Hà Nội: 35°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 34°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 33°C Thừa Thiên Huế

Diễn đàn “Phát thải ròng bằng 0 (Net Zero): Từ cam kết đến hành động” đề cao đạo đức môi trường

LNV - Nằm trong chuỗi sự kiện “Cộng đồng và Doanh nghiệp Việt Nam – Ứng phó với biến đổi khí hâu” nhằm đẩy mạnh đẩy mạnh hoạt động truyền thông các quy định pháp luật về biến đổi khí hậu, kiểm kê khí nhà kinh, Hội tháo được kỳ vọng đóng vai trò là cầu nối giữa các cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp trên con đường tiến tới hiện thực hóa cam kết của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26), khẳng định quyết tâm và trách nhiệm của Việt Nam đối với vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Xuất từ cam kết đến năm 2050, Việt Nam sẽ đạt được mức phát thải bằng 0,sáng 12/01/2023, tại Hà Nội, được sự đồng bảo trợ của Hội Chiếu sáng Việt Nam, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Tạp chí Ánh sáng và Cuộc sống phối hợp với Viện Chính sách Kinh tế Môi trường và Tạp chí Kinh tế Môi trường tổ chức Diễn đàn “Phát thải ròng bằng 0 (NetZero 2050): Từ cam kết đến hành động”.

Đoàn chủ tịch từ trái qua phải: PGS. TS Nguyễn Hồng Tiến – CT Hội CSVN, PGS.TS Trương Mạnh Tiến – UV đoàn CT, LH các HKHKTVN, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh – Viện CLCS TNMT chủ trì Diễn đàn “Phát thải ròng bằng 0 (Net Zero), Ảnh:Huy Hoàng


Từ cam kết đến hành động với những bước đi mạnh mẽ

Ngay sau COP26 tại COP26 tháng 11 năm 2021 tại Glasgow, Vương quốc Anh Việt Nam lập tức có hàng loạt các hành động, bước đi mạnh mẽ để hiện thực những cam kết sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết tại COP26 được thành lập do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng ban đã nhận được sự đánh giá cao từ cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, hàng loạt các chương trình đã được Chính phủ và các bộ, ngành đưa ra triển khai như: Hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; xây dựng Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26; Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050. Đến năm 2022, tại COP27, một lần nữa, phái đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà (hiện là Phó Thủ tướng Chính phủ) làm trưởng đoàn đã tái khẳng định trước toàn thế giới về cam kết của Việt Nam đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Diễn đàn với sự tham gia đông đảo của các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý, các nhà khoa học thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNTVN, Giao thông vân tải, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư; đại diện Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam, VCCI, các Tập đoàn, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Xăng dầu Việt Nam, Điện lực Việt Nam, Than khoáng sản Việt Nam, Hàng không Việt Nam; Đại diện UBND các tỉnh TP; Đại diện Lãnh đạo các Hội; đại diện các tổ chức quốc tế, tại Việt Nam…đã đề xuất ý kiến, góp ý, chia sẻ các định hướng, giải pháp thực tiễn về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; phát triển thị trường các-bon và xây dựng công cụ kiểm soát khí nhà kính; góp phần thúc đẩy phát triển bền vững và nhận được hỗ trợ từ các nguồn vốn tài chính xanh, trái phiếu xanh của Việt Nam và quốc tế.

Diễn đàn này tập trung vào Quyết định số 01/2022/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ vế danh mục, lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính; Quyết định 896/QĐ- TTg về phê duyệt chiến lược quốc gia về biến đôi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 và cá quy định liên quan. Tại Diễn đàn, đại diện Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, các cơ quan Nhà nước như Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ TN&MT, Bộ GTVT, Bộ NN&PTNNT, Bộ Xây dựng, VCCI, VUSTA… và chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực môi trường, kinh tế môi trường, các doanh nghiệp đã trình bày những quan điểm, nêu ra các sáng kiến, giải pháp để Việt Nam có thể hiện thực hóa cam kết NetZero vào năm 2050.


