Thương mại điện tử đưa nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ ra thế giới

LNV - Phát triển thương mại điện tử nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn ra thế giới. Thời đại công nghệ số 4.0, cùng với sự phát triển như vũ bão của Internet, xu hướng kinh doanh trực tuyến hay bán hàng online đã đem lại hiệu quả kinh tế cho rất nhiều ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam.

Xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh

Những năm gần đây, “thương mại điện tử” (TMĐT) đã không còn là khái niệm xa lạ trong xã hội hay một lĩnh vực mới mẻ tại nước ta. Có thể coi năm 2020, đại dịch COVID-19 đã mang đến nhiều biến động đối với nền kinh tế và sự tăng trưởng bứt phá của TMĐT đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiềm năng nhất khu vực ASEAN, thể hiện vai trò của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN. Tuy nhiên, song hành với những cơ hội phát triển thì TMĐT ở Việt Nam cũng gặp không ít những thách thức trong việc xây dựng thị trường TMĐT lành mạnh, bền vững.

Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) đang ngày càng rộng mở với nhiều mô hình, chủ thể tham gia, các chuỗi cung ứng cũng đang dần thay đổi theo hướng hiện đại hơn khi có sự hỗ trợ từ số hóa và công nghệ thông tin. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, thị trường thương mại điện tử đang trở nên sôi động hơn và việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới đang trở thành một phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt vượt qua khó khăn, mang đến cơ hội mới từ phía cầu thị trường trên cơ sở làm thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng, chuyển từ thói quen mua hàng truyền thống sang mua hàng qua TMĐT.

Với thế mạnh là dân số trẻ cũng như lượng người dùng smartphone chiếm tỷ trọng lớn, lượng người giao dịch thương mại điện tử trên smartphone nhiều, thị trường TMĐT tại Việt Nam hiện tăng trưởng khá nhanh với 35,4 triệu người dùng và tạo ra doanh thu hơn 2,7 tỷ đô la trong năm 2019. Báo cáo Thương mại điện tử các nước Đông Nam Á năm 2019 của Google, Temasek và Brain&Company dự đoán, tốc độ tăng trưởng trung bình cho cả giai đoạn 2015-2025 của thương mại điện tử Việt Nam là 29%. Dự báo đến năm 2025, quy mô thương mại điện tử của Việt Nam sẽ vươn tới ngưỡng 43 tỷ USD và đứng thứ 3 trong khối ASEAN. Bên cạnh những lợi ích mà TMĐT mang đến như giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, giảm chi phí, tăng lợi nhuận, thanh toán nhanh thì vẫn còn nhiều hạn chế trong việc mua bán trên thị trường trực tuyến như vấn nạn hàng giả, hàng lậu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên các sàn giao dịch TMĐT và mạng xã hội; Hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài phát sinh dưới nhiều hình thức; Tranh chấp với đối tác trong TMĐT, đặc biệt các mạng xã hội đang nổi lên là một phương thức giao dịch TMĐT phổ biến nhưng chưa được điều chỉnh,… Các hành vi vi phạm trong TMĐT diễn ra ngày càng phức tạp khiến người tiêu dùng còn nhiều lo ngại trong việc mua hàng và thanh toán trực tuyến.

Theo như Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2020, Chính phủ đã đặt các mục tiêu tổng quát đến năm 2025 gồm: Hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng; Thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố lớn và các địa phương về mức độ phát triển thương mại điện tử; Xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững; Mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam trong và ngoài nước thông qua ứng dụng thương mại điện tử; Đẩy mạnh giao dịch, thương mại điện tử xuyên biên giới; Trở thành quốc gia có thị trường thương mại điện tử phát triển thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.

Công Thương đã chỉ đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Cục TMĐT) với chức năng quản lý nhà nước về TMĐT tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các nhóm giải pháp trong tâm để đạt được các mục tiêu nêu trên, tăng cường bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng trong TMĐT và thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia và phát triển thị trường TMĐT cạnh tranh lành mạnh, phát triển bền vững, cụ thể:

