Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

An Giang: Những cánh đồng mặt ruộng không dấu chân người

LNV - Quyết sách mạnh mẽ cộng với tâm huyết, sức lực của con người đang tạo ra một cuộc cách mạng mới trên đồng ruộng tỉnh An Giang.
Hợp tác xã cùng làm cùng hưởng

Vùng Tứ giác Long Xuyên, vựa lúa nức tiếng nhất đồng bằng với diện tích khoảng tầm 400.000ha thuộc 3 tỉnh Kiên Giang, An Giang và Cần Thơ. Nghe kể rằng đất ấy xưa vốn là vùng đồng khô cỏ cháy, nhiễm mặn, nhiễm phèn “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội tựa bánh canh”. Vậy mà, nhờ công sức của con người đào kênh dẫn lũ, thau chua rửa mặn, nhờ những “cuộc cách mạng” trên những cánh đồng mà biến thành vùng canh tác nông nghiệp trọng điểm, mỗi năm cung cấp từ 7 - 8 triệu tấn lúa gạo góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu đi khắp thế giới.


Làm ruộng thời đại 4.0


Những con người, những quyết sách, những công trình xây dựng đã thay đổi Tứ giác Long Xuyên mà thành tựu rõ nhất là đời sống người trồng lúa. Có những ông “chúa đất” mỗi vụ làm hơn hai ngàn công ruộng (khoảng 200ha), ngày thu hoạch thương lái trả một lúc mấy chục tỷ đồng.

Tỉnh An Giang hiện có 230.000ha lúa, tập trung chủ yếu ở các huyện Thoại Sơn, Tri Tôn, Phú Tân và Châu Thành. Theo “chỉ tiêu” trên giao, mỗi năm vùng đất có dân số đông nhất miền Tây này phải đảm bảo sản lượng 4 triệu tấn lúa. Với thực tiễn ở các mô hình kinh tế tập thể đang ngày càng thay đổi tích cực cả về lượng và chất, bà con nói, mức đó cũng nhàn.


Cơ giới hóa trên đồng ruộng ở An Giang.

Chủ tịch Liên hiệp HTX Thoại Sơn Nguyễn Hữu Tho dẫn tôi đi trên những cánh đồng bạt ngàn lúa hè thu đang độ thu hoạch ở Thoại Sơn. Ngày mùa năm nay, anh Tho nói, đã có hơn 1.000ha lúa ở đây đang áp dụng mô hình “mặt ruộng không dấu chân”, có lẽ cũng là mô hình trồng lúa theo chuỗi khép kín hiện đại nhất hiện nay.

Từ chuyện cơ giới hóa, đưa công nghệ xuống đồng, làm đất, bơm tưới, sạ giống, rải phân, phun thuốc, gặt đập, vận chuyển lúa đều do máy móc làm, người nông dân hoàn toàn không phải tham gia bất cứ công đoạn sản xuất nào hết. Giữa lúc cao điểm thu hoạch lúa nhưng chỉ thấy cảnh bà con đứng xem, chẳng phải làm gì, ở đâu cũng nói cười rổn rảng: Nào giờ cứ tưởng đưa máy móc về để tạo công ăn việc làm giúp bà con cuối cùng bị “nó” lấy việc hết trơn à.


Kinh tế hợp tác đã xóa bỏ tư duy manh mún ở An Giang.


Liên hiệp HTX Thoại Sơn của anh Tho vừa mới được thành lập cách đây ít lâu trên cơ sở gom 7 HTX nông nghiệp ở Thoại Sơn gồm An Bình, Bình Thành, Tân Đông, Vọng Thê, Sơn Hòa, Hòa Tân, Thắng Lợi và 4 HTX liên kết là Phú Thuận, Thạnh Giang, Thành Mỹ, Óc Eo. Cùng với Liên hiệp HTX huyện Tri Tôn, từ chỗ những hợp tác xã manh mún nhỏ lẻ trở thành cộng đồng trồng lúa hơn 3.700 hộ và diện tích khoảng 23.000ha. Đó là thành quả đến từ quyết tâm của tỉnh An Giang và Tập đoàn Lộc Trời.