PGS.TS Trương Mạnh Tiến, UV đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam – Trưởng Ban tổ chức phát biểu khai mạc Ảnh: H. Hoàng



Hội nghị Diên Hồng về môi trường và biến đổi khí hậu

Diễn đàn “Phát thải ròng bằng 0 (Net Zero 2050): Từ cam kết đến hành động” đóng vai trò là cầu nối giữa các cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra những đề xuất, góp ý, chia sẻ các định hướng, giải pháp thực tiễn về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Đặc biệt, Diễn đàn mở đầu với phát biểu của TS. Đỗ Nam Thắng, Đại học ANU, tham vấn cho Australia và các nước Đông Nam Á. Vị chuyên gia chia sẻ qua Zoom rằng quốc tế đánh giá rất cao cam kết của Việt Nam khi đất nước phát triển nhanh, có nhu cầu năng lượng tăng cao và kèm theo đó là lượng khí nhà kính phát thải cũng tăng. Đồng thời, ông nhấn mạnh đến sự cần thiết khai thác thế mạnh năng lượng tái tạo mà thiên nhiên ban tặng Việt Nam là có bờ biển trải dài và nắng ấm chan hòa.

Theo PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường (TNMT) kể “ từ khi có COP26, đến nay, về cơ bản chính sách của chính phủ đã có hành động cụ thể, giao cho các bộ ngành liên quan với các chương trình hành động cụ thể. Đó là hành động về mặt chính cách, tuy nhiên quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Việt Nam là một trong những nước cam kết đi đầu trong chương trình hành động này. Quan trọng nhất là cam kết hành động của nhà quản lý, doanh nghiệp, các đơn vị liên quan”.


TS. Lại Văn Mạnh – Trưởng Ban kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Viện Chiến lược Tài nguyên và Môi Trường, Bộ Tài nguyên Môi trường_Ảnh: PV

Hưởng ứng nhận xét đó, TS. Lại Văn Mạnh,Trưởng Ban kinh tế Tài nguyên và Môi trường,Viện Chiến lược Tài nguyên và Môi Trường, Bộ Tài nguyên Môi trường nêu rõ Chính phủ Việt Nam đã thể hiện trách nhiệm bằng cách ban hành khung hành lang pháp lý nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp và đưa ra những chiến lược, mục tiêu trong tương lai, cụ thể: như ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôdôn; quyết định số 01/QĐ-TTG về các danh mục, lĩnh vực, các cơ sở phát thải phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; quyết định số 896 về phê duyệt Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050. Ở Việt Nam, khung pháp lý cho thị trường tin dụng xanh và trái phiếu xanh, về cơ bản hệ thống pháp luật chu Việt Nam đã xây dựng hành lang pháp lý khá đầy đủ, tuy nhiên còn tồn tại ở các nghị định khác nhau.

Tuy nhiên đây cũng là lý do Nghị định 08/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020 đưa ra quy định khuyến khích các doanh nghiệp, dự án đầu tư áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường”. TS. Hà Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Phát triển các-bon thấp, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường liệt kê những bước đi cụ thể của Việt Nam trong việc hiện thực hóa các cam kết tại COP 26, Chính phủ Việt Nam như ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050. Cam kết của Việt Nam rất mạnh mẽ, Việt Nam thể hiện nỗi lực trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Chỉ sau 1 năm vừa qua, Việt Nam đã tập trung nguồn lực vào hoàn thiện cơ chế chính sách.

Đặc biệt chính sách, pháp luật của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp và sâu rộng đến các ngành, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Việc hoàn thiện thể chế cần tiếp tục được quan tâm, chú trọng với sự tham gia tích cực của các bên liên quan, trong đó có các hiệp hội, doanh nghiệp và người dân. Bên cạnh đó tập huấn đào tạo đối với các đối tượng khác nhau, nhằm tuyên truyền về ý thức về biến đổi khí hậu, thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Tuy nhiên còn nhiều khó khăn thách thức, cần khắc phục trong thời gian tới, đặc biệt là có chế chính sách”.


Ông Nguyễn Quang Huy Trưởng phòng BV Môi trường – Ban An toàn Môi trường- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam




Còn TS. Nguyễn Sỹ Linh cho rằng để thúc đẩy việc áp dụng công cụ định giá các-bon ở Việt Nam trong thời gian tới cần ưu tiên thực hiện một số khuyến nghị như thực hiện phân bổ hạn ngạch và xác định mức giá trần theo lĩnh vực cho các cơ sở thuộc danh mục cơ sở phải thực hiện kiểm kê phát thải khí nhà kính (KNK); nghiên cứu, đánh giá tác động đến khía cạnh chuyển đổi công nghệ, xã hội đối với các cơ sở phát thải lớn; Cần có lộ trình áp dụng mức giá các-bon phù hợp với quá trình chuyển đổi công nghệ, lợi thế cạnh tranh của từng ngành/lĩnh vực bắt buộc giảm phát thải KNK ở Việt Nam.
Th.s Nguyễn Thị Hằng lưu ý vấn đề ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tại các khu công nghiệp đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối, nếu không kiểm soát và xử lý dứt điểm vấn đề này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nói chung và việc kiểm soát các chất suy giảm tầng ô dôn nói riêng.

