8X bỏ nghề điều dưỡng về quê làm bạn với ốc, cá, kiếm nửa tỷ đồng mỗi năm
Lê Thiên Tư bỏ nghề điều dưỡng, về quê sớm hôm cắt cỏ, nuôi cá, ốc, ếch, thu hàng trăm triệu mỗi năm.
Năm 2011, sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng y tế Thanh Hóa, Tư bắt đầu làm điều dưỡng viên tại một bệnh viện chuyên về mắt trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Công việc điều dưỡng giúp chàng thanh niên có cuộc sống ổn định lúc bấy giờ.
Thế nhưng, với đam mê làm nông nghiệp và truyền thống làm kinh tế trang trại của gia đình đã khiến anh có những quyết định hết sức bất ngờ. Năm 2014, biết được Tư yêu thích ngành nông nghiệp hơn điều dưỡng, một người quen đã giới thiệu anh làm tư vấn kỹ thuật cho một trang trại nuôi thỏ New Zealand ở huyện Yên Định, với mức lương 15 triệu đồng/tháng.
Những con ốc bố mẹ được Tư chăm sóc kỹ lưỡng.
"Cả nhà tôi ai cũng làm kinh tế trang trại, khi đi làm điều dưỡng tôi cứ luôn nghĩ có một ngày sẽ phải theo đuổi đam mê nông nghiệp như bố mẹ và các anh. Như một cơ duyên, được làm ở trại thỏ tôi vui lắm. Tôi quyết định bỏ nghề điều dưỡng kể từ đó", anh Tư nhớ lại.
Sau khi làm ở trại thỏ được hai năm, máu đam mê lại một lần nữa trỗi dậy. Trong một lần tham quan những mô hình nuôi ốc và ếch, Tư nhận thấy đây mới là điều mà anh vẫn mong muốn bấy lâu. Anh đã bỏ ngang mức lương cao ở trại thỏ, quyết định về quê khởi nghiệp.
Ốc giống chuẩn bị đến thời kỳ xuất bán ra thị trường.
Nghĩ là làm, năm 2016, tận dụng hơn 6.000m2 đất nông nghiệp của gia đình, Lê Thiên Tư vay mượn rồi đầu tư xây dựng bể xi măng, đào ao nuôi ốc, ếch, cá rô. Chủ yếu các mặt hàng mà Tư hướng đến đều được đầu tư dưới dạng bán con giống.
Những ngày đầu khi bắt tay vào làm nông nghiệp, Tư gặp không ít khó khăn. "Tuy đã thừa hưởng được kinh nghiệm làm nông từ gia đình nhưng tôi cũng trải qua không ít khó khăn. Nuôi ốc giống không đơn giản như nhiều người thường nghĩ. Ngoài việc cho ốc ăn, còn phải nắm bắt được thuộc tính sinh sống của ốc. Điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng rất nhiều, nếu không nắm bắt kỹ thuật sẽ rất dễ thất bại", anh Tư chia sẻ.
Mô hình ếch cũng được chàng thanh niên Lê Thiên Tư đầu tư khá kỳ công.
Từ ốc, anh Tư nhanh chóng hướng đến nhiều giống nuôi khác như ếch, cá trê, cá rô đầu vuông… Đến nay, Tư sở hữu một mô hình trang trại rộng gần 8.000m2.
Để mở rộng thêm nhiều mặt hàng, anh Tư còn đầu tư thêm mô hình nuôi cá chạch. Đây là giống chạch được đưa về từ Đài Loan, hiện đang là mặt hàng đắt khách nhất tại trang trại của Tư.
Cá chạch, mặt hàng bán khá chạy tại trang trại Thiên Tư.
Nói về con chạch, Tư cho biết: "Việc nuôi cá chạch tàu phải trải qua kỹ thuật nuôi khá cẩn thận từ những ngày đầu thả cá giống. Khi thả giống cá chạch xuống ao nuôi phải chọn con khỏe mạnh, đồng đều, có chiều dài 2 - 5cm. Sau khi nhân được giống, chạch giống được bán với giá 200 đồng/con, nuôi sau 4 - 6 tháng bán với giá 80.000 đồng/kg".
Hiện, trung bình mỗi năm trang trại của anh Tư xuất bán khoảng 100 vạn giống cá rô đầu vuông, gần 1 tấn cá trê, ốc, chạch, ếch… đem về nguồn thu mỗi năm từ 400 - 500 triệu đồng.
Ngoài ra, anh còn nuôi thêm cá rô đầu vuông có nguồn gốc từ các tỉnh miền Tây.
Chàng trai trẻ có được cơ ngơi thành công bởi sự tự tin, quyết đoán, dám thay đổi vì đam mê.
Thị trường tiêu thụ của trang trại anh Tư chủ yếu trong địa bàn tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh lân cận như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình.
Chia sẻ về kinh nghiệm thành công của mình, anh Tư cười nói: "Tôi có được thành công như ngày hôm nay cũng nhờ phần nào những kiến thức từ ngành y. Nhờ có ngành y mà tôi hiểu được những bệnh lạ của con giống và có cách để khắc chế nó".
Dự định về tương lai, anh Tư cho biết sẽ mở rộng thêm trang trại và đầu tư thêm mô hình cây trồng ngắn ngày ven các ao, đầm để tạo thêm nguồn thu nhập và bóng mát cho con giống.
Thanh Tùng/Dân trí
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
11:27 | 27/03/2025 Khởi nghiệp

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
10:40 | 19/03/2025 Khởi nghiệp

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông
19:32 | 25/02/2025 Khởi nghiệp

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 | 26/12/2024 Khởi nghiệp

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ
09:09 | 25/12/2024 Khởi nghiệp

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 | 12/12/2024 Khởi nghiệp
Tin khác

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp

Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp

Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp

Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
13:56 | 18/06/2024 Khởi nghiệp

Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung
14:19 | 20/05/2024 Khởi nghiệp

Dệt thổ cẩm Hà Ri được công nhận làng nghề
11:30 Tin tức

Hanoi Art Fair: Hội làng nghề đa sắc - Đưa nghệ thuật đến gần với công chúng
11:29 Văn hóa - Xã hội

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển
11:29 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế
11:28 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nhơn Hải điểm sáng về nông thôn mới kiểu mẫu văn hóa - du lịch
11:28 Nông thôn mới