Một là, hoàn thiện khung pháp lý: Thương mại điện tử là một lĩnh vực rất đặc thù, đó là sự kết hợp giữa công nghệ và thị trường, giữa yếu tố thực và yếu tố ảo, giữa thực thể tồn tại với thực thể trong không gian số. Chính vì vậy khung pháp lý đang tiếp tục được hoàn thiện gắn với thực tiễn. Khung pháp lý cho TMĐT hiện nay gồm: Luật Thương mại, Luật giao dịch điện tử, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử và một số nghị định khác liên quan tới các lĩnh vực trong hoạt động thương mại điện tử như Nghị định 165/2018/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử chữ ký số và chứng thực chữ ký số; Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử,…

Kể từ khi Nghị định 52 được Chính phủ ban hành, Bộ Công Thương đã trình, ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản quy phạm pháp luật để quy định chi tiết theo yêu cầu của Nghị định; hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều cơ chế, chính sách, Chương trình nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển lĩnh vực TMĐT trên phạm vi toàn quốc. Với bản chất của thương mại điện tử là hoạt động thương mại áp dụng các tiến bộ trong công nghệ thông tin và Internet, hoạt động TMĐT cũng là lĩnh vực chịu nhiều tác động và thay đổi nhanh chóng, năm 2002, Bộ Công Thương đã dự thảo đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 52/2013/NĐ-CP về TMĐT. Bên cạnh những quy định mới về chủ thể và cơ chế quản lý hoạt động TMĐT thì quy định về hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài cũng được đề ra để giải quyết những vướng mắc, bất cập; Cụ thể: Bổ sung quy định chủ thể của hoạt động TMĐT, thu gọn đối tượng ứng dụng TMĐT phải thực hiện thủ tục hành chính; Công khai thông tin hàng hóa, người mua trên sàn TMĐT, minh bạch hóa thông tin cho người tiêu dùng, phòng chống gian lận thương mại; Quy định rõ hoạt động TMĐT trên mạng xã hội, mạng xã hội được tổ chức hoạt động tương tự như một hình thức TMĐT truyền thống; Sửa đổi quy định về cách thức hiện diện của thương nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động TMĐT trên lãnh thổ Việt Nam.

Hai là, xây dựng các chương trình, chính sách, giải pháp khuyến khích hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử; Hoàn thiện nền tảng tín nhiệm thương mại điện tử:

Trong bối cảnh của COVID-19 và sự phát triển bùng nổ của thị trường mua sắm trực tuyến, để góp phần vào việc xây dựng thị trường TMĐT lành mạnh tại Việt Nam, Cục TMĐT & KTS đưa ra giải pháp về phát triển hệ sinh thái TMĐT. Cụ thể, trong 5 năm tới, bên cạnh việc xây dựng các chương trình, chính sách đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử, giải pháp “Nền tảng tín nhiệm thương mại điện tử” là công cụ đánh giá các chủ thể kinh doanh TMĐT. Xếp hạng tín nhiệm này sẽ công bố rộng rãi tới người tiêu dùng.

Hiện nay, việc xây dựng tín nhiệm tiêu chuẩn trong thương mại điện tử là điều cần thiết để gia tăng niềm tin của khách hàng vào các hoạt động mua bán, thanh toán trong môi trường TMĐT. Mô hình về hoàn thiện nền tảng tín nhiệm (Circle of Trust) trong giai đoạn 2015 - 2025 bao gồm: Xây dựng hệ thống thanh toán đảm bảo ESCROW; Giải quyết tranh chấp trực tuyến TrustON; Ứng dụng Chứng từ điện tử trong thương mại; Ứng dụng dịch vụ chuyển phát tiêu chuẩn trong TMĐT và triển khai các chuỗi sự kiện phát triển TMĐT và hỗ trợ nhà sản xuất, hàng Việt uy tín trong nước.

Năm 2021, Cục TMĐT & KTS sẽ triển khai Chương trình GoOnline, với nhiệm vụ đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình ứng dụng TMĐT từ khi bắt đầu đến lúc kinh doanh, hoạt động được trên môi trường trực tuyến. Chương trình có sự đồng hành của các tập đoàn viễn thông, công nghệ, hệ thống TMĐT lớn nhất đất nước hiện nay, nhắm đến đối tượng là các nhà sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, cá nhân trên toàn quốc muốn tiếp cận và ứng dụng TMĐT, đặc biệt, trong những tình huống khẩn cấp như dịch bệnh và hàng hóa cần “giải cứu”, chương trình cũng hình thành một liên minh có kết nối chặt chẽ để triển khai các công tác hỗ trợ. Các nhóm giải pháp được đưa ra cụ thể như: Triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp lên sàn TMĐT; Chương trình hỗ trợ chi phí chuyển phát; Chương trình dán nhãn chuyển phát an toàn; Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp khi tham gia lên các sàn TMĐT; Xây dựng nhà phân phối sản phẩm Việt uy tín và phát động truyền thông chương trình GoOnline.

