Hà Tĩnh: Thâm canh vườn cam VietGAP đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân
Phát huy lợi thế trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGap
Hà Tĩnh từ lâu đã nổi tiếng với các loại cam như cam Khe Mây (Hương Khê), cam Vũ Quang, cam Hương Sơn, cam Thượng Lộc (Can Lộc). Trồng cam là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân. Tính đến đầu năm 2022, diện tích trồng cam toàn tỉnh đã đạt 3.378 ha. Tuy nhiên, kỹ thuật trồng vẫn chủ yếu theo kinh nghiệm truyền thống, do đó chất lượng cam đạt tiêu chuẩn không nhiều. Chính vì vậy, việc trồng cam theo quy trình VietGAP đang là một giải pháp nâng cao năng suất chất lượng và giá trị hàng hóa.
Cam chanh vùng thượng Can Lộc đạt chất lượng được gắn mã QR truy xuất nguồn gốc
Năm 2016, Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh) triển khai xây dựng mô hình “Thâm canh vườn cam đạt tiêu chuẩn VietGAP” trên quy mô gần 4ha với 5 hộ tham gia, tại vùng Trà Sơn (xã Mỹ Lộc và xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc). Nhờ được hướng dẫn chăm sóc đúng kỹ thuật, vườn cam được đầu tư bài bản, hệ thống tưới tiêu, bón phân, sử dụng thuốc BVTV,… đồng bộ, đúng quy định, cây trĩu quả, quả to đều, hình thức đẹp. Kết thúc mô hình, cả 5 vườn cam của 5 hộ dân tham gia đều được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra, nơi đây còn thành lập được Tổ sản xuất cam VietGAP Trà Sơn, góp phần xây dựng thương hiệu cam Can Lộc.
Anh Nguyễn Hùng Thái – một trong những hộ trồng cam ở thị trấn Đồng Lộc (Can Lộc) chia sẻ: Từ năm 2021, gia đình có 3 ha diện tích cam và các thành viên Tổ hợp tác cam Khe Thờ, thị trấn Đồng Lộc được Trung tâm Khuyến nông tỉnh lựa chọn để sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Quá trình triển khai, các thành viên Tổ hợp tác được tham gia tập huấn kỹ thuật về quy trình sản xuất, cách ghi chép sổ nhật ký sản xuất và phòng trừ sâu bệnh qua từng thời kỳ chăm sóc.
Nếu như trước đây, vườn cam thường xuyên phát sinh sâu bệnh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sai cách, làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm cũng như sức khỏe người tiêu dùng và chính bản thân. Hiện tại, với quá trình trồng và chăm sóc được tập huấn hướng dẫn kỹ thuật rất bài bản và nhờ tuân thủ đúng kỹ thuật, thì các vườn cam hiện nay đầy sức sống, vườn cam sạch sẽ, thoáng đãng, hệ thống tưới tiêu, bón phân hữu cơ được đồng bộ hóa, cam trĩu quả, to đều, hình thức đẹp. Năng suất ước đạt 15-20 tấn mỗi ha, cao hơn 5-10% so với trước kia.
Nâng cao chất lượng sản phẩm tăng giá trị nông sản
Một mô hình thâm canh cây cam VietGAP tại xã Thường Nga (Can Lộc, Hà Tĩnh)
Theo cán bộ Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh, năm 2022, Trung tâm phối hợp với các huyện Can Lộc và Vũ Quang tiếp tục triển khai trồng cam VietGAP trên diện tích 11ha với 7 hộ tham gia. Đến nay, trung tâm đã hoàn thiện quy trình sản xuất VietGAP, năng suất bình quân mô hình đạt trung bình trên 14 tấn/ha. Riêng tại, xã Thường Nga, huyện Can Lộc, Trung tâm tiếp tục chọn Tổ hợp tác cam Văn Minh để xây dựng mô hình sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 4 ha. Khi tham gia mô hình trồng cam theo hướng VietGAP, các hộ dân đã được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật để từ đó tiếp thu và áp dụng vào quá trình sản xuất. cùng với đó, được hỗ trợ 50% phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học, vật tư nông nghiệp và hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm giúp người dân yên tâm đầu tư sản xuất.
Ông Phan Công Khoan - một trong 2 hộ thuộc tổ hợp tác trồng cam Văn Minh xã Thường Nga huyện Can Lộc cho biết: Từ khi chuyển trọng tâm từ trồng, chăm sóc cam truyền thống sang chăm sóc cam theo tiêu chuẩn VietGAP, gia đình mới tích lũy được kiến thức cũng như kinh nghiệm để tạo ra sản phẩm cam sạch đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hiện nay, gia đình tôi đang tập trung chăm sóc vườn cam cuối vụ, thường xuyên tỉa cành, tạo tán làm thông thoáng vườn; vệ sinh vườn, thu gom tiêu hủy tàn dư nhiễm sâu bệnh để có được vườn cam sạch trước khi thu hoạch.
Ông Phan Công Khoan phấn khởi vì cam năm nay quả đều, đẹp và năng suất cao
Theo ông Nguyễn Trung Kiên - Phó Chủ tịch UBND xã Thường Nga, cho biết, hiện xã Thường Nga hiện có 80 ha diện tích trồng cam. Từ khi có chương trình cam Vietgap đến nay, tổng giá trị sản phẩm sản xuất của 1 cây cam sau thu hoạch cao gấp 1,5 lần so với khi chưa áp dụng VietGap. Đến nay, xã Thường Nga đã có 4 tổ hợp tác sản xuất cam theo hướng VietGap với tổng diện tích hơn 20 ha. Những năm tới xã Thường Nga sẽ nhân rộng mô hình lên 40 ha để xây dựng thương hiệu cam bền vững. Có thể nói, đến nay mô hình sản xuất theo hướng VietGAP cho cây cam đã thành công, mang lại kết quả nổi trội cả về lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội cũng như môi trường. Việc áp dụng thâm canh theo quy trình VietGAP đã thay đổi nhận thức, thói quen sản xuất cũ, hướng tới một nền sản xuất sạch, góp phần củng cố thương hiệu cam Hà Tĩnh, giúp cam Hà Tĩnh vươn tới nhiều thị trường ngoại tỉnh./.
Tường Vi
Tin liên quan
Tin mới hơn