Do vậy, theo Th.s Nguyễn Thị Hằng, cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý các chất suy giảm tầng ô dôn. Đồng thời giáo dục, tư vấn, tuyên truyền, vận động và hỗ trợ để các doanh nghiệp vừa và nhỏ cải tiến công nghệ nhằm loại trừ và ngăn chặn các hoạt động có ảnh hưởng xấu đến tầng ô dôn. Bên cạnh đó, cần tập trung triển khai công tác tập huấn, nâng cao năng lực quản lý môi trường cho các cơ sở, doanh nghiệp tiến tới xử lý triệt để ô nhiễm; kiểm soát tốt hơn bụi và khí thải.

Trong khi đó,TS-KTS. Lê Thị Bích Thuận, Bộ Xây dựng cho rằng cần xây dựng tiêu chí chung về đánh giá “Công trình xanh”, ban hành các quy định quản lý công trình xanh trong vòng đời công 11 trình nhằm phục vụ cho công tác quản lý, trên cơ sở đó các chủ đầu tư, các nhà tư vấn thiết kế có các cơ sở để phát triển “Công trình xanh” một cách bài bản, nghiêm túc đi vào thực chất. Vị chuyên gia này còn kiến nghị bổ sung một số tiêu chuẩn, hướng dẫn thiết kế , xây dựng “Công trình xanh” về các loại nhà ở sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, công trình công cộng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Sau những phát biểu của các chuyên gia quản lý và nhà khoa học,Trưởng phòng bảo vệ môi trường – Trưởng ban an toàn môi trường – Tập đoàn dầu khí PVN Nguyễn Quang Huy cho biết: “Nhận thức được tầm quan trọng đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tiếp tục thể hiện cam kết mạnh mẽ về trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan tới vấn đề biến đổi khí hậu gắn chặt với chiến lược cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính đến năm 2030 của Chính phủ Việt Nam bằng các hành động thiết thực trong sản xuất kinh doanh: hạn chế đốt bỏ và triệt để thu hồi, sử dụng khí đồng hành và dầu thô; sử dụng năng lượng cacbon thấp để giảm phát thải khí nhà kính,…PVN đã và đang triển khai các dự án xây dựng hệ thống đường ống thu gom tối đa lượng khí đồng hành từ các mỏ ngoài khơi, góp phần gia tăng lượng khí khai thác hàng năm và giảm thiểu lượng khí nhà kính phát thải do đốt bỏ không hiệu dụng khí đồng hành. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) xác định rõ: sử dụng khí tự nhiên trong sản xuất năng lượng có ý nghĩa tích cực về kinh tế và môi trường..”


TS. Nguyễn Anh Dũng – Trưởng phòng Kinh tế Xanh – Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam – Bộ Tài nguyên và Môi trường




Diễn đàn này tập trung tuyên truyền các chính sách, cơ chế, nghị định, qui định của Chính phủ, ban bộ ngành về việc giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xử lý chất thải, các kế hoạch kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện quy định pháp luật về giảm phát thải khí nhà kính.Thông qua hội nghị này, với mong muốn giải quyết được phần nào những vấn đề đặt ra cũng như thách thức đối với phát thải ròng bằng 0.
Cần có sự hỗ trợ về cơ chế chính sách, hỗ trợ về tài chính cho các đơn vị tổ chức liên quan và doanh nghiệp có chương trình hành động để thúc đẩy kinh tế “Xanh” và sẵn sàng ứng phó với các cú sốc trong tương lai.

Trên thực tế, các Chính sách của Việt Nam về vấn đề giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã được ban hành và luật hoá trong những văn bản pháp lý có tính hiệu lực cao như: Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 25/07/2022 về Phê duyệt Đề án những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đội khí hậu; Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/07/2022 về Phê duyệt chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050.

Hiện nay, Việt Nam đã ban hành nhiều đạo luật khác nhau, có quy định điều chỉnh vấn đề giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao, như: Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (2010); Luật Tài nguyên nước (2012); Luật Bảo vệ môi trường (2020); Luật Lâm nghiệp (2017). Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành một loạt các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án liên quan trực tiếp đến giảm nhẹ phát thải trong tương lai.


Đại biểu đến dự Diễn đàn.

Kết thúc diễn đàn, PGS. TS. Trương Mạnh Tiến kêu gọi chung tay nâng cao nhận thức cho toàn bộ cộng đồng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, những hiện tượng thời tiết cực đoan bằng những hành dộng cụ thể mà ông ví von là “ đạo đức môi trường” nhằm bảo vệ Trái đât – ngôi nhà chung của các loài sinh vật, trong đó có loài người.

Dưới đây là một số hình ảnh tại diễn đàn:


PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường

PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường chia sẻ tại Diễn đàn Phát thải ròng bằng 0 (NET ZERO 2050): Từ cam kết đến hành động

TS Hà Quang Anh Cục biến đổi khí hậu phát biểu





PGS.TS Nguyễn Đình Thọ Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

Phó Vụ trưởng Tăng Thế Hùng – Vụ Tiết kiệm NL và Phát triển bền vững – Bộ Công thương






Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TS. Đỗ Nam Thắng – Đại học ANU, tham vấn cho Úc và ĐNÁ

Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia

LNV - Từ chiều sâu lịch sử của miền Cố đô mộng mơ, Bún bò Huế vươn mình trở thành một tác phẩm văn hóa sống, nơi tinh hoa ẩm thực và trí tuệ dân gian hội tụ, được Nhà nước trao tặng chứng nhận "Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia" theo Quyết định số 2203/QĐ–BVHTTDL, ký ngày 27/6/2025
Tọa đàm “Pháp lý nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh” lần I/2025

Tọa đàm “Pháp lý nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh” lần I/2025

LNV - Ngày 5/7, Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) phối hợp Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật và Kinh tế hội nhập (IRLIE) cùng Câu lạc bộ Doanh nhân IMRIC – IRLIE (Viện IMRIC), Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông & Chính sách pháp luật tổ chức tọa đàm “Pháp lý nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh” lần I/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

LNV - Ngày 7-7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 28 để thảo luận, cho ý kiến về Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm 2025 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm cùng một số nội dung quan trọng khác.
Phê duyệt Đề án tổ chức Triển lãm thành tựu đất nước nhân 80 năm Ngày Quốc khánh

Phê duyệt Đề án tổ chức Triển lãm thành tựu đất nước nhân 80 năm Ngày Quốc khánh

LNV - Phó Thủ tướng Mai Văn Chính - Trưởng ban Chỉ đạo Triển lãm thành tựu đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh ký Quyết định số 90/QĐ-BCĐ phê duyệt Đề án tổ chức Triển lãm này.
Sáng nay (8/7), khai mạc kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố Hà Nội

Sáng nay (8/7), khai mạc kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố Hà Nội

LNV - Sáng nay (8/7), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI chính thức khai mạc kỳ họp thứ 25 - kỳ họp thường lệ giữa năm, nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, thu chi ngân sách 6 tháng đầu năm;
Vương quốc Anh và ASEAN khởi động Chương trình Hợp tác An ninh Y tế

Vương quốc Anh và ASEAN khởi động Chương trình Hợp tác An ninh Y tế

LNV - Vào ngày 07/7/2025, tại thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Vương quốc Anh chính thức khởi động Chương trình Hợp tác An ninh Y tế (Health Security Partnership - HSP). Chương trình dự kiến kéo dài 5 năm, nhằm tăng cường năng lực của Đông Nam Á trong hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ứng phó với các mối đe dọa đến sức khỏe.

Tin khác

Hai làng nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hai làng nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Ngày 24/6, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa hai nghề thủ công truyền thống là nghề làm bánh tráng An Ngãi và nghề làm bánh hỏi An Nhứt vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 từ ngày 1/7

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 từ ngày 1/7

LNV - Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 (TĐTNN 2025) sẽ được triển khai thu thập thông tin trên phạm vi cả nước trong 30 ngày, bắt đầu từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 30/7/2025.
Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

LNV - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn kiện pháp lý có giá trị cao nhất, phản ánh ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đồng thời là nền tảng chính trị, pháp lý cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Sau hơn một thập kỷ thi hành Hiến pháp năm 2013, trước yêu cầu đổi mới mô hình quản trị quốc gia, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, Quốc hội đã tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung một số điều quan trọng của bản Hiến pháp này.
Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”

LNV - Chiều 3/7, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức gặp gỡ báo chí thông tin về: Những chính sách mới của Đảng và Nhà nước liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài và chương trình Trại hè Việt Nam 2025.
Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về việc tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025. Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và đồng chí Võ Văn Hưng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì hội nghị.
Thanh Hóa: Tập trung xây dựng mô hình khuyến nông trên các sản phẩm chủ lực