Thương mại điện tử là cơ hội để thúc đẩy nền kinh tế số, là môi trường thuận lợi cho việc ứng dụng các mô hình kinh doanh. Sự phát triển song song giữa thương mại truyền thống và thương mại điện tử, các vấn đề trong giao dịch TMĐT phát sinh cũng là bài toán được đặt ra với cơ quan quản lý Nhà nước trong việc quản lý và bảo vệ người tiêu dùng. Với việc hoàn thiện những sửa đổi trong Nghị định 52/NĐ-CP cũng như các nhóm giải pháp trong hệ sinh thái “Phát triển nền tảng tín nhiệm TMĐT” ở Việt Nam sẽ góp phần xây dựng một thị trường trực tuyến lành mạnh, tạo dựng lòng tin đối với người tiêu dùng, hỗ trợ các doanh nghiệp và mang đến những phát triển vượt bậc cho bức tranh TMĐT ở Việt Nam.

Sự phát triển của TMĐT đã và đang tạo ra những thách thức không nhỏ cho việc xây dựng một thị trường trực tuyến lành mạnh ở Việt Nam. Dựa trên mục tiêu đã đề ra trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, một thị trường TMĐT an toàn, lành mạnh là điều hoàn toàn có thể thực hiện khi có sự vào cuộc đồng bộ của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, địa phương và những doanh nghiệp đã, đang và sẽ tham gia vào thị trường trực tuyến.



Sản phẩm thủ công mỹ nghệ “lột xác”

Với tâm huyết và sáng tạo của mình, bà Nguyễn Thị Lương, Giám đốc Công ty TNHH Mây tre đan xuất khẩu Hiền Lương (xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã biến những sản phẩm truyền thống của Việt Nam trở thành hàng xuất khẩu có giá trị, phù hợp xu hướng tiêu dùng xanh trên thế giới. Cơ sở sản xuất sản phẩm TCMN kết hợp cỏ tế (guột) với các nguyên liệu như cói, bẹ ngô, mây, tre, giang... của bà Nguyễn Thị Lương, bình quân mỗi năm xuất khẩu trên 100.000 sản phẩm, trị giá 17 - 18 tỷ đồng đi các thị trường như Rumani, Hungary, Mỹ, Nga… các sản phẩm của công ty chủ yếu là bát đựng hoa quả, lẵng hoa, cốc, lọ, con giống, thùng đựng, chao đèn, chậu, làn, đồ dùng trong nhà… Năm 2020, trước những ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng dự kiến giá trị xuất khẩu đạt trên 10 tỷ đồng, công ty của bà Lương đã ký hợp đồng với khách hàng tại Mỹ, Nga đến giữa năm 2021.

Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm của Công ty TNHH Mây tre đan xuất khẩu Hiền Lương như bát gà, thùng sắt bèo tây đã được tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố Hà Nội và khu vực phía Bắc. Các sản phẩm làm từ guột của công ty nhiều năm liền được bình chọn là “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”. Đặc biệt, 3 sản phẩm dùng để cắm hoa, trang trí là làn hoa tuyết xách tay; Chao đèn; Bộ gốm đan bọc guột, mây mới được UBND Thành phố Hà Nội cấp chứng nhận sản phẩm Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).

Tương tự, là một trong số ít cơ sở sản xuất ký hợp đồng chế tác đồ trang sức với thương hiệu nổi tiếng Hermes (Pháp), cơ sở của ông Vũ Thanh Liêm, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hahanco (Thụy Ứng, huyện Thường Tín, Hà Nội), thực hiện nhiều sản phẩm như vòng tay, vòng cổ, hoa tai… được trau chuốt, kiểu dáng sang trọng, màu sắc nhã nhặn và bắt mắt theo thiết kế của Hermes đẹp đến mức nếu không nói rathì mọi người sẽ nghĩ là hàng nhập khẩu từ nước ngoài về chứ không phải xuất phát từ ngôi làng ven đô Hà Nội.