Giá lợn hơi có xu hướng giảm nhẹ khi nguồn cung tăng
10:54 | 08/05/2025 Kinh tế

6 yếu tố cần thiết khi sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định
09:06 | 07/05/2025 Kinh tế

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 | 30/04/2025 Kinh tế

Kinh tế làng nghề và cuộc chuyển đổi số
15:44 | 26/04/2025 Kinh tế

Vận tải Việt Phúc phát triển theo hướng hiện đại
14:31 | 24/04/2025 Kinh tế

Mường Khương (Lào Cai): Nông dân bước vào thu hoạch chè vụ Xuân
11:20 | 10/04/2025 Kinh tế
Tin khác

Thanh Khê (Đà Nẵng): Phường Thanh Khê Đông ổn định kinh tế, đảm bảo xây dựng cơ bản, tưng bừng “Ngày Hội tháng Ba”
17:12 | 28/03/2025 Tin tức

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi nhím
14:00 | 07/03/2025 Kinh tế

Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập
10:41 | 07/03/2025 Kinh tế

Yến sào tự sôi Kingly – Trao sức khỏe bằng sự tiện lợi
00:00 | 03/03/2025 Tin tức

Duy Tiên (Hà Nam): Sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái
11:36 | 01/03/2025 Kinh tế

Doanh nghiệp Yên Bái tích cực đồng hành, đóng góp quan trọng
10:29 | 24/02/2025 Kinh tế

Đột phá xuất khẩu nông sản Hà Nội
10:39 | 17/02/2025 Kinh tế

Cựu thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi
15:01 | 14/02/2025 Kinh tế

Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025
11:13 | 07/02/2025 Kinh tế

Bình Định điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư
10:36 | 20/01/2025 Kinh tế

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
10:35 | 20/01/2025 Kinh tế

Phú Thọ: Bước đột phá về giao thông nông thôn ở huyện Thanh Sơn
09:22 | 16/01/2025 Kinh tế

Chuyển mình của doanh nghiệp vận tải Việt Phúc trong thời kỳ mới
21:43 | 15/01/2025 Kinh tế

An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm
21:42 | 15/01/2025 Kinh tế

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín
11:21 | 30/12/2024 Kinh tế

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân