Xuân về trên dải đất biên cương
Nếu ai có dịp trở lại huyện biên giới Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, vào những ngày cuối năm 2020 sẽ không khỏi choáng ngợp khi được hòa mình trong bầu không khí rộn ràng của Tuần Văn hóa - Du lịch Bình Liêu năm 2020 với chuỗi các hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa cộng đồng các dân tộc nơi đây.
Sự kiện mở đầu và là điểm nhấn cho Tuần Văn hóa - Du lịch huyện Bình Liêu năm 2020 là Hội mùa vàng Bình Liêu lần đầu tiên được tổ chức. Đây cũng là dịp huyện Bình Liêu vinh dự đón nhận quyết định của UBND tỉnh công nhận danh thắng cấp Tỉnh đối với ruộng bậc thang Bình Liêu, công nhận khu du lịch Bình Liêu là khu du lịch cấp Tỉnh.
Một góc Bình Liêu mùa lúa chín
Vào chính hội, từ thôn Ngàn Pạt, Khe O, Cao Thắng (xã Lục Hồn), đến các khu vực có ruộng bậc thang như: Bản Sông Moóc A, Sông Moóc B (xã Đồng Văn); bản Lục Ngù, Pò Đán (xã Húc Động)…vàng rực màu lúa chín. Đây cũng là lúc, những nếp áo dân tộc đủ sắc màu dập dìu theo tiếng trống, tiếng nhạc cổ vũ các hoạt động thể thao, văn hóa.Trong không khí ấy, du khách không chỉ được trải nghiệm gặt lúa trên những thửa ruộng bậc thang uốn lượn, mà còn được tham gia vào các nghi lễ “Mừng cơm mới mùa vàng”, nghi lễ đám cưới của dân tộc Sán Chỉ, được trải nghiệm leo núi Cao Xiêm, giao lưu bay dù lượn trên mùa vàng… Ngoài ra, còn được tham gia các trò chơi, trò diễn trên ruộng bậc thang (đánh quay, ném còn, kéo co…). Hay được thưởng thức chương trình giao lưu hát Soóng Cọ, thi và trưng bày ảnh đẹp trên ruộng bậc thang…
Tiếp nối lễ hội Mùa vàng Bình Liêu, Hội Hoa sở huyện Bình Liêu năm nay được tổ chức vào đầu tháng 12 tại khu rừng sở thôn Đồng Long (xã Đồng Tâm) với các hoạt động như: Chương trình nghệ thuật đặc sắc khai mạc Hội Hoa sở, tổ chức cho du khách tham quan rừng sở, tổ chức giải đua xe đạp Hội Hoa sở năm 2020. Bên cạnh đó là các cuộc thi đấu các môn thể thao dân tộc, các trò chơi, trò diễn dân gian; Thi cụm dong riềng; đêm lửa trại… Năm nay là năm thứ sáu liên tiếp Hội được tổ chức, đã trở thành một hoạt động văn hóa đặc sắc của nhân dân các dân tộc vùng cao Bình Liêu góp phần giới thiệu, khẳng định giá trị của hoa Sở và các sản phẩm từ cây Sở gắn với những nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Bình Liêu với du khách bốn phương.
Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Chủ tịch UBND huyện Bình Liêu: “Tuần Văn hóa Du lịch với các sự kiện Hội mùa vàng và Hội hoa sở Bình Liêu năm 2020 nhằm hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch những tháng cuối năm của tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, là cơ hội để huyện Bình Liêu giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc, phát huy những tiềm năng văn hóa, danh thắng đặc trưng để đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững, từng bước nâng cao thương hiệu sản phẩm du lịch Bình Liêu, thúc đẩy loại hình tham quan, trải nghiệm gần gũi với đời sống, văn hóa bản địa”.
Sức sống mới trên dải đất biên cương
Bình Liêu là huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Tày, Sán Chỉ, Dao Thanh Y, Dao Thanh Phán...
Đã từ lâu, Bình Liêu nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà thơ mộng, gắn liền với những địa danh như: Thác Khe Vằn, Khe Tiền, Ngàn Chi, dãy núi Cao Ba Lanh và đỉnh Cao Xiêm được ví như “nóc nhà vùng Đông Bắc”. Nơi đây cũng nổi tiếng với những rừng hồi, quế, sở xanh tươi, thơm ngát, những thửa ruộng bậc thang uốn lượn như những nốt nhạc xanh quanh sườn núi. Mỗi dịp cuối thu, đầu đông, khi những thửa ruộng bậc thang vàng rực màu lúa chín, cũng là lúc khắp đất trời Bình Liêu bừng lên sắc trắng của bạt ngàn bông lau hòa cùng sắc trắng tinh khôi của những cánh rừng hoa sở… Tất cả đã mang đến cho Bình Liêu một vẻ đẹp khác biệt, góp phần tạo nên những sản phẩm du lịch mới trên mảnh đất biên viễn này.
Là một trong những huyện khó khăn nhất tỉnh Quảng Ninh, với 96% đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo còn cao nhất tỉnh, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bình Liêu đã phát huy những tiềm năng, thế mạnh của địa phương và truyền thống văn hóa tốt đẹp để biến khó khăn thành cơ hội phát triển.