Thanh Hóa: Tập trung xây dựng mô hình khuyến nông trên các sản phẩm chủ lực

LNV – Trong thời gian qua, Trung tâm khuyến nông tỉnh Thanh Hóa đã triển khai xây dựng được 20 mô hình trình diễn trên địa bàn 47 xã. Tập trung xây dựng các mô hình khuyến nông trên các sản phẩm chủ lực của tỉnh theo hướng hữu cơ, VietGAP; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

LNV - Sáng 30 tháng 6/2025 tại thành phố Hải Phòng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về dự lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện thành lập tổ chức đảng chỉ định cấp ủy hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố xã, phường, đặc khu .
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa hai nghề thủ công truyền thống là nghề làm bánh tráng An Ngãi và nghề làm bánh hỏi An Nhứt vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử

1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử

LNV - Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử cải cách bộ máy nhà nước Việt Nam như một dấu mốc mang tính đột phá và kiến tạo, cũng như lịch sử xây dựng và phát triển đất nước nói chung.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến

LNV - Chiều 30/6, Tỉnh ủy Bình Định tổ chức Hội nghị công bố và trao quyết định nghỉ hưu đối với cán bộ thuộc diện Ban Bí thư và Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.
TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới

LNV - Sáng ngày 30/6, Lễ công bố các nghị quyết, quyết định thành lập TP. HCM, Đảng bộ TP. HCM, chỉ định nhân sự lãnh đạo TP. HCM sau sáp nhập tỉnh diễn ra tại Học viện Cán bộ TP. HCM (số 324 đường Chu Văn An, phường 12, quận Bình Thạnh).
Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng

Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng

LNV - Sáng 30/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, trong không khí trang trọng, xúc động và đầy niềm tin, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân hai tỉnh Gia Lai và Bình Định cùng nhau chứng kiến thời khắc lịch sử tại Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, xã, phường.
TP. HCM: Khai mạc trưng bày chuyên đề và công bố quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia

TP. HCM: Khai mạc trưng bày chuyên đề và công bố quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia

LNV – Nhằm tôn vinh giá trị di sản và quảng bá Bảo vật Quốc gia, ngày 29/6, Sở Văn hóa và Thể thao TP. HCM đã tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận Bảo vật Quốc gia tại Bảo tàng Lịch sử thành phố. Đồng thời, kết hợp khai mạc trưng bày chuyên đề “Bảo vật Quốc gia - Những kiệt tác di sản tại TP. HCM”.
Lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội

Lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội

LNV - Sáng 30-6, 34 tỉnh, thành phố trên cả nước đồng loạt tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Trung ương, Quyết định của địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính, thành lập các tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố, các xã, phường, đặc khu.
Thanh Hóa: Thành lập 26 trung tâm dịch vụ nông nghiệp mới

Thanh Hóa: Thành lập 26 trung tâm dịch vụ nông nghiệp mới

LNV – Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn đã ban hành Quyết định số 2069/QĐ-UBND về việc thành lập 26 trung tâm dịch vụ nông nghiệp mới trên cơ sở tổ chức lại các trung tâm dịch vụ nông nghiệp cấp huyện, thị xã, thành phố hiện có. Các trung tâm được chuyển về trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường quản lý.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg

LNV - Giá cà phê trong nước hôm nay (9/7) giảm mạnh, mức giảm từ 3.700 - 3.800 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua. Trong khi đó, giá tiêu cũng biến động giảm và đi ngang, mức giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện giá thu mua tiêu trung bình tại các địa
Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề

LNV - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 177/KH-UBND về triển khai thực hiện Kế hoạch số 316-KH/TU ngày 23/4/2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho l
Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX

LNV - Gần ba năm sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã Lay Nưa (nay là xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên) đã và đang hiện rõ một diện mạo nông thôn khởi sắc, trù phú.
Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên

LNV - Làng hoa giấy Thanh Tiên - cái nôi của nghệ thuật làm hoa giấy truyền thống - một nghề không chỉ tạo ra những đóa hoa rực rỡ mà còn chắt lọc tinh hoa của văn hóa tâm linh, của bàn tay khéo léo và tình yêu dành cho di sản dân tộc.
Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

LNV - Lan tỏa tư tưởng Hồ Chí Minh giúp doanh nghiệp gìn giữ giá trị cốt lõi, tạo nên văn hóa ứng xử chuyên nghiệp và trách nhiệm xã hội trong thời hội nhập. Vừa qua, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã tổ chức chương trình “Diễn đàn đẩy mạnh
Giao diện di động