Hà Nội: 36°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 34°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 33°C Thừa Thiên Huế

Đồng Nai: Tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động

LNV - Môi trường làm việc đảm bảo an toàn luôn là điều mà nhiều người lao động (NLĐ) quan tâm khi làm việc tại các doanh nghiệp (DN). Song, bên cạnh những DN thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), cải thiện môi trường làm việc, vẫn có không ít DN thờ ơ, chủ quan và chú trọng đến lợi nhuận hơn việc bảo vệ sức khỏe, sự an toàn cho NLĐ.
Chú trọng huấn luyện ATVSLĐ

Theo Sở LĐ-TBXH, để tạo môi trường làm việc đảm bảo ATVSLĐ cho NLĐ, thời gian qua, Sở đã đẩy mạnh công tác huấn luyện ATVSLĐ cho các chủ DN. Theo đó, nhiều DN, cơ sở sản xuất đã có ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSLĐ như: kiểm định các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; ban hành quy trình làm việc an toàn; vận hành thiết bị, biển cảnh báo; tổ chức đánh giá, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc và cải thiện điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe NLĐ.

Theo Sở LĐ-TBXH, để nâng cao ý thức chấp hành các quy định về ATVSLĐ tại nơi làm việc, thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn các DN thực hiện nghiêm túc công tác ATVSLĐ. Đồng thời, phối hợp với các ngành liên quan tăng cường công tác giám sát việc thực hiện ATVSLĐ tại DN và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong công tác ATVSLĐ.


Anh Nguyễn Bá Quyết, Phụ trách công tác ATVSLĐ tại Công ty TNHH Hossack Việt Nam (TP.Biên Hòa) cho biết, tham gia các lớp huấn luyện về ATVSLĐ rất cần thiết đối với các DN, nhất là chủ DN có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, các cấp, các ngành cần đẩy mạnh các lớp huấn luyện về công tác ATVSLĐ cho cả DN và NLĐ nhằm nâng cao nhận thức trong việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn, chú trọng trang bị bảo hộ lao động, hạn chế tai nạn lao động. Cùng với đó, thực hiện nghiêm các quy định về ATVSLĐ, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho công nhân.

Là một trong những DN thực hiện tốt công tác ATVSLĐ, Công ty TNHH Tokin Electronics Việt Nam (TP.Biên Hòa) đã thành lập Ban ATVSLĐ để đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất cho NLĐ, hạn chế những rủi ro trong quá trình làm việc. Trưởng ban ATVSLĐ Phan Tới Thọ Hiệp cho biết, tạo môi trường làm việc an toàn cũng là việc đảm bảo tính mạng, sức khỏe nguồn nhân lực, giúp DN ngày càng phát triển và tạo được uy tín với các đối tác.


Công nhân Công ty TNHH Minh Thành (H.Vĩnh Cửu) trong giờ làm việc. Ảnh: L.Mai


Trong khi đó, tại Công ty TNHH Saitex International Đồng Nai (TP.Biên Hòa), với trên 13 năm xây dựng và phát triển, DN luôn chú trọng chăm sóc sức khỏe và cải thiện môi trường lao động an toàn cho NLĐ. Điều này thể hiện qua việc công ty đã và đang áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến về điều kiện làm việc, an toàn nhà xưởng nhằm cải thiện môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo ra sản phẩm chất lượng và góp phần giữ môi trường lao động an toàn. Công ty cũng đã thành lập phòng an toàn, sức khỏe, môi trường và phát triển bền vững, thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên tại các ca sản xuất của nhà máy; trang bị thiết bị bảo hộ cá nhân và đo kiểm môi trường lao động… Đồng thời, chú trọng huấn luyện ATVSLĐ cho công nhân làm việc trực tiếp tại xưởng.

