Yên Bái: Đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp và khai thác khoáng sản
Những năm qua, kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh Yên Bái đã có những chuyển biến rõ rệt. Tiềm năng, lợi thế của tỉnh bước đầu được khai thác có hiệu quả.
Tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp với phương châm đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất, tăng cường đầu tư thâm canh, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Bên cạnh đó là các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất. Nhờ đó, kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp có những bước tiến vượt bậc. Đất nông nghiệp chiếm 10% đất tự nhiên, trong đó có cánh đồng Mường Lò rộng 2.300 ha nổi tiếng vùng Tây Bắc với nhiều sản vật có giá trị như: Chè, quế, gạo nếp ở Tú Lệ, cam Lục Yên, nhãn Văn Chấn. Ngoài các diện tích trồng cây nông nghiệp, tỉnh Yên Bái cũng có diện tích rừng rộng lớn, với nhiều loại gỗ quý hiếm. Yên Bái hiện có trên 466.858,69 ha đất lâm nghiệp, chiếm 68,78% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó rừng sản xuất có trên 291.732,03 ha; rừng phòng hộ có gần 138.949,34 ha, rừng đặc dụng có 36.147,32 ha. Thành phần rừng hiện có chủ yếu là cây dược liệu quý, các cây lâm sản khác như tre, nứa, vầu và một số loài gỗ quý hiếm.
Rừng là tài nguyên, lợi thế tuyệt đối của tỉnh Yên Bái, khai thác hợp lý rừng sẽ không chỉ là nguồn nguyên liệu nhằm phát triển công nghiệp chế biến cho thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu mà còn là nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững sau này. Những năm qua tỉnh đã đầu tư nhiều cho công tác quản lý, phát triển và khai thác tài nguyên rừng.
Trụ sở UBND tình Yên Bái
Để phát triển được quỹ rừng, được sự hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh và các tổ chức đã thực hiện được nhiều chương trình dự án, nhờ đó không chỉ khai thác nguồn tài nguyên hợp lý, phát triển bền vững mà còn giúp người dân nâng cao thu nhập từ việc trồng rừng. Cùng với phát triển cây lương thực và các loại cây màu khác, tỉnh Yên Bái đã tập trung phát triển, mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng các loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. Đến nay, nhiều loại nông sản địa phương đã trở thành sản phẩm uy tín trên thị trường, được người dân ưa chuộng, trong đó tiêu biểu là chè Shan tuyết, nếp tú lệ, măng sặt, thịt trâu gác bếp, mắc khén …
Hiệu quả công tác quản lý tài nguyên khoáng sản
Tỉnh Yên Bái không chỉ có tiềm năng phát triển về nông, lâm nghiệp mà thiên nhiên nơi đây cũng đã ban tặng cho Yên Bái lượng tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú về chủng loại với 257 mỏ và điểm mỏ thuộc các nhóm năng lượng, vật liệu xây dựng, khoáng chất công nghiệp, kim loại và nước khoáng …
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản, tỉnh Yên Bái chủ trương khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả các loại khoáng sản. Việc đưa vào quản lý không gây cạn kiệt tài nguyên, bảo vệ tài nguyên sinh thái, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội tại các địa bàn có hoạt động khoáng sản, xây dựng và phát triển công nghiệp khai thác, chế biến sâu các loại khoáng sản với công nghệ thiết bị hiện đại, để nâng cao hệ số thu hồi, giá trị khoáng sản phù hợp với quy hoạch phát triển. Tỉnh cho phép các đơn vị cấp mỏ hoặc chủ động được nguồn nhiên liệu ngoài tỉnh mới được xây dựng các cơ sở chế biến sâu các loại khoáng sản với công nghệ thiết bị hiện đại; Không cấp phép cho các dự án khai thác, chế biến không có hiệu quả; Khai thác các loại khoáng sản thông qua tổ chức đấu thầu rộng rãi, công khai theo đúng quy định hiện hành của pháp luật…
Việc quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái được các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện nghiêm túc trên cơ sở thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng một cách có hiểu quả và bảo vệ môi trường một cách thiết thực. Qua thống kê tỉnh Yên Bái có trữ lượng đá vôi trắng trên 2,4 tỷ m3; kim loại có quặng sắt trữ lượng khoảng 200 triệu tấn, quặng grafit, quặng chì kẽm, quặng vàng gốc, thạch anh … Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng có trữ lượng vật liệu xây dựng thông thường trên 450 triệu tấn; trữ lượng kaolin, Felspat trên 15 triệu tấn
Nhìn chung, các công tác thăm dò, khai thác đến chế biến sâu các loại khoáng sản trên địa bàn thời gian qua đã được thực hiện theo quy hoạch. Các đơn vị được cấp phép khai thác đã đầu tư khai thác và xây dựng nhà máy tuyển, chế biến sâu nhằm nâng cao chất lượng sau khai thác, tạo được nhiều sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, tạo việc làm và thu nhập cho lao động địa phương nơi có khoáng sản.
Bài và ảnh: Đoàn Tuấn - Lê Thanh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Thời tiết ngày 14/7: Mưa dông diện rộng nhiều nơi trên cả nước
10:13 | 14/07/2025 Môi trường

