Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

7 loại bánh 'ẩn mình trong lá' đậm hương vị Việt

TBV - Ẩm thực Việt Nam luôn đẹp mắt và ngon miệng với nhiều hình thức thể hiện, đặc biệt có những loại bánh cổ truyền được gói từ các loại lá quen thuộc.

Bánh chưng, bánh tét

Nếu nhắc đến các loại bánh đặc trưng của ẩm thực Việt được gói trong lá thì không thể nào bỏ qua bánh chưng và bánh tét. Đây là hai loại bánh cổ truyền lâu đời của hai miền Nam - Bắc, không thể thiếu trong bất cứ gia đình nào, đặc biệt vào mỗi dịp Tết đến xuân về.


Được gói ghém và nấu chín cẩn thận với hai dáng hình quen thuộc là tròn dài và vuông vức bằng lá dong, bánh chưng và bánh tét luôn nhuốm một màu xanh lục ngoài vỏ khi bóc từng lớp lá. Hương vị đặc trưng của gạo nếp quyện với hương đỗ và thịt nạc luôn khiến người thưởng thức nhớ về cội nguồn. Bánh chưng và bánh tét được ăn kèm với dưa muối và củ kiệu để tạo nên mùi vị độc đáo hơn.

Bánh tẻ

Bánh tẻ, còn được gọi là bánh răng bừa, là loại bánh truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bánh được làm từ bột gạo tẻ, gói bằng lá dong hoặc lá chuối và được luộc chín. Mỗi địa phương đều có phương pháp chế biến khác nhau nhưng đều phải qua 2 công đoạn chính là làm nhân và vỏ bánh.


Gạo làm phần vỏ bánh được xay thành bột nước, sau đó đun nhỏ lửa, vừa đun vừa liên tục khuấy để bột mềm và tránh vón cục. Nguyên liệu để làm nhân bánh tẻ truyền thống gồm gạo tẻ, thịt lợn vai, mộc nhĩ. Nhiều địa phương có thể cho thêm lạc, nấm hương. Hiện nay, ngoài bánh nhân thịt, còn có thêm nhân đỗ. Sau khi đã xong vỏ và nhân, người ta lấy một lượng vừa phải phần bột đã cô đặc, đặt lên lá dong rồi rải thịt lên lớp bột rồi cuốn lại theo hình thuôn dài và luộc chín.

Bánh gai

Bánh gai là một món bánh đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, có hình vuông, vừa bằng bàn tay. Ở Bình Định hay một số tỉnh miền Trung khác, bánh ít lá gai hình chóp nhọn, cũng là món ăn có hương vị và cách chế biến tương tự.


Lá gai sau khi được giã ra, luộc lên và trộn với bột nếp sẽ được nặn hình tròn làm vỏ bánh. Nhân bánh thường gồm đỗ xanh nấu chín, giã nhuyễn, mỡ lợn, dừa, hạt sen... thái nhỏ trộn lẫn. Sau khi đặt nhân vào bên trong lớp vỏ sẽ được gói bằng lá chuối và cho vào chõ đồ lên. Không nhuốm màu xanh lục như bánh chưng hay bánh tét, bánh gai thường có màu đen. Bánh có vị ngọt, bùi, thơm ngậy của nhân bánh, mát dẻo của vỏ bánh. Món bánh này thường được thưởng thức như đồ tráng miệng.

Bánh phu thê

Bánh phu thê, có nguồn gốc từ Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, chỉ cái tên thôi cũng khiến bạn liên tưởng tới đám cưới, tới cô dâu - chú rể. Và đúng như vậy vì đây là loại bánh được sử dụng ở các đám cưới và đám hỏi của nhiều vùng miền ở Việt Nam.


Vỏ bánh phu thê thường làm từ bột năng. Nhân bánh là đỗ xanh ngâm kỹ, đãi sạch vỏ, đem hấp chín, nghiền mịn, trộn đường và dừa sợi. Bánh thường được gói bằng hai lớp lá, bên trong là lá chuối chống dính, bên ngoài là lá dừa. Ở các đám cưới, đám hỏi, bánh có thể được bọc thêm một lớp giấy màu đỏ. Bánh có vị ngọt của nhân, dai dai của vỏ bánh.

Bánh tro

Bánh tro có thành phần chính là gạo nếp, ngâm qua nước tro sau đó được gói bằng lá đót hoặc lá tre đã được luộc qua nước sôi và lau khô. Lá được cuộn thành hình phễu rồi cho gạo nếp vào, gấp lá kín lại thành một khối hình tam giác rồi dùng lạt buộc, sau đó được xâu lại với nhau và bỏ vào nồi luộc. Ở nhiều nơi, bánh được gói theo dạng thuôn dài, tương tự như bánh tẻ.


Vì gạo được ngâm qua nước tro nên khi bóc lớp vỏ bánh, bạn sẽ thấy một màu vàng óng ả ở lớp vỏ, khi ăn sẽ cảm nhận được vị mềm dẻo của gạo nếp. Bánh tro được chấm với mật mía hoặc mật ong để tăng thêm hương vị ngọt ngào thơm dẻo của bánh.

Bánh trứng kiến

Bánh trứng kiến là một loại bánh độc đáo của người dân tộc Tày các vùng núi cao. Nguyên liệu chính để làm loại bánh này chính là trứng kiến, bột nếp và đặc biệt được gói bằng một loại lá chỉ mọc phổ biến ở vùng cao, đó là lá vả.


Lá vả dùng để bọc bánh là lá vả non để khi được hấp chín, người ta có thể ăn luôn cả lá. Khi ăn, bạn sẽ luôn cảm nhận được độ dẻo của nếp, vị béo ngậy của trứng kiến và vị mềm của lá vả.

Bánh giò

Bánh giò là loại bánh ăn vặt quen thuộc ở Hà Nội. Bánh giò được làm từ bột gạo tẻ và bột năng nên bánh khá thanh, mềm không giống như các loại làm từ bột nếp. Nhân bánh là sự kết hợp của thịt băm, mộc nhĩ, hành khô, nấm hương... sau đó được gói bằng lá chuối nên vỏ bánh cũng có màu xanh nhạt trông khá mát mắt và ngon miệng.


Lá chuối để gói bánh giò thường được phơi héo sau đó lau cho thật sạch và để khô, xếp vào phễu để thành khuôn rồi cho bánh, nhân bánh vào rồi gói bằng dây lạt. Bánh sau khi gói cho vào chõ hấp chừng 30 phút là chín.

Vĩnh Hy
Theo ngoisao.net

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu

Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu

LNV - Các sản phẩm của Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu nổi tiếng không chỉ bởi sự đa dạng, chất lượng, sự tinh xảo về nghệ thuật chế tác mà còn thể hiện tính đặc trưng của văn hóa làng nghề tiểu thủ công truyền thống của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP

Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa có Quyết định phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 -2025.
Phú Thọ: Giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường

Phú Thọ: Giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường

LNV - Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường không chỉ là một hoạt động sản xuất thủ công mà còn mang đậm giá trị văn hóa, phản ánh đời sống, phong tục tập quán và bản sắc riêng biệt của cộng đồng người Mường. Tại xã Kim Thượng và xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn, nghề dệt thổ cẩm đã trở thành một di sản quý giá, được truyền từ đời này sang đời khác, góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa truyền thống của dân tộc.
Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch mùa đông

Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch mùa đông

LNV - Ngày 20/11 tỉnh Quảnh Ninh đã công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh-Điểm đến bốn mùa”. Đây là sự phối hợp của Sở Du lịch Quảng Ninh, Hiệp hội Du lịch và 340 doanh nghiệp nhằm gia tăng sức cạnh tranh, tăng cường thu hút du khách đến với miền di sản vào dịp cuối năm 2024.
Vẻ đẹp độc đáo Lũy cổ Phương Mai