Anh Tho kể, trong quá trình Lộc Trời liên kết với hợp tác xã, người dân ở An Giang để xây dựng chuỗi liên kết lúa gạo mới nhận thấy hết các điểm yếu của hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ. Từ tổ chức sản xuất, điều hành, vốn đến yếu tố con người. Hợp tác xã nông nghiệp mà chỉ mấy chục thành viên, trông vào vài ba dịch vụ lèo tèo và chiết khấu vật tư nông nghiệp quả thật rất khó. Doanh nghiệp muốn đầu tư hỗ trợ hợp tác xã mở rộng diện tích sản xuất nhưng không có cách nào. Muốn đưa máy móc hiện đại để cơ giới hóa ruộng đồng cũng không xong vì quy mô quá nhỏ. Mua sắm trang thiết bị toàn tiền tỷ mà chạy một ngày nghỉ ba bốn ngày thì làm sao nổi.


Tham gia hợp tác xã, nông dân ở An Giang vừa nhàn vừa được bao lợi nhuận.


Tính đến năm 2022 tỉnh An Giang có 192 hợp tác xã nông nghiệp, hơn 13.000 thành viên, tính bình quân cũng mới chỉ 60 - 70 người trong một hợp tác xã. Nhiệm vụ của những liên hiệp hợp tác xã như Thoại Sơn là đưa cơ giới hóa vào toàn bộ quá trình sản xuất nông nghiệp, phải trở thành nơi mua chung, bán chung vật tư, tăng thêm các dịch vụ để phục vụ thành viên và trở thành đối tác trung gian giữa bà con và doanh nghiệp.

Thay đổi cấp bách nhất là khâu tổ chức và yếu tố con người. Một đội ngũ cán bộ trẻ, có năng lực, kiến thức của Lộc Trời được “cài” vào 30 hợp tác xã trong vùng nguyên liệu của tập đoàn theo kiểu ba cùng. Cùng ăn, cùng ở, cùng làm. Họ tham gia vào ban lãnh đạo của các hợp tác xã để cùng nhau tổ chức sản xuất, kinh doanh. Chủ tịch hội đồng quản trị của hợp tác vẫn là người địa phương nhưng giám đốc, phó giám đốc là những người trẻ của Lộc Trời. Khát vọng và tư duy mới, họ mang sứ mệnh thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, cơ giới hóa đồng ruộng và mở các dịch vụ phục vụ thành viên. Tất cả những “ông” này đều không nhận lương từ hợp tác xã.

Chủ tịch HTX nông nghiệp An Bình ở huyện Thoại Sơn, ông Trịnh Công Minh cũng là một người không lương như vậy. Ông Minh cùng với giám đốc và phó giám đốc hợp tác xã là “người của Lộc Trời” điều hành sản xuất trên diện tích 1.050ha lúa, thành tựu lớn nhất của họ là xóa bỏ được cảnh người dân bị thương lái ép giá, lúa làm ra không biết bán cho ai.
Ông Minh kể, chỉ mấy năm trước thôi bà con trồng lúa còn vất vả lắm, khốn khó trăm bề. Đầu vụ nhà nào có tiền còn chủ động được vật tư, nhà không có phải mua thiếu các đại lý. Giống má, phân thuốc, dịch vụ bơm tưới, máy cày, máy gặt đều chờ đến cuối vụ mới có trả và chịu cảnh người ta kê lãi. Hạt lúa vất vả làm ra lúc được giá không kêu được người mua, lúc sụt thì bị cò, thương lái ép giá. Hợp tác xã nông nghiệp cũ có từ lâu lắm rồi nhưng nào có ai vô đâu. Nài nỉ bao nhiêu bà con cũng không xuôi bởi thực tế có vô cũng không khác ở ngoài.

“Người của Lộc Trời” về, toàn bộ khâu tổ chức sản xuất được sắp xếp lại. Hợp đồng cung ứng vật tư, sử dụng dịch vụ của hợp tác xã, bao tiêu lúa gạo được ký kết. Tham gia hợp tác xã ngoài những chính sách cung ứng vật tư đến cuối vụ mới thu tiền mà không tính lãi, bà con còn được hỗ trợ 200 đồng/kg sản xuất đúng quy trình.