Quan tâm hơn nữa đến an toàn lao động

Bên cạnh các DN thực hiện tốt công tác ATVSLĐ, vẫn còn nhiều DN chưa chú trọng trang bị bảo hộ lao động, cải thiện môi trường lao động hoặc triển khai các quy định trong sắp xếp máy móc để đảm bảo an toàn cho NLĐ. Làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm lâu ngày, NLĐ cũng bị kiệt sức, làm việc không hiệu quả và dẫn đến hậu quả là bị tai nạn lao động. Dù các DN đều có chính sách bồi thường cho NLĐ, song những di chứng thương tật để lại khiến NLĐ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Song song đó, nhiều nơi NLĐ không được huấn luyện trang bị kiến thức về ATVSLĐ để nhận diện các mối nguy hiểm nhằm phòng tránh tai nạn lao động. Nhiều DN chưa quan tâm đào tạo tác phong công nghiệp cho NLĐ, kỷ luật lao động còn hạn chế, chưa nhận thức tầm quan trọng của việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ. Vì vậy, phần nào ảnh hưởng đến năng suất lao động, cũng như tiến độ sản xuất, kinh doanh...

Công nhân Đới Sỹ Hoàng, làm việc tại Công ty Cao su KenDa Việt Nam (H.Trảng Bom), từng bị tai nạn lao động do máy cuốn vào tay với tỷ lệ thương tật 65% cho biết, sau tai nạn lao động, anh phải nằm viện điều trị hết 3 năm, vừa tổn thương thể xác lẫn tinh thần. Hiện tại, anh đã đi làm lại và được bố trí công việc nhẹ nhàng nhưng di chứng của tai nạn lao động khiến anh luôn mặc cảm với bản thân. “Tôi nghĩ, mỗi công nhân đến công ty làm việc cần thực hiện nghiêm nội quy lao động để bảo vệ mình. Đặc biệt, chú trọng trang bị bảo hộ lao động, coi trọng sức khỏe của mình để làm việc tốt hơn” - anh Hoàng chia sẻ.

Anh Hoàng Trung Dũng, Phụ trách công tác ATVSLĐ tại Công ty CP Công nghiệp chính xác Việt Nam cho hay, xác định công tác ATVSLĐ là bảo vệ NLĐ và tài sản của DN, các công ty cần xây dựng mạng lưới an toàn vệ sinh viên và cải thiện môi trường làm việc an toàn cho công nhân. Có như vậy, NLĐ mới an tâm sản xuất, xây dựng DN ngày càng phát triển.

“Tại công ty tôi làm việc, mỗi NLĐ trực tiếp sản xuất đều được cấp phát quần áo bảo hộ lao động gồm: áo, giày bảo hộ, nút tai, khẩu trang carbon, găng tay bảo hộ… Định kỳ mỗi năm, công ty đều tổ chức tập huấn công tác ATVSLĐ giúp NLĐ nắm bắt các kỹ năng và những quy định có liên quan. Bên cạnh đó, quản lý việc kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn cho NLĐ” - anh Dũng cho hay.

Bài, ảnh: Lan Mai

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề

LNV - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 177/KH-UBND về triển khai thực hiện Kế hoạch số 316-KH/TU ngày 23/4/2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác

LNV - Những năm qua, tuổi trẻ Lâm Đồng không ngừng phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, gắn với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị mình. Từ đó xuất hiện nhiều công trình, phần việc có ý nghĩa, tạo sức lan tỏa trong đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) nói riêng và trong xã hội nói chung, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bình Định chăm lo cho thế hệ trẻ vùng biển đảo Nhơn Châu

Bình Định chăm lo cho thế hệ trẻ vùng biển đảo Nhơn Châu

LNV - Chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên của xã Nhơn Châu đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, mà còn là động lực quan trọng để hình thành đội ngũ lao động có tay nghề cao cho xã đảo, nơi đang từng bước phát triển du lịch, dịch vụ và bảo tồn tài nguyên biển đảo.
Bình Định: Hơn 34.600 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng nâng cao về chuyển đổi số, kỹ năng số

Bình Định: Hơn 34.600 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng nâng cao về chuyển đổi số, kỹ năng số

OVN - Ngày 11/6, tại Trường Đại học Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định khai mạc khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyển đổi số, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bình Định năm 2025.
Bình Định đào tạo 7.500 kỹ sư, cử nhân lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

Bình Định đào tạo 7.500 kỹ sư, cử nhân lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

LNV - Bình Định đặt mục tiêu đào tạo 7.500 kỹ sư, cử nhân, kỹ sư thực hành và nhân lực trình độ cao, trở thành trung tâm công nghệ cao của khu vực miền Trung và cả nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế số và công nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.
Bình Định: Đào tạo nghề nông nghiệp cho 2.000 lao động nông thôn năm 2025

Bình Định: Đào tạo nghề nông nghiệp cho 2.000 lao động nông thôn năm 2025

LNV - Tỉnh Bình Định dự kiến sẽ dành 6,79 tỷ đồng để đào tạo cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề nông nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2025.

