Hà Nội: 24°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 25°C Thừa Thiên Huế

Quýt cổ Nam Sơn được giá, nông dân Hòa Bình phấn khởi

LNV - Thời điểm này, bà con xã Vân Sơn (Tân Lạc, Hòa Bình) đang bước vào mùa thu hoạch quýt. Theo nhiều nhà vườn, năm nay nhờ thời tiết khá thuận lợi nên quýt cổ Nam Sơn cho nhiều quả hơn mọi năm và có giá đạt mốc 40.000 đồng/kg.

Đi dọc theo tuyến đường liên xóm của xã Vân Sơn, không khó để thấy những đoàn xe nối đuôi nhau thu mua quýt tận vườn cho bà con. Trong vườn cây, trên sườn đồi, cây nào cây nấy đều sai trĩu quả, người dân còn phải chống cành để cây không bị đổ vì quả nặng.

Tại nhà vườn của anh Bùi Văn Tùng, hiện có trên 1 ha với 1.000 gốc quýt, trong đó 500 gốc đang trong thời kỳ kinh doanh. Anh Tùng cho biết: Từ giữa tháng 11, gia đình đã tập trung thu hái để bán cho các thương lái thu mua tại vườn. Trung bình mỗi ngày gia đình xuất ra thị trường khoảng tấn quýt với giá bán ổn định 40.000 đồng/kg. Quýt cổ Nam Sơn đạt chất lượng được vận chuyển đến nhiều tỉnh thành phía Bắc như Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Giang…


Người dân Hòa Bình vui mừng vì năm nay quýt được mùa, được giá


Anh Bùi Văn Tùng phấn khởi chia sẻ thêm, những năm trước, giá quýt cổ Nam Sơn cũng chỉ từ 20.000 - 30.000 đồng/kg. Người dân phải thường xuyên chở đi bán ở chợ phiên hoặc các nơi thu mua ở đường cái. Nhưng mùa năm nay, hầu hết các nhà vườn đều bán được với giá từ 30.000 - 40.000 đồng/kg tùy mẫu mã sản phẩm, lại được thương lái đến tận nơi thu mua.

Theo một số tài liệu, quýt cổ Nam Sơn là giống cây được trồng từ trước những năm 50 của thế kỷ trước. Sau thời gian dài bị lãng quên, đến khoảng năm 2004 thìnhiều nhà vườn trên địa bàn xã mới phục hồi lại giống quýt cổ. Từ đó đem nó trở thành cây trồng chủ lực, góp phần vào việc giúp bà con xóa đói, giảm nghèo. Quýt cổ Nam Sơn có 2 loại chính là quýt chua ngọt và quýt dẹt bánh xe, với đặc trưng quả tròn, vỏ mỏng, màu vàng óng, mọng nước. Sở dĩ, quýt cổ Nam Sơn phát triển mạnh ở vùng này là do vùng đất có khí hậu, thổ nhưỡng lý tưởng để quýt sinh trưởng và cho quả thơm ngon.


Quýt cổ Nam Sơn được giới thiệu, quảng bá tới nhiều khách hàng tại các sự kiện


Từ những hiệu quả kinh tế đem lại từ trồng quýt cổ, hiện cây trồng này được trồng phổ biến hầu hết tại các xóm trên địa bàn xã. Trong đó, một số hộ dân đã chủ động cải tạo, xóa bỏ diện tích vườn tạp để trồng quýt cổ và tích cực học hỏi kinh nghiệm của các nhà vườn tại địa bàn để áp dụng vào quá trình trồng, chăm sóc nhằm hạn chế sâu bệnh. Bên cạnh đó, nhiều nhà vườn tạo mối liên kết với các doanh nghiệp thu mua sản phẩm, đảm bảo giá thành ổn định.

