảm bảo thực phẩm sạch, không gây ô nhiễm môi trường. Chưa kể nhà màng được trang bị hệ thống tưới nhỏ giọt tự động ứng dụng từ công nghệ Isreal, nước được tưới nhỏ giọt đến từng gốc cây theo định sẵn, tiết kiệm đáng kể nguồn nước.

Ông Lê Chí Dũng tại xã Điền Lư, huyện Bá Thước, Thanh Hóa


Hiện nay, thôn Điền Lý, xã Điền Lư hiện có 215 hộ dân thì có 190 hộ dân tham gia mô hình sản xuất rau an toàn và rau sạch theo quy trình VietGap. Theo tính toán, nếu thời tiết thuận lợi và giá cả thị trường ổn định, chỉ với 2 sào đất màu và đất vườn trồng các loại rau, củ, quả, hàng năm, mỗi hộ gia đình thu lãi từ 60 đến 70 triệu đồng.

Thực tế cho thấy mô hình sản xuất rau an toàn ở thôn Điền Lý, xã Điền Lư đang là một hướng đi phù hợp trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân địa phương, góp phần bảo vệ môi trường.

Ông Nguyễn Văn Huy, Chủ tịch UBND xã Điền Lư cho biết: Mô hình nhà màng trồng rau an toàn đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế, giúp cho nhân dân địa phương thoát nghèo, đồng thời hạn chế một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu ra môi trường. Hiện xã đã xây dựng chuỗi cung ứng rau an toàn với 15 hộ dân tham gia, chuỗi rau này đã được Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap và chứng nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Ngoài ra, xã cũng đã xây dựng được 1 cửa hàng, 1 bếp ăn, 1 chợ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đời sống bà con các dân tộc huyện miền Bá Thước ngày càng phát triển, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh


Bên cạnh đó, nhằm tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo, huyện Bá Thước đã tuyên truyền, vận động người dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất đến người dân. Từ năm 2015 đến nay đã có hàng nghìn hộ gia đình là người dân tộc thiểu số trên địa bàn được hỗ trợ vay vốn để mua cây giống, phân bón, xây dựng các mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống người dân.

Từ kết quả đầu tư thực địa và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, các hộ gia đình nghèo, là người dân tộc thiểu số đã xây dựng thành công hàng chục mô hình giảm nghèo, như: mô hình nuôi bò sinh sản tại các xã Điền Quang, Ái Thượng; mô hình trồng rau an toàn tại các xã Điền Lư, Thành Lâm, Lũng Cao; mô hình trồng rừng, kết hợp chăn nuôi tại các xã: Thành Sơn, Cổ Lũng, Thiết Ống. Các mô hình này đã và đang được nhân rộng trong cộng đồng, theo hướng nông dân tự đầu tư, Nhà nước hỗ trợ kỹ thuật, mở ra hướng thoát nghèo bền vững cho hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.

Báo TNMT

Từ sự hỗ trợ của Nhà nước, sự nỗ lực của các cấp chính quyền, mức thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn huyện Bá Thước đã tăng từ 14,2 triệu đồng/người/năm, lên mức 30 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 23,86%. Huyện cũng phấn đấu, đến năm 2025, sẽ ra khỏi danh sách 62 huyện nghèo của cả nước. Từng là vùng đất khó với tỷ lệ hộ nghèo cao của tỉnh, đến nay, huyện Bá Thước đã vươn lên trở thành điểm sáng đầy tiềm năng trong chiến lược phát triển kinh tế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa.

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

LNV - Thành phố Hà Nội thực hiện kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động sản xuất, làng nghề nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra sự cố đặc biệt gây ô nhiễm môi trường.
Hoài Đức: Người dân làng nghề vẫn "sống chung" ô nhiễm môi trường

Hoài Đức: Người dân làng nghề vẫn "sống chung" ô nhiễm môi trường

LNV - Nhiều năm trở lại đây, người dân ở một số xã có làng nghề của huyện Hoài Đức vẫn phải "sống chung" với ô nhiễm môi trường. Thực tế, các cấp chính quyền đã đầu tư kinh phí xây dựng nhà máy xử lý nước thải, nhưng do sản xuất làng nghề nhỏ lẻ, một bộ phận người dân thiếu ý thức chấp hành quy định pháp luật về môi trường nên hành vi xả rác, nước thải chưa qua xử lý vẫn diễn ra hằng ngày...
Làng nghề ở xã Thanh Thùy tích cực bảo vệ môi trường để phát triển bền vững

Làng nghề ở xã Thanh Thùy tích cực bảo vệ môi trường để phát triển bền vững

LNV – Với hai làng nghề làm cơ khí và điêu khắc tượng gỗ, xã Thanh Thùy (huyện Thanh Oai) từng là nơi thường xuyên xảy ra tình trạng ô nhiễm. Nhưng nhờ nỗ lực của người dân và chính quyền các cấp, môi trường làng nghề ở Thanh Thùy được cải thiện và có nhiều thay đổi, tạo động lực cho làng nghề phát triển bền vững.
Thái Nguyên: Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường

Thái Nguyên: Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường

LNV - Xác định muốn phát triển làng nghề bền vững thì vấn đề bảo vệ môi trường phải được trú trọng nên khoảng 3 năm trở lại đây, huyện Phú Bình đã thường xuyên tổ chức các mô hình tuyên truyền, vận động các hộ dân, nhất là các cơ sở sản xuất tại các làng nghề thực hiện công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo môi trường sản xuất trong lành và hạn chế ô nhiễm môi trường, tránh ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Xây dựng làng nghề thân thiện môi trường, phát triển du lịch

Xây dựng làng nghề thân thiện môi trường, phát triển du lịch

LNV - Trong giai đoạn 2023 - 2025 và những năm tiếp theo, huyện Phúc Thọ sẽ ưu tiên phát triển các làng nghề thân thiện với môi trường, đáp ứng tiêu chí và định hướng gắn kết hợp với hoạt động thương mại, du lịch.
Than sạch không khói từ gáo dừa

Than sạch không khói từ gáo dừa

LNV - “Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió Tôi hỏi nội tôi: "Dừa có tự bao giờ?" Trích: Dừa ơi

Tin khác

Quảng Ninh: Xử lý nghiêm các phương tiện thủy neo đậu sai quy định tại Vịnh Hạ Long

Quảng Ninh: Xử lý nghiêm các phương tiện thủy neo đậu sai quy định tại Vịnh Hạ Long

LNV - Phó chủ tịch thường trực UBND thành phố Hạ Long Nguyễn Tuấn Minh, cùng các lực lượng chức năng đã tổ chức ra quân lập lại trật tự ven bờ vịnh Hạ Long. Đây là hành động quyết liệt của thành phố Hạ Long nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thuỷ, vệ sinh môi trường trên vịnh Hạ Long.
Cần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nước thải tại làng nghề

Cần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nước thải tại làng nghề

LNV - Trong quá trình phát triển, khá nhiều làng nghề ở nước ta đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, rác thải, nhất là nước thải… ngày một gia tăng. Ô nhiễm đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân tại khu vực này.
Đẩy mạnh hợp tác để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề

Đẩy mạnh hợp tác để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề

LNV - Sáng ngày 18/07/3023. Tại Văn phòng Hiệp hội làng nghề Việt Nam đã diễn ra buổi làm việc giữa Hiệp hội làng nghề Việt Nam với Viện Môi trường và Phát triển bền vững.
Bắc Ninh: Xử phạt 98 triệu đồng về 12 trường hợp liên quan đến ô nhiễm môi trường tại Làng nghề Phong Khê

Bắc Ninh: Xử phạt 98 triệu đồng về 12 trường hợp liên quan đến ô nhiễm môi trường tại Làng nghề Phong Khê

LNV - Lực lượng chức năng thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã kiểm tra, xử phạt 12 trường hợp tại làng nghề Phong Khê với số tiền 98 triệu đồng về các hành vi liên quan đến ô nhiễm môi trường.
Tuyệt đối không chủ quan với bão số 1

Tuyệt đối không chủ quan với bão số 1

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu thực hiện nghiêm Công điện số 646/CĐ-TTg ngày 16/7/2023, tuyệt đối không được chủ quan dù đã có nhiều kinh nghiệm trong phòng chống bão.
Ống hút từ bã cà phê nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên

Ống hút từ bã cà phê nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên

LNV - Trước tình trạng ống hút nhựa được sử dụng rộng rãi như hiện nay từ các quán nước đến các xe đẩy ven đường. Ước tính mỗi ngày tại Việt Nam sẽ có đến 500 triệu ống hút nhựa qua sử dụng và bị thải ra môi trường. Xu hướng “sống xanh” đang được nhiều người tiêu dùng và ưa chuộng. Một trong những giải pháp tối ưu nhất để hưởng ứng phong trào này chính là thay thế ống hút nhựa khó phân hủy bằng cách sử dụng những loại ống hút bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu lượng lớn rác thải nhựa thải ra tự nhiên. Đó là lý do loại ống hút từ bã cà phê được ra đời.
Giải quyết những thách thức về môi trường làng nghề

Giải quyết những thách thức về môi trường làng nghề

LNV - Sáng ngày 29/6/2023, tại Hà Nội, Cục Kiểm soát ô nhiễm Môi trường phối hợp với Tổ chức Winrock International và các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo khởi động Sáng kiến “ Giảm thiểu ô nhiễm không khí do hoạt động đốt mở” và Sáng kiến “Giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề gia công tái chế kim loại”.
Điểm sáng bảo vệ môi trường "Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế"

Điểm sáng bảo vệ môi trường "Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế"