Tin khác

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực

LNV - Những năm gần đây, diện mạo nông thôn huyện Ứng Hòa ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp, văn minh, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.
Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp

Bình Định chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp

UBND tỉnh Bình Định vừa có Quyết định về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản và đào tạo nghề cho lao động ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%

Phú Yên phấn đấu đào tạo lao động nông thôn đạt tỷ lệ 80%

LNV - Năm 2025, tỉnh Phú Yên phấn đấu thực hiện tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt 80%, trong đó qua đào tạo nghề nông nghiệp đạt trên 55%.
Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định

Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định

LNV - Chiều 4/3, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra buổi giới thiệu về hệ thống giáo dục quốc tế Quality International Schools (QSI). Đây là chương trình giáo dục của Mỹ theo chuẩn quốc tế, đang được triển khai tại 31 quốc gia trên thế giới.
Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú

Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú

Ngày 27/2, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Y tế tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) với chủ đề “Y tế Việt Nam - 70 năm làm theo lời Bác” và vinh danh các Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú trên địa bàn tỉnh.
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động

LNV - Năm 2025, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động đạt khoảng 800 người. Tỷ lệ tham gia BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi đạt 25,52%.
Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

LNV - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

LNV - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

OVN - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

OVN - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

OVN - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

OVN – Với lợi thế có đến 10 làng nghề truyền thống, những năm qua Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã có nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương. Trong đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được chú trọng nhằm tạo việc làm bền vững, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới...
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

OVN - Những năm qua, công tác khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động làng nghề, lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện. Đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được coi trọng để khôi phục các làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm góp phần xây dựng nông thôn mới.
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

LNV - Nhiều năm qua, các thầy cô giáo đang tác công tác giảng dạy tại điểm trường Phú Hải (thuộc Trường Tiểu học Phú Mỡ) thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên hằng ngày vẫn miệt mài gieo từng con chữ và tình yêu thương cho các em học sinh nơi đây.
Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

LNV - Đào tạo nghề là giải pháp căn cơ nhằm tạo việc làm, nâng thu nhập, giảm nghèo cho lao động khu vực nông thôn. Do vậy, thời gian qua, các cấp, ngành chức năng của tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng thực hiện công tác này, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

LNV - Giá cà phê trong nước hôm nay (9/7) giảm mạnh, mức giảm từ 3.700 - 3.800 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua. Trong khi đó, giá tiêu cũng biến động giảm và đi ngang, mức giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện giá thu mua tiêu trung bình tại các địa
Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề

LNV - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 177/KH-UBND về triển khai thực hiện Kế hoạch số 316-KH/TU ngày 23/4/2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho l
Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX

LNV - Gần ba năm sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã Lay Nưa (nay là xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên) đã và đang hiện rõ một diện mạo nông thôn khởi sắc, trù phú.
Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

LNV - Làng hoa giấy Thanh Tiên - cái nôi của nghệ thuật làm hoa giấy truyền thống - một nghề không chỉ tạo ra những đóa hoa rực rỡ mà còn chắt lọc tinh hoa của văn hóa tâm linh, của bàn tay khéo léo và tình yêu dành cho di sản dân tộc.
Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

LNV - Lan tỏa tư tưởng Hồ Chí Minh giúp doanh nghiệp gìn giữ giá trị cốt lõi, tạo nên văn hóa ứng xử chuyên nghiệp và trách nhiệm xã hội trong thời hội nhập. Vừa qua, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã tổ chức chương trình “Diễn đàn đẩy mạnh
Giao diện di động