Chia sẻ với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Chủ tịch UBND huyện Bình Liêu cho biết, những năm qua, ngành nông nghiệp địa phương đã có bước phát triển mạnh mẽ gắn với Chương trình Nông thôn mới, trong đó, tập trung thực hiện tái cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với thị trường tiêu thụ, tổ chức lại sản xuất theo chuỗi để nâng cao giá trị.
Với cách làm này, trên những thửa ruộng màu mỡ ở vùng thấp cho tới những vùng đồi bậc thang quanh năm xanh tươi màu lúa, ngô, dong riềng… Những vạt rừng hồi, quế sở đến độ trổ hoa lại bung nở ngát hương. Mùa vụ nối tiếp nhau đã đem đến cuộc sống ổn định, ấm no cho bà con vùng cao Bình Liêu.
Cùng những đổi mới trong sản xuất nông nghiệp, Bình Liêu đã tập trung cho phát triển du lịch, trong đó lấy người dân là chủ thể, là trung tâm trong các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng. Cảnh sắc tiên nhiên tươi đẹp, con người thân thiện, nền văn hóa giàu bản sắc các dân tộc với các lễ hội đình Lục Nà, lễ hội kiêng gió và gần đây là lễ hội hoa sở... đã là những lợi thế để Bình Liêu từ một địa bàn du lịch chưa mấy người biết đến, nay đã có tên trong bản đồ du lịch tỉnh Quảng Ninh, du lịch cả nước và cả quốc tế với 7 điểm, 3 tuyến du lịch tiêu biểu.
Theo báo cáo của UBND huyện Bình Liêu, trong 5 năm qua, huyện Bình Liêu có tốc độ tăng trưởng bình quân 13,5%/năm, thu ngân sách nhà nước, phần thu nội địa tăng bình quân 10,06%/năm. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực, trong đó tăng tỷ trọng ngành dịch vụ. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước 37,53 triệu đồng, tăng bình quân 9,76%/năm. Cuộc sống người dân đã có sự đổi thay lớn lao cả về vật chất và tinh thần…
Những ngày chớm xuân này, đi giữa không gian bạt ngàn lau trắng và ngan ngát hương hoa sở, đã thấy thấp thoáng đâu đó những cành đào rừng e ấp hé nụ. Đặc biệt, được trải nghiệm cảm giác đi trên cung đường biên giới lên mốc 1305 (biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc) được mệnh danh là “Sống lưng khủng long”, bạn sẽ được thu vào tầm mắt vẻ đẹp hùng vỹ, tráng lệ mà cũng rất đỗi thơ mộng của của vùng đất Bình Liêu. Để thêm yêu và tự hào về vùng đất phên giậu của Tổ quốc, nơi có những người dân cần cù vượt khó, không ngừng lao động, sáng tạo làm giàu cho quê hương và cũng không ngừng tô điểm thêm những giá trị mới cho bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc mình trong quá trình giao lưu, hội nhập và phát triển cùng bạn bè muôn phương.
Nguyễn Thanh Nga
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 | 09/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”
14:32 | 07/10/2024 Văn hiến Hà Thành
Lễ hội Thành Tuyên 2024
09:16 | 07/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp đại diện trí thức kiều bào thuộc cộng đồng Pháp ngữ
09:14 | 07/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Mông Cổ ở Đại sứ quán
15:23 | 02/10/2024 Văn hiến Hà Thành
70 Năm Giải Phóng Ứng Hòa và Chiến Thắng Khu Cháy
13:28 | 02/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Nghề nhuộm vải truyền thống của dân tộc Dong ở Qúy Châu
10:08 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghị lực của một thầy giáo khiếm thị
09:55 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Hà Tĩnh: Công nhận Miếu Nhàng Nhàng là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh
09:53 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Nỗ lực lưu giữ và lan tỏa giá trị văn hóa của gốm Mường
09:28 | 30/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia”
10:31 | 25/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam lần thứ IV - năm 2024.
09:42 | 25/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo
14:51 | 23/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Ấn tượng Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”
14:04 | 23/09/2024 Văn hiến Hà Thành
Khôi phục và phát triển lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn: Ông Trâu số 04 - Phường Hải Sơn vô địch mùa thứ 35
10:15 | 23/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Trung thu nghĩa tình
14:01 | 20/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Lai Châu: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch
13:55 | 18/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Đắk Lắk – Công ty Thanh Hằng tổ chức đêm hội trăng rằm và quyên góp hơn 160 triệu đồng hỗ trợ đồng bào miền Bắc
10:06 | 18/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Phú Yên: Lẫm An Nghiệp - công trình kiến trúc cổ trên 100 năm
15:06 | 17/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)
09:39 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ra mắt Làng Nghệ thuật Việt Nam
11:04 | 11/09/2024 Văn hóa - Xã hội
Âm nhạc huyền thoại của ABBA đến với nơi hội ngộ miền di sản
20:36 Tin tức
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
09:54 Khuyến nông
Bộ NN và PTNT giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm”
17:00 Nông thôn mới
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”
14:32 Văn hiến Hà Thành