LNV - Là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng (nghề cơ khí và nghề điêu khắc tượng gỗ), nhưng với phương châm “không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế”, xã Thanh Thùy (huyện Thanh Oai) đã từng bước tạo lập không gian sinh sống trong lành, xanh mát cho nhân dân.
Yên Bái: Phân loại rác thải tại nguồn góp phần về đích nông thôn mới tại Yên Bình

Yên Bái: Phân loại rác thải tại nguồn góp phần về đích nông thôn mới tại Yên Bình

LNV - Huyện Yên Bình (Yên Bái) đặt mục tiêu cụ thể cho việc phân loại rác thải tại nguồn đến cuối năm 2023 để góp phần thi đua đưa huyện về đích nông thôn mới.
Ô nhiễm môi trường làng nghề: bài toán chưa có lời giải

Ô nhiễm môi trường làng nghề: bài toán chưa có lời giải

LNV - Những năm qua, không thể phủ nhận những lợi ích mà các làng nghề đã và đang đem lại cho nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó, nhiều làng nghề đã bộc lộ những tồn tại, đặc biệt là hệ lụy về ô nhiễm môi trường.
Hội thảo giải quyết những thách thức về môi trường làng nghề tại Việt Nam

Hội thảo giải quyết những thách thức về môi trường làng nghề tại Việt Nam

LNV - Sáng ngày 29/6/2023, tại Hà Nội, Cục Kiểm soát ô nhiễm Môi trường phối hợp với Tổ chức Winrock International và các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo khởi động Sáng kiến " Giảm thiểu ô nhiễm không khí do hoạt động đốt mở" và Sáng kiến "Giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề gia công tái chế kim loại".
Bình Phước: Thị xã Chơn Thành triển khai ứng dựng IMO trong xây dựng trường học xanh

Bình Phước: Thị xã Chơn Thành triển khai ứng dựng IMO trong xây dựng trường học xanh

LNV - Hiện nay, nhiều trường học còn xảy ra tình trạng nhà vệ sinh chưa được đảm bảo; rác thải nhựa phát sinh nhiều khiến quá trình phân loại, xử lý khó khăn; không gian sân trường, lớp học thiếu cây xanh,… Để góp phần giải quyết thực trạng trên, Thị xã Chơn Thành đã triển khai dự án ứng dụng IMO vào xây dựng Trường học xanh.
Các hoạt động làm sạch môi trường, chống ô nhiễm rác thải nhựa

Các hoạt động làm sạch môi trường, chống ô nhiễm rác thải nhựa

LNV - Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6), Ngày Đại dương thế giới (8/6) năm 2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa kêu gọi các bộ, ngành và các địa phương tổ chức các hoạt động làm sạch môi trường, chống rác thải nhựa.
Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 tất cả làng nghề đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường

Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 tất cả làng nghề đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường

LNV - Tại Quyết định số 2546/QĐ-UBND ngày 28-4-2023 ban hành Danh mục, lộ trình và kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường đối với các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, UBND thành phố Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, 100% làng nghề được công nhận của Hà Nội đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường.
Nhiều nguy hiểm tiềm ẩn ở làng nghề thu gom, tái chế phế liệu Xà Cầu

Nhiều nguy hiểm tiềm ẩn ở làng nghề thu gom, tái chế phế liệu Xà Cầu

LNV - Xà Cầu, xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa) là thôn có nghề thu gom, tái chế phế liệu lớn nhất, nhì thành phố Hà Nội. Phế thải chất đống trong sân, ngoài ngõ; khắp các hang cùng, ngỏ hẻm, mọi bờ vùng, bờ thửa, thậm chí cả đất nghĩa trang... đều được tận dụng để làm nghề. Cứ thế, người dân mưu sinh từ phế thải, sống chung cùng phế thải.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới

Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới

OVN - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được nhiều HTX thực hiện khá tốt, nhiều sản phẩm được công nhận đạt từ 3, 4 và cả 5 sao. Tuy nhiên, nhiều HTX luôn đau đáu với việc làm sao để phát triển bền vững, có thể đưa sản phẩm OCOP vào các hệ thống phân phối hiện đại nhiều hơn.
Phục dựng các mẫu đèn Trung thu cổ đã bị thất truyền

Phục dựng các mẫu đèn Trung thu cổ đã bị thất truyền

LNV - Trong dịp lễ Tết Trung thu năm nay, tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, du khách sẽ được tham quan không gian trưng bày các loại đèn trung thu cổ truyền dưới hình thức là các gian hàng trên phố cổ xưa.
Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

LNV - Thành phố Hà Nội thực hiện kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động sản xuất, làng nghề nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra sự cố đặc biệt gây ô nhiễm môi trường.
Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống

LNV - Trong Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về các quy định về phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó đã nêu rõ về tiêu chí, hồ sơ, trình tự để được xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản

Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản

LNV - Ngày 8/9, Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp các sản phẩm nông sản với doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ xuất khẩu năm 2023.
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động