Ông Vũ Thanh Liêm cho biết, những chiếc lược sừng với kiểu dáng bình thường nhưng làm theo thiết kế của khách hàng Nhật Bản sẽ cho ra một sản phẩm tinh tế, mềm mại hơn. Đồng thời, giá thành của những sản phẩm này khi đưa vào thị trường nước ngoài, giá thành cũng cao hơn rất nhiều so với bán trong nước.

Dư địa xuất khẩu lớn

Dù không phải là ngành hàng thiết yếu nhưng trong một xã hội phát triển, nhu cầu hàng trang trí bằng các sản phẩm TCMN đóng vai trò ngày càng cao khiến dư địa phát triển cho ngành hàng này hiện nay là rất lớn. Do đó, để nắm bắt cơ hội thị trường, các cơ sở, doanh nghiệp làng nghề cần trang bị những nền tảng cơ bản theo yêu cầu thị trường, trong đó có truy xuất nguồn gốc. Trong bối cảnh của dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng TCMN vẫn duy trì mức tăng trưởng khá. Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam nhận định: Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu hàng TCMN và nông sản, có những sản phẩm tốt và những nhà sản xuất có trách nhiệm, nhất là những cơ hội lớn đang được mở ra từ các Hiệp định Thương mại tự do như EVFTA đối với ngành TCMN hiện nay.

Thêm vào đó, người tiêu dùng cũng ngày càng quan tâm hơn về các vấn đề liên quan đến môi trường và xã hội, trong đó đặc biệt là các vấn đề liên quan đến nguồn gốc và tính hợp pháp của nguyên liệu sử dụng, các vấn đề liên quan đến an toàn và sức khỏe, sản xuất sạch - thân thiện với môi trường… Các sản phẩm TCMN sử dụng nguyên liệu tận dụng và tái chế và kênh thị trường thương mại bình đẳng được dự báo sẽ ngày càng được phát triển. Những điều này là lợi thế nhưng cũng là những thách thức lớn đối với các làng nghề truyền thống của Việt Nam hiện nay khi hiện trạng sản xuất các làng nghề còn chưa tập trung, manh mún, nhỏ lẻ.

Để ngành hàng TCMN Việt Nam có thể mạnh mẽ vươn ra thế giới, ngành TCMN cần xác định dịnh hướng chiến lược xuất khẩu hàng TCMN giai đoạn 2021 - 2025. Cùng với đó, Bộ Công Thương trong thời gian tới sẽ tập trung nâng cao năng lực xuất khẩu chuỗi giá trị hàng TCMN Việt Nam trên cơ sở tập trung vào các nhóm mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, gia tăng giá trị sản phẩm, tăng cường hợp chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng được nhiều phân khúc thị trường khác nhau, trong đó tập trung vào phân khúc thị trường trung và cao cấp. Tăng cường tính gắn kết ngành và xây dựng thương hiệu ngành TCMN gắn với xúc tiến thương mại, phát triển bền vững nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên bình diện khu vực - phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD vào năm 2025.

Bài và ảnh Nguyễn Văn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

LNV - Sáng ngày 16/4, Cục XTTM tổ chức thành công Lễ khai mạc Tuần lễ THQG 2024 và Diễn đàn quốc tế THQG Việt Nam 2024 theo hình thức hybrid (kết hợp trực tiếp và trực tuyến) tại Hà Nội, cùng với hoạt động bên lề là Triển lãm ảnh thành tựu THQG Việt Nam.
Ấn tượng  “Ngày hội văn hóa, du lịch Sa Pa tại Hà Nội”

Ấn tượng “Ngày hội văn hóa, du lịch Sa Pa tại Hà Nội”

LNV - Diễn ra trong 3 ngày cuối tuần (từ 5-7/4/2024), "Ngày hội văn hóa - du lịch Sa Pa tại Hà Nội" năm 2024 do UBND thị xã Sa Pa tổ chức đã chính thức khai mạc chiều 5/4 tại Vườn hoa Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội), giới thiệu với du khách vẻ đẹp văn hóa đặc trưng của Sa Pa thông qua chuỗi các hoạt động, sự kiện đặc sắc.
Hà Nội: Hợp tác xã Đức Anh có 60 gian hàng tham gia “Chương trình xúc tiến thương mại, tuần văn hoá thiết kế sáng tạo quận Hoàng Mai năm 2023”

Hà Nội: Hợp tác xã Đức Anh có 60 gian hàng tham gia “Chương trình xúc tiến thương mại, tuần văn hoá thiết kế sáng tạo quận Hoàng Mai năm 2023”