Vẻ đẹp độc đáo Lũy cổ Phương Mai

LNV - Di tích lịch sử Lũy cổ Phương Mai được UBND tỉnh Bình Định công nhận là di tích cấp tỉnh ngày 20/7/2010. Lũy cổ này được xây dựng cách đây hơn 200 năm và đang là điểm tham quan du lịch cùng với di tích lịch sử Tượng đài Trần Hưng Đạo tại khu vực 9 (gọi là Hải Minh), phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn.
Bình Định: Làm du lịch cộng đồng nơi cổng trời Vĩnh Sơn

Bình Định: Làm du lịch cộng đồng nơi cổng trời Vĩnh Sơn

LNV - Vĩnh Sơn là xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, mặc dù trong điều kiện khó khăn nhưng anh thanh niên dân tộc Mường Bùi Ngọc Thanh khởi nghiệp thành công bằng mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm độc đáo.

Tin khác

Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch

Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch

LNV - Ca Organic Farm của anh Võ Vinh Ca ở thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định xây dựng và thực hiện mô hình nông nghiệp tuần hoàn với quy trình khép kín. Đặc biệt mô hình du lịch canh nông này đã thu hút hàng chục ngàn lượt khách du lịch và học sinh, sinh viên đến tham quan, trải nghiệm.
Bình Định đề xuất đầu tư loại hình vận tải Taxi bay để phát triển du lịch

Bình Định đề xuất đầu tư loại hình vận tải Taxi bay để phát triển du lịch

LNV - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông vân tải xin chủ trương xây dựng Đề án thí điểm Taxi bay hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Định, để phát triển du lịch, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.
Bình Định: Vai trò người có uy tín đóng trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc

Bình Định: Vai trò người có uy tín đóng trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc

LNV - Những người có uy tín không chỉ là “kho tàng sống” của văn hóa dân tộc mà còn là cầu nối quan trọng giúp cộng đồng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập và phát triển.
Phát triển du lịch cộng đồng tại Làng nghề mai cảnh bật nhất miền Trung

Phát triển du lịch cộng đồng tại Làng nghề mai cảnh bật nhất miền Trung

LNV - Thị xã An Nhơn đang xây dựng và hình thành điểm đến tại các Làng nghề mai cảnh Nhơn An, nhằm thu hút du khách và tôn vinh những giá trị văn hóa cây mai cảnh, phát huy giá trị thương hiệu Mai vàng An Nhơn.
Phát triển du lịch sinh thái với tiềm năng từ nghề sản xuất chè

Phát triển du lịch sinh thái với tiềm năng từ nghề sản xuất chè

LNV – Mô hình du lịch nông nghiệp của HTX Chè Suối Reo tận dụng lợi thế của đồi chè rộng lớn của huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) để thu hút đông đảo du khách gần xa đến tham quan và nghỉ dưỡng. Đây là cơ hội để quảng bá nét đẹp thiên nhiên và sản phẩm nông sản chất lượng của địa phương.
Phú Yên: Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân làm du lịch

Phú Yên: Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân làm du lịch

LNV - Làng nghề chiếu cói Phú Tân, xã An Cư, huyện Tuy An tồn tại trên một trăm năm. Để hòa nhập với xu thế phát triển, HTX sản xuất - dịch vụ - du lịch chiếu cối An Cư ra đời để kết nối làng nghề với du lịch, đem lại hướng phát triển du lịch làng nghề mới cho địa phương.
Làng bánh tráng Tân An - Tiềm năng phát triển du lịch trải nghiệm

Làng bánh tráng Tân An - Tiềm năng phát triển du lịch trải nghiệm

LNV - Làng Tân An thuộc xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch, (Quảng Bình) nằm nép mình bên dòng sông Gianh thơ mộng, phong cảnh rất thanh bình, đây chính là tiềm năng và thế mạnh rất lớn để phát triển du lịch làng nghề Quảng Bình.
Khảo sát du lịch đường sông và làng nghề gạch gốm đỏ Mang Thít