Đi sang các hợp tác xã nông nghiệp khác như Vọng Thê, Sơn Hòa, Hòa Tân, Thắng Lợi cũng đều như vậy. Lợi ích từ kinh tế tập thể ở các mô hình liên hiệp hợp tác xã đang trở thành phong trào lan tỏa rộng khắp. Đơn của bà con xin vào hợp tác xã, đơn của hợp tác xã xin gia nhập liên hiệp, đơn xin “người của Lộc Trời” về ngày một nhiều hơn. Vùng nguyên liệu sản xuất lúa gạo ở Thoại Sơn, Tri Tôn, Phú Tân và Châu Thành trở thành rộng lớn đã đành, đầu óc, tư duy con người cũng đã mở mang thêm nhiều lắm.

Làm ruộng vừa nhàn vừa tăng lợi nhuận

Cái thông tin cách làm ruộng khá lạ lùng kia là tôi được nghe từ ông Trương Kiên Thọ. Chẳng những thế, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh An Giang còn ví von, người trồng lúa ở An Giang bây giờ không khác gì thượng đế, có đầy đủ các tùy chọn, muốn làm theo kiểu nào cũng được, đều nhàn và có lời, như kiểu được bảo hiểm rủi ro.

Quả thực, ở các liên hiệp hợp tác xã Thoại Sơn và Tri Tôn hôm nay bà con trồng lúa đã khác xưa lắm rồi. Ngay từ đầu vụ, các liên hiệp hợp tác xã nhận đặt hàng của các doanh nghiệp, sản lượng bao nhiêu, tiêu chuẩn ra sao, lúa gạo sẽ đi những thị trường nào rồi phân bổ chỉ tiêu về cho các hợp tác xã. Căn cứ vào những đơn hàng đó, hợp tác xã đứng ra ký trực tiếp với bà con, tất cả tạo thành chuỗi khép kín, minh bạch, rõ ràng. Vụ hè thu vừa rồi Liên hiệp HTX Thoại Sơn có 4 phương thức liên kết để người dân lựa chọn.

Ví dụ hình thức liên kết bao lợi nhuận. Đầu vụ bà con ký hợp đồng với hợp tác xã, toàn bộ vật tư đầu vào, các dịch vụ sản xuất hợp tác đứng ra lo, bà con không phải tham gia vào bất cứ công đoạn sản xuất nào. Hai bên thống nhất với nhau năng suất, sản lượng cam kết bán lại cho hợp tác xã theo mức giá cố định, phần tăng thêm sẽ bán theo giá thị trường.
Hoặc bà cũng có thể lựa chọn hình thức liên kết truyền thống. Tập đoàn Lộc Trời thông qua các hợp tác xã đầu tư toàn bộ vật tư đầu vào, sử dụng dịch vụ của các hợp tác xã, đến cuối vụ mua bán lúa theo giá thỏa thuận.

Mới nhất là môt hình liên kết “mặt ruộng không dấu chân”, như cách gia đình ông Nguyễn Phi Sơn Hổ ở xã Tây Phú, huyện Thoại Sơn đang làm.

Ông Hổ có 24ha ruộng. Tham gia liên kết với Tập đoàn Lộc Trời theo hình thức “mặt ruộng không dấu chân”, ông Hổ nói, hay ở chỗ là “không phải làm gì mà vẫn được cam kết mức lợi nhuận 40 triệu đồng/ha/năm”.

Làm ruộng mà ngay từ đầu vụ đã được hỗ trợ vật tư đầu vào, từ giống, phân bón, thuốc BVTV, đến khi thu hoạch lại được bao tiêu đầu ra. Làm ruộng chẳng phải chân lấm tay bùn gì, toàn bộ quá trình canh tác đều ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, mỗi khi thăm đồng, bơm nước còn được trả công. Làm ruộng gì mà từ làm đất, rải phân, phun thuốc, thu hoạch đều có máy móc làm hết thì ai không muốn làm. Sướng nhất là nhìn cảnh máy bay không người lái (drone) phun thuốc BVTV. Trước kia mỗi khi gặp dịch bệnh, cõng bình phun thuốc oằn lưng ra, vừa vất vả lại vừa độc hại, bây giờ chỉ việc cầm điều khiển, cả một cánh đồng mênh mông mấy chục ha mà máy nó phun vèo cái là xong. Vụ này 24ha ruộng của gia đình ông Hổ dự kiến thu khoảng tầm hơn 200 tấn lúa, nhờ hình thức “bao lời” đã thu tiền tỷ nhẹ nhàng.