Hà Nội nắng nóng diện rộng, nhiệt độ cao nhất 35-36 độ C
08:48 | 08/07/2025 Môi trường

Cải thiện môi trường tại các làng nghề, cụm công nghiệp
09:18 | 07/07/2025 Môi trường

Thời tiết ngày 3/7: Mưa rào và dông vẫn bao trùm nhiều nơi trên cả nước
09:22 | 03/07/2025 Môi trường

Bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững: Tìm hướng đi mới của các làng nghề
15:11 | 25/06/2025 Môi trường

Hà Nội nỗ lực 'xanh hóa' các làng nghề
09:46 | 24/06/2025 Môi trường
Tin khác

Giá vàng trong nước đứng yên, cao hơn thế giới khoảng 12,5 triệu đồng/lượng
10:57 | 18/06/2025 Môi trường

Bình Định: Mô hình “Tàu cá mang rác nhựa về bờ” thu hút sự tham gia của 200 tàu cá
15:45 | 13/06/2025 Môi trường

Doanh nghiệp cần biết trước Quy định chống phá rừng có hiệu lực
09:48 | 30/05/2025 Môi trường

Bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững
10:24 | 28/05/2025 Môi trường

Sáng, xanh, sạch, đẹp nhờ giải pháp đồng bộ
09:33 | 27/05/2025 Môi trường

Bắc Ninh đồng thuận xử lý dứt điểm ô nhiễm làng nghề
14:01 | 26/05/2025 Môi trường

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề
09:07 | 07/05/2025 Môi trường

Nam Định: Ô nhiễm bủa vây làng nghề thu 100 tỷ mỗi năm
08:51 | 22/04/2025 Môi trường

Phú Yên triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
13:41 | 07/03/2025 Môi trường

Bắc Ninh: Các cơ sở sản xuất giấy ở làng nghề Phong Khê dừng hoạt động
11:39 | 01/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Không khí ở ngưỡng tốt vào buổi sáng, chiều lại kém
10:16 | 18/02/2025 Môi trường

Cuộc sống mới ở làng nghề ô nhiễm nhất Bắc Ninh
08:41 | 14/02/2025 Môi trường

Để Hà Nội thực sự sáng - xanh - sạch - đẹp
11:14 | 07/02/2025 Môi trường

Hoài Đức phấn đấu trồng 15.000 cây các loại trong năm 2025
12:08 | 03/02/2025 Văn hóa - Xã hội

Bắc Ninh: Mạnh tay xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề
10:13 | 30/12/2024 Môi trường

Đưa OCOP trở thành một sáng kiến toàn cầu
10:25 OCOP

Định vị thương hiệu cà phê Gia Lai bằng chế biến sâu
10:23 Khuyến nông

Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên
10:21 Làng nghề, nghệ nhân

Hội chợ triển lãm Công thương vùng Đông Nam Bộ - cơ hội vàng cho doanh nghiệp xúc tiến thương mại
10:15 Khuyến công

Hà Nội sẽ tổ chức Festival làng nghề quốc tế 2025 tại Hoàng thành Thăng Long
10:13 Tin tức