Anh Hà Công Hữu – một hộ trồng quýt cổ khác tại xóm Bách, xã Vân Sơn chia sẻ: Năm nay thời tiết thuận lợi, không xảy ra mưa xấu nên việc chăm sóc đảm bảo đúng kỹ thuật, không có sâu bệnh. Nhìn chung, chất lượng quả cũng đẹp hơn và có vị ngọt thanh, múi mọng nước nên được thị trường ưa chuộng. Giá cả vì vậy cũng được cải thiện hơn các năm, mang lại nguồn thu kinh tế khá lớn. Hiện tại, gia đình đang tập trung thu hoạch, đến hết tháng 12 dự kiến sẽ hoàn thành và tiếp tục chăm sóc cây chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo.


Quýt Nam Sơn nổi tiếng bởi vỏ mỏng, múi dày, mọng nước, có mùi thơm đặc trưng


Ông Hà Văn Hà - Phó Chủ tịch UBND xã Vân Sơn cho biết: Trong những năm qua, xác định quýt cổ Nam Sơn là một trong những cây trồng chủ lực, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, UBND xã đã tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân cải tạo vườn tạp, nhân rộng diện tích. Từ đó, mở rộng diện tích trồng quýt, tập trung nâng cao năng suất và chất lượng quả qua từng năm.

Thời gian tới, xã Vân Sơn mong muốn các sở, ban, ngành quan tâm, hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để bảo tồn giống và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tạo mối liên kết với các doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ với giá thành ổn định. Qua đó hướng đến xây dựng quýt cổ Nam Sơn trở thành nông sản đặc trưng chất lượng cao, giúp các hộ nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thúy Vi

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

LNV - Vừa qua, Sở NN&PTNT Quảng Ninh, Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức họp báo về "Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh".
Chàng trai bỏ phố về quê nuôi gà thảo dược

Chàng trai bỏ phố về quê nuôi gà thảo dược

LNV - Hà Minh Nguyện, một kỹ sư điện trẻ tuổi ở Thanh Hóa, đã bỏ lại công việc với mức lương cao ở thành phố để về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà bằng thảo dược. Sau nhiều nỗ lực và thất bại, mô hình của anh đã thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp địa phương.
Lạc sen Nghệ An đạt chuẩn 4 sao OCOP

Lạc sen Nghệ An đạt chuẩn 4 sao OCOP

OVN - Một thời, lạc là nông sản xuất khẩu chủ lực của Nghệ An. Nhưng đã có giai đoạn cây lạc bị mai một. Nhận thấy giá trị đặc hữu của lạc sen Nghệ An, huyện Diễn Châu và doanh nghiệp đã xây dựng thành công sản phẩm lạc sen đạt chuẩn 4 sao OCOP.
Lập nghiệp tại quê với đồ gỗ mỹ nghệ

Lập nghiệp tại quê với đồ gỗ mỹ nghệ

LNV - Sau gần 20 năm hoạt động, đến nay HTX đồ gỗ mỹ nghệ Luận Hiền đã có một cơ ngơi bề thế. Là nơi sản xuất, giới thiệu, mua bán sản phẩm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ.
Vinacel: Xây dựng niềm tin sản phẩm Việt

Vinacel: Xây dựng niềm tin sản phẩm Việt

LNV - Ra đời cách đây 10 năm với nhiều gian nan thử thách Công ty Cổ phần Truyền thông Thương hiệu Nổi tiếng Việt Nam (Vinacel) nay đã trở thành địa chỉ uy tín của người tiêu dùng muốn mua sản phẩm chất lượng.
Trà Vinh: Mô hình tôm càng xanh xen lúa mang lại thu nhập cao

Trà Vinh: Mô hình tôm càng xanh xen lúa mang lại thu nhập cao

LNV - Xã cù lao Long Hòa, huyện Châu Thành là địa phương có mô hình sản xuất lúa hữu cơ kết hợp nuôi thủy sản (tôm càng xanh) khá phát triển và mang lại thu nhập cao. Với mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh, nông dân cù lao Long Hòa thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng/ha/năm và tỷ lệ rủi ro chỉ chiếm khoảng 10%.

Tin khác

Thanh Hoá: Nguồn vốn tín dụng chính sách Góp phần phát triển Làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP

Thanh Hoá: Nguồn vốn tín dụng chính sách Góp phần phát triển Làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP

OVN - Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng chính sách không chỉ giúp hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, thoát nghèo bền vững, vươn lên trong cuộc sống mà còn góp phần duy trì và phát triển đối với các sản phẩm OCOP, phát triển các nghề, làng nghề truyền thống.
Nam Định: Mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Nam Định: Mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

LNV - Phát triển kinh tế tuần hoàn được cho là giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xanh, bền vững. Xã Tân Thành (Vụ Bản) đã xây dựng thành công mô hình kinh tế tuần hoàn trên quy mô lớn với sự liên kết giữa các hộ trồng hoa, rau màu và chăn nuôi gà mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Điểm sáng mặt hàng may mặc tại Tây Nguyên

Điểm sáng mặt hàng may mặc tại Tây Nguyên

LNV - Trải qua gần 28 năm xây dựng và trưởng thành (1996 - 2024), Xí nghiệp may Kon Tum đang dần khẳng định vị thế của một doanh nghiệp tiềm năng, phát triển bền vững, có nhiều đóng góp đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động tại chỗ, nhất là lao động người đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên.
Nông dân ở “thủ phủ” đào phai Hà Tĩnh tất bật chăm sóc đào kịp nở hoa đón Tết

Nông dân ở “thủ phủ” đào phai Hà Tĩnh tất bật chăm sóc đào kịp nở hoa đón Tết

LNV - Những ngày này, ở Làng nghề hoa cây cảnh Bắc Sơn xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh), người nông dân đang bận rộn đi tuốt lá, chăm sóc, nuôi dưỡng nụ hoa cho cây đào phai, hứa hẹn một mùa hoa tươi thắm đón Tết Nguyên Đán 2024.
Hà Nội: Hàng Việt sẽ lên ngôi trong Tết Nguyên đán 2024

Hà Nội: Hàng Việt sẽ lên ngôi trong Tết Nguyên đán 2024

LNV - Để phục vụ nguồn hàng cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán 2024, Sở Công Thương Hà Nội đang tích cực phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, triển khai chương trình bình ổn thị trường mà UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt.
Đắk Lắk: Nỗ lực bình ổn giá thị trường dịp Tết Nguyên đán

Đắk Lắk: Nỗ lực bình ổn giá thị trường dịp Tết Nguyên đán

LNV - Tỉnh Đắk Lắk đã triển khai kế hoạch bình ổn giá thị trường, nhằm hạn chế tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất, kích cầu tiêu dùng cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
10 dấu ấn nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

10 dấu ấn nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

LNV - Khép lại năm 2023, trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội và thuận lợi, tình hình diễn biến bất thường, phức tạp vượt mọi dự báo trước đó, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, nhiều lĩnh vực đạt thành tựu, dấu ấn nổi bật.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khởi công dự án nhà ở xã hội hơn 4000 căn hộ tại Hải Phòng

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khởi công dự án nhà ở xã hội hơn 4000 căn hộ tại Hải Phòng

LNV - Ngày 6/1/2024 UBND thành phố Hải Phòng Phối hợp với công ty cổ phần Vinhomes - thuộc Tập đoàn Vingroup, tổ chức Lễ khởi công dự án nhà ở xã hội mang thương hiệu Happy Homes, địa chỉ tại phường Tràng Cát quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
Siết chặt kiểm soát dịch cúm gia cầm, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Siết chặt kiểm soát dịch cúm gia cầm, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

LNV - Để bảo đảm nguồn cung thịt gia cầm phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, ngành nông nghiệp Hà Nội đang chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp nhằm kiểm soát chặt dịch bệnh, nhất là cúm gia cầm.
Hối hả cho mùa hoa Tết bội thu

Hối hả cho mùa hoa Tết bội thu

LNV - Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nông dân ở các làng nghề trồng hoa của huyện Mê Linh đang hối hả ra đồng chăm sóc để kịp thời cung ứng hoa cho thị trường.
Diễn đàn chuyển đổi số Hải Phòng 2023