“Cái hay của mô hình “mặt ruộng không dấu chân” là đồng bộ cơ giới hóa từ đầu vụ đến cuối vụ. Từ sạ lúa, bón phân, phun thuốc, tất cả các khâu từ làm đất đến thu hoạch được đều được cơ giới hóa hoàn toàn. Đây cũng là cơ sở để hình thức liên kết này có thể “bao lời” cho bà con, bởi vì khi ứng dụng cơ giới hóa vào đồng ruộng đã giúp tiết kiệm giống, giảm lượng phân bón, thuốc hóa học, giảm chi phí sản xuất so với truyền thống từ 20 - 30%”, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang chia sẻ.

Bài, ảnh: Hoàng Anh - Hoàng Vũ

Theo ông Trương Kiên Thọ, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh An Giang thì, từ nay đến năm 2025, An Giang sẽ thành lập thêm 108 hợp tác xã nông nghiệp, mỗi năm tối thiểu 27 cái để phục vụ các ngành hàng chủ lực của tỉnh. Con đường kinh tế tập thể là bắt buộc, không thể nào cứ nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm mà phải cùng nhau tổ chức sản xuất, cùng nhau đưa ra phương án kinh doanh, cùng nhau tính toán thị trường… Những hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp sẽ giữ vai trò chủ thể chính trong quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng linh hoạt, chủ động thích ứng với nhu cầu thị trường, tiến tới hình thành những vùng sản xuất chuyên canh, tập trung quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực của An Giang.

Tin liên quan

Tin mới hơn

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
TPHCM: Phấn đấu có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn kiểu mẫu

TPHCM: Phấn đấu có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn kiểu mẫu

LNV - UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch thực hiện xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn vùng nông thôn TP.HCM với mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025, có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu gắn với đô thị hóa trên địa bàn vùng nông thôn Thành phố giai đoạn 2021 – 2025.
Phú Yên thành lập mới ít nhất 15 hợp tác xã vào năm 2030

Phú Yên thành lập mới ít nhất 15 hợp tác xã vào năm 2030

LNV - Tỉnh Phú Yên đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 sẽ tư vấn, hỗ trợ thành lập mới ít nhất 15 hợp tác xã (HTX), 45 tổ hợp tác (THT) trong nông nghiệp; củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động cho 34 HTX nông nghiệp.
Đại Phác - vùng quê có nhiều đổi thay

Đại Phác - vùng quê có nhiều đổi thay

LNV - Về xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu Đại Phác, huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) điều khiến ai cũng phải ấn tượng là bởi vùng quê này đã có nhiều đổi thay rõ nét. Nhiều ngôi nhà xây mới mọc lên, những con đường rợp bóng cây xanh và các loài hoa khoe sắc, đồng lúa xanh màu no ấm...
Làng nông thôn mới - Saemaul ở Hậu Giang

Làng nông thôn mới - Saemaul ở Hậu Giang

LNV - Cuối năm 2015, UBND tỉnh Hậu Giang ký kết hợp tác cùng quỹ toàn cầu hóa nông thôn mới (NTM) Saemaul Undong Hàn Quốc triển khai Dự án Làng NTM-Saemaul
Hà Giang: Xã Đồng Tâm hân hoan, phấn khởi về đích Nông thôn mới

Hà Giang: Xã Đồng Tâm hân hoan, phấn khởi về đích Nông thôn mới

LNV - Đồng Tâm là một trong ba xã của huyện Bắc Quang được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) năm 2023; đây là kết quả đáng tự hào sau hơn 10 năm đồng lòng, chung sức nỗ lực vượt khó của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Về đích NTM đem lại cho người dân niềm phấn khởi, nguồn động lực để không ngừng cố gắng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Tin khác

Bà Rịa-Vũng Tàu: Thêm 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Bà Rịa-Vũng Tàu: Thêm 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký các Quyết định số 632, 633/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Đất Đỏ và huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Sơn La: Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Sơn La: Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Tiêu chí môi trường, là một trong những tiêu chí khó trong hành trình xây dựng nông thôn mới, các địa phương trong tỉnh triển khai nhiều giải pháp, đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân hoàn thiện, duy trì và nâng cao chất lượng các chỉ tiêu thuộc tiêu chí môi trường; chủ động lồng ghép các nội dung của chương trình vào từng ngành, lĩnh vực có liên quan... góp phần xây dựng nông thôn mới.
Tuyên Quang: Thêm 5 xã được công nhận nông thôn mới nâng cao

Tuyên Quang: Thêm 5 xã được công nhận nông thôn mới nâng cao

LNV - UBND tỉnh Tuyên Quang vừa ban hành quyết định công nhận thêm 12 xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM), trong đó có 05 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.
Thanh Hoá: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Thời gian qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong phong trào XDNTM đã được các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tập trung chỉ đạo, nhằm lưu giữ và phát triển nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân.
Nghệ An: Trên 39.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Nghệ An: Trên 39.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

LNV - Trong giai đoạn 2021-2023, toàn tỉnh Nghệ An có thêm 39 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và thêm 32 thôn, bản đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã NTM toàn tỉnh lên 319 xã/411 xã.
Huyện Yên Định (Thanh Hóa): Phấn đấu về đích Nông thôn mới nâng cao

Huyện Yên Định (Thanh Hóa): Phấn đấu về đích Nông thôn mới nâng cao

LNV - Huyện Yên Định phấn đấu đạt huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024 nên còn rất nhiều việc phải làm và tập trung cao, chỉ đạo quyết liệt, nỗ lực lớn mới hoàn thành.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Cách trung tâm huyện 07 km, Vạn Thắng là xã thuộc vùng nội đồng của huyện Ba Vì (Hà Nội), có tổng diện tích đất tự nhiên 990,67 ha, dân số 3.904 hộ, 16.469 nhân khẩu cư trú tại 07 thôn trong xã. Nền kinh tế của xã đa thành phần, gồm sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi và công nghiệp, thương mại dịch vụ.
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới

Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới

LNV - Đến nay, toàn tỉnh có 09/09 huyện, thị xã, thành phố được công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; 85/85 xã đạt chuẩn NTM; 51/85 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 09 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 639/640 ấp đạt chuẩn văn hóa, ấp NTM (99,8%); 82 ấp NTM kiểu mẫu (12,8%); 02 huyện Cầu Kè và Tiểu Cần đạt NTM nâng cao.
Xã Quảng Ninh đón nhận quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao

Xã Quảng Ninh đón nhận quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao

LNV - Sáng ngày 30/6, xã Quảng Ninh huyện Quảng Xương tổ chức lễ công bố và đón nhận quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Nghệ An: Thêm 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và nâng cao

Nghệ An: Thêm 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và nâng cao

LNV - Ngày 28/6, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu năm 2023. ​​​​​​
Phước Quang vinh dự là xã NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Bình Định

Phước Quang vinh dự là xã NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Bình Định

LNV - Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Phước Quang, huyện Tuy Phước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, chung sức, đồng lòng về đích đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2023. Đây là xã NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh Bình Định.
Long An: Hội LHPN huyện Cần Giuộc chung tay xây dựng nông thôn mới

Long An: Hội LHPN huyện Cần Giuộc chung tay xây dựng nông thôn mới

LNV - Đóng góp vào phong trào xây dựng nông thôn mới (XDNTM), các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đã triển khai, thực hiện nhiều phong trào, hoạt động thiết thực. Từ đó góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, phát triển KT-XH, nâng cao đời sống của người dân.
Nam Định: Mặt trận Tổ quốc Xuân Trường vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định: Mặt trận Tổ quốc Xuân Trường vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

LNV - Trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) huyện Xuân Trường xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu rõ và tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong đó có chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), thấy được quyền lợi, trách nhiệm của mình để từ đó chủ động tham gia.
Hà Nội: Xã Dương Quang được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội: Xã Dương Quang được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Sáng 17/05, Đảng uỷ-HĐND-UBND-UBMTTQ xã Dương Quang, huyện Gia Lâm tổ chức Lễ công bố và đón nhận danh hiệu “Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao” và kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 – 19/05/2024).
Thanh Hóa: Huyện Hà Trung về đích nông thôn mới

Thanh Hóa: Huyện Hà Trung về đích nông thôn mới

LNV - Huyện Hà Trung là huyện đồng bằng nằm ở phía Bắc tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 25km. Là địa phương giàu truyền thống cách mạng, văn hóa. Sau hơn 12 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đến nay Hà Trung đã cán đích ngoạn mục.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động