Khảo sát du lịch đường sông và làng nghề gạch gốm đỏ Mang Thít

LNV - Sáng 28/9, đoàn khảo sát du lịch đường sông tỉnh Vĩnh Long đã có hành trình tham quan làng nghề gạch gốm đỏ Mang Thít.
Bình Định: Đến cảng cá Đề Gi, người dân vẫn đảm bảo nguồn sinh kế

Bình Định: Đến cảng cá Đề Gi, người dân vẫn đảm bảo nguồn sinh kế

LNV - Đây là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang khi nói về việc di dời toàn bộ tàu cá neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn về khu vực đầm Đề Gi tại cuộc họp báo tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội quý IV năm 2024 vào chiều 8/10/2024.
Bình Định: Định hướng phát triển du lịch làng nghề

Bình Định: Định hướng phát triển du lịch làng nghề

LNV - Sở Du lịch Bình Định vừa có báo cáo về tình hình triển khai và kết quả thực hiện Đề án “Thí điểm phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025”. Việc triển khai Đề án tại 4 làng nghề truyền thống tiêu biểu của tỉnh Bình Định đã tạo ra những kết quả nổi bật đáng ghi nhận.
Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống

Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống

LNV - Phát triển làng nghề gắn với du lịch là hướng đi nhiều triển vọng, mang lại lợi ích kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; đồng thời, gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Vì vậy, các địa phương trong tỉnh đã hình thành nhiều tour du lịch trải nghiệm tại các làng nghề.
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)

Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)

LNV - Những ngày qua, do ảnh hưởng của Cơn bão lịch sử (Bão Yagi), mưa lớn xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh miền Bắc, nước lũ sông Hồng dâng cao khiến hàng chục ha trồng đào, quất tại làng Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội bị hư hỏng do úng nước
Hiệp hội du lịch tỉnh Hải Dương: Tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ II mở rộng

Hiệp hội du lịch tỉnh Hải Dương: Tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ II mở rộng

LNV - Vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị Âu Cơ thành phố Hải Dương, (tỉnh Hải Dương), Hiệp hội Du lịch tỉnh Hải Dương đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ II mở rộng để triển khai công tác chuẩn bị Đại hội Hiệp hội lần thứ III sẽ diễn ra tháng 11/2024. Đồng thời trao quyết định kết nạp hội viên mới.
Khách du lịch đến Bình Định ước đạt hơn 200 nghìn lượt khách

Khách du lịch đến Bình Định ước đạt hơn 200 nghìn lượt khách

LNV - Theo thống kê lượng khách du lịch đến Bình Định ước đạt 204.044 lượt khách, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2023 (dịp lễ 2/9/2023 đạt 180.570 lượt); doanh thu từ khách du lịch ước đạt 555 tỷ đồng, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Đến Mù Cang Chải trải nghiệm mùa vàng Tây Bắc

Đến Mù Cang Chải trải nghiệm mùa vàng Tây Bắc

LNV – Tháng 9 tới Mù Cang Chải (Yên Bái) du khách đều “choáng ngợp” trước vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang chuẩn bị bước vào mùa thu hoạch, một vẻ đẹp được tạo nên từ thiên nhiên và bàn tay chăm bón của người dân nơi đây.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

LNV – Với lợi thế có đến 10 làng nghề truyền thống, những năm qua Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã có nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương. Trong đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

LNV- Những năm qua, công tác khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động làng nghề, lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện. Đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn

Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn

LNV - Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay toàn tỉnh Phú Yên có gần 350 sản phẩm OCOP. Chương trình đã thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.
Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu

Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu

LNV - Các sản phẩm của Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu nổi tiếng không chỉ bởi sự đa dạng, chất lượng, sự tinh xảo về nghệ thuật chế tác mà còn thể hiện tính đặc trưng của văn hóa làng nghề tiểu thủ công truyền thống của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga

Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga

OVN - Chị Nguyễn Thị Thanh Nga - chủ cơ sở kinh doanh Yến Sào Thiên Nga, là một trong những người tiên phong trong việc dẫn dụ, nuôi và chế biến tổ yến
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động