Diễn đàn chuyển đổi số Hải Phòng 2023

LNV - LNV- Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội phần mềm và dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) vừa tổ chức diễn đàn chuyển đổi số Hải Phòng 2023 với chủ đề "Kiến tạo dữ liệu số-Nền tảng phát triển kinh tế xã hội"
Hướng đi mới cho phát triển kinh tế nông thôn

Hướng đi mới cho phát triển kinh tế nông thôn

LNV - Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề; hơn 2.000 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) từ 3 sao trở lên. Điều đó cho thấy, tiềm năng phát triển sản phẩm làng nghề và sản phẩm OCOP của Hà Nội rất lớn. Hiện tại, thành phố đang triển khai xây
Trồng lúa trên ruộng rươi ở Hải Phòng

Trồng lúa trên ruộng rươi ở Hải Phòng

LNV - Sản phẩm gạo hữu cơ sạch (gạo ruộng rươi) của Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh dịch vụ Thuỵ Hương (huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng) đạt tiêu chuẩn OCOP 3-4 sao. Mấy năm gần đây đã được người tiêu dùng Hải Phòng và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước biết đến và tin dùng.
Doanh nhân, nghệ nhân Ngô Thị Tính - Người gìn giữ và phát triển bánh Bảo Minh truyền thống

Doanh nhân, nghệ nhân Ngô Thị Tính - Người gìn giữ và phát triển bánh Bảo Minh truyền thống

LNV - Sinh ra và lớn lên trong cái nôi của bánh kẹo truyền thống Hà Nội, tiếp thu và sớm áp dụng khoa học công nghệ, máy thiết bị hiện đại kết hợp với bí quyết cổ truyền của ông bà để lại giữ nguyên được hương vị bánh truyền thống trong từng sản phẩm. Doanh nhân, nghệ nhân Ngô Thị Tính ngày càng vững bước với con đường nuôi dưỡng đam mê cháy bỏng là gìn giữ và phát huy nghề truyền thống, nối dài hương vị bánh kẹo Hà Nội xưa đến mãi mai sau.
Phố cưới hỏi - trầu cau Chợ Lớn nhộn nhịp ngày cuối năm

Phố cưới hỏi - trầu cau Chợ Lớn nhộn nhịp ngày cuối năm

LNV - Con đường Lê Quang Sung (phường 2, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh) vốn nổi tiếng chuyên buôn bán đồ lễ cưới hỏi, giỗ chạp, trong đó có trầu cau – vật phẩm không thể thiếu của người dân khi thực hiện những nghi thức tín ngưỡng, thờ cúng. Thời điểm cuối năm, con đường này càng trở nên nhộn nhịp, tấp nập “kẻ bán người mua” chuẩn bị cho lễ cưới hỏi, đón mừng năm mới.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

LNV - Ngày 26/3, UBND huyện Đức Huệ tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Long An công nhận xã Bình Hòa Bắc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023.
Hà Giang: Khởi sắc mô hình du lịch nông nghiệp

Hà Giang: Khởi sắc mô hình du lịch nông nghiệp

LNV - Tỉnh Hà Giang có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, là điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á năm 2023 theo đề cử của giải thưởng Du lịch Thế giới - World Travel Awards lần thứ 30 khu vực châu Á và châu Đại Dương. Nơi đây có nhiều đặc sản nông nghiệp riêng biệt có thể trở thành điểm tựa vững chắc để phát triển du lịch gắn với nông nghiệp.
Kế hoạch tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

Kế hoạch tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024

LNV - Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024, dự kiến sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 17/5, với khoảng 550 đại biểu tham dự.
Bình Dương: Công nhận thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

Bình Dương: Công nhận thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Vừa qua, UBND huyện Bàu Bàng đã tổ chức lễ công bố sản phẩm OCOP đạt 3 sao đợt I năm 2024.
Hà Tĩnh: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi chồn hương

Hà Tĩnh: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi chồn hương

LNV - Chồn hương là loài động vật hoang dã quý hiếm, được thuần hóa để nuôi lấy thịt và xạ hương. Thời gian qua, ngành chức năng cũng đã cấp phép cho người dân nuôi loài động vật có nguồn gốc tự nhiên này nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường một cách hợp
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động