LNV - Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập quận Hoàng Mai (25/11/2003-25/11/2023), UBND quận Hoàng Mai tổ chức “Chương trình xúc tiến thương mại, tuần văn hoá thiết kế sáng tạo quận Hoàng Mai năm 2023”. Được sự đồng ý cho phép của UBND quận, nhân dịp này, Hợp tác xã Đức Anh (Hà Nội) đã tổ chức trưng bày 60 gian hàng sinh vật cảnh, hàng thủ công mỹ nghệ tại Chương trình.
Sắp diễn ra “Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội 2023”

Sắp diễn ra “Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội 2023”

LNV - Từ 21-24/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức “Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội 2023”, tại Trung tâm Thương mại AEON MALL quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.
Thái Bình: Đưa hội chợ sản phẩm OCOP vào lễ hội chùa Keo

Thái Bình: Đưa hội chợ sản phẩm OCOP vào lễ hội chùa Keo

OVN - Hằng năm, tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) diễn ra 2 lễ hội. Đó là lễ hội mùa Xuân (ngày mồng 4 tháng Giêng Âm lịch) và lễ hội mùa Thu (tháng Chín Âm lịch). Tại Lễ hội chùa Keo mùa Thu 2023 tới đây, UBND huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) sẽ kết hợp tổ chức hội chợ quảng bá sản phẩm OCOP.
Hà Nội: Đưa sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn tới khách hàng thủ đô

Hà Nội: Đưa sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn tới khách hàng thủ đô

LNV - Ngày 28/9, tại quận Hà Đông, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội tổ chức khai mạc “Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2023”.

Tin khác

Tăng cường xúc tiến thương mại cho các sản phẩm làng nghề ở Thủ đô

Tăng cường xúc tiến thương mại cho các sản phẩm làng nghề ở Thủ đô

LNV - Trong những tháng cuối năm 2023, Thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng nông sản Việt Nam, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Hội chợ Quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ  Việt Nam - ASEAN lần 1

Hội chợ Quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ Việt Nam - ASEAN lần 1

LNV - Theo Tổng Giám đốc Công ty CP TCMN Gỗ Liên Minh, mặc dù được tổ chức lần đầu, nhưng Hội chợ Quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ Việt Nam - ASEAN lần 1 (VIFA ASEAN 2023) thu hút gần 200 doanh nghiệp tham gia với 600 gian hàng trưng bày và hơn 2.000 khách quốc tế đăng ký tham quan. Hội chợ diễn ra từ ngày 29-8 đến 1-9-2023, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Chợ phiên OCOP Sơn La: Về miền nông sản

Chợ phiên OCOP Sơn La: Về miền nông sản

OVN - Nhằm xúc tiến thương mại và nâng cao năng lực số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương, Sơn La tổ chức Chợ phiên OCOP - Sơn La: Về miền nông sản.
Thương mại điện tử đưa sản phẩm làng nghề truyền thống Hà Nội vươn xa

Thương mại điện tử đưa sản phẩm làng nghề truyền thống Hà Nội vươn xa

LNV - Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) là kênh quảng bá hiệu quả, đưa các sản phẩm làng nghề truyền thống Hà Nội vươn ra thị trường.
Chuyển đổi số nâng tầm sản phẩm OCOP Phú Thọ

Chuyển đổi số nâng tầm sản phẩm OCOP Phú Thọ

LNV - Ngày 22/7/2023, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, MCN Kolin tổ chức chương trình tập huấn livestream bán hàng cho các chủ thể OCOP Phú Thọ với mục tiêu xúc tiến thương mại và nâng cao năng lực số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương.
Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

LNV - Chiều 20/5, tại Nhà văn hoá tỉnh Bắc Kạn, T.Ư Đoàn và Tỉnh Đoàn Bắc Kạn tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số trong truyền thông quảng bá sản phẩm OCOP của thanh niên với chủ đề “Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP”.
Lễ hội Xoài Đồng Tháp

Lễ hội Xoài Đồng Tháp

LNV - Chiều 12-4, tỉnh Đồng Tháp họp báo công bố Lễ hội xoài năm 2023 với chủ đề: “Xoài Đồng Tháp - nâng tầm vị thế”, điểm nhấn của lễ hội là ứng dụng chuyển đổi số, tháo gỡ khó khăn cho nông dân. Lễ hội xoài Đồng Tháp 2023 được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, chủ đề “Xoài Đồng Tháp - Nâng tầm vị thế”, diễn ra từ ngày 28-4 đến 1-5, tại quảng trường công viên Văn Miếu, phường 1, TP Cao Lãnh.
Thủ công mỹ nghệ Việt Nam được Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn xúc tiến tại MIDA 2023 (Italia)

Thủ công mỹ nghệ Việt Nam được Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn xúc tiến tại MIDA 2023 (Italia)

LNV - Khu gian hàng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tiêu biểu độc đáo của Việt Nam, là điểm nhấn thu hút đối với khách tham quan và đối tác ngay trong ngày đầu khai mạc Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế MIDA 2023 (25/4).
Nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa khi liên kết doanh nghiệp Việt Nam với hệ thống phân phối nước ngoài

Nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa khi liên kết doanh nghiệp Việt Nam với hệ thống phân phối nước ngoài

LNV - Nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa khi liên kết doanh nghiệp Việt Nam với hệ thống phân phối nước ngoài Việc thúc đẩy doanh nghiệp Việt tham gia trực tiếp mạng phân phối nước ngoài góp phần đưa các sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam tới tay hàng triệu người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối trải khắp trên toàn thế giới.
Thừa Thiên Huế: Thương mại điện tử đưa sản phẩm làng nghề truyền thống vươn xa

Thừa Thiên Huế: Thương mại điện tử đưa sản phẩm làng nghề truyền thống vươn xa

LNV - Với sự phát triển của công nghệ số, các làng nghề truyền thống của Thừa Thiên Huế có nhiều cơ hội để tiêu thụ sản phẩm thông qua thị trường thương mại điện tử.
Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP giữa Quảng Ninh và TP Cần Thơ

Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP giữa Quảng Ninh và TP Cần Thơ

LNV - Ngày 6/4, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh và Sở Công Thương TP Cần Thơ tổ chức hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, nông sản giữa tỉnh Quảng Ninh và TP Cần Thơ.
Thúc đẩy doanh nghiệp và HTX tỉnh Sơn La phát triển thương mại điện tử

Thúc đẩy doanh nghiệp và HTX tỉnh Sơn La phát triển thương mại điện tử

LNV - Ngày 4/4, tại tỉnh Sơn La, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với UBND thành phố Sơn La, Sở Công Thương tỉnh Sơn La, tổ chức chuỗi Hội nghị tập huấn về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp sản xuất, hợp tác xã nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn, hiểu hơn về kỹ năng số và các sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Khai mạc Tuần lễ sản phẩm Thái Lan 2023 tại Quảng Ninh

Khai mạc Tuần lễ sản phẩm Thái Lan 2023 tại Quảng Ninh

LNV - Ngày 16/3, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh, Cục xúc tiến thương mại quốc tế Thái Lan đã tổ chức lễ khai mạc
Thái Bình: Chương trình OCOP nâng cao giá trị sản phẩm

Thái Bình: Chương trình OCOP nâng cao giá trị sản phẩm

LNV - Nhờ xác định đúng thế mạnh, đặc sản bánh cáy Thái Bình có sự phát triển mạnh mẽ. Không chỉ được chứng nhận là sản phẩm OCOP mà còn ngày càng tăng cao giá trị.
FTA: “Chìa khóa” cho xuất khẩu hàng hóa năm 2023

FTA: “Chìa khóa” cho xuất khẩu hàng hóa năm 2023

LNV - Trong vô vàn những khó khăn ở hầu khắp các thị trường, các hiệp định thương mại tự do (FTA) được kỳ vọng sẽ là chìa khóa để hoạt động xuất khẩu duy trì tăng trưởng trong năm 2023.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

LNV - Dưới đôi bàn tay khéo léo, kỳ công và sáng tạo của các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Đỗ Xuyên tre nứa đã trở thành những tác phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, đặc sắc gắn liền với miền quê Đất Tổ.
Tướng Hoàng Đan kể về buổi chiều 30/4/1975

Tướng Hoàng Đan kể về buổi chiều 30/4/1975

LNV - Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024)
Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam

Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam

LNV - Vừa qua, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”. Nhân dịp kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024).
Thanh Hóa: Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thanh Hóa: Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LNV – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm vừa ký Công văn số 5653/UBND-CNTT về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

LNV - Sáng 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động