Xuân về tản mạn nhớ chợ quê
Chợ quê đi vào tiềm thức mỗi chúng ta bởi nó đơn giản không cầu kỳ, chỉ cần một bãi đất trống, một bến sông hay một ngôi đình… thì ở đó vẫn hình thành chợ. Tuỳ vào mỗi vùng sẽ có chợ mở cố định theo phiên vào những ngày âm lịch, hoặc những chợ mở hàng ngày. Văn hóa chợ quê ra đời từ rất lâu, bắt đầu khi những con người trong cộng đồng người Việt đang sinh sống có nhu cầu trao đổi hàng hóa, vì hình thức giao thương sơ khai nhất trong lịch sử thương mại là “vật đổi vật”. Nói cách khác, chợ quê là điển hình của một nền kinh tế tự cung tự cấp của vùng nông thôn thuở xa xưa.
Dù không hoành tráng cũng chẳng xa hoa nhưng chợ quê vẫn náo nhiệt bởi ở đó có những tiếng cười rôm rả, vẫn lời qua tiếng lại trả giá của người mua kẻ bán chứ không khô khốc, cứng nhắc như những trung tâm mua bán ngày nay với giá được niêm yết trên mỗi sản phẩm. Hàng hóa đem ra bán ở chợ quê cũng không có gì đặc biệt mà chủ yếu là các sản phẩm mang tính cây nhà lá vườn của từng vùng quê, chỉ cần vài con cua, con cá bắt được ở ngoài đồng, vài nải chuối, mấy mớ rau, vài con gà, một ít gạo nếp hay gạo tẻ người ta vẫn mang ra chợ bán hay đổi với các sản phẩm khác. Bên cạnh đó, ta thấy được một sự chân thành, gần gũi ở những con người vùng quê qua từng phiên chợ, nó như một sợi dây vô hình thắt chặt thêm tình cảm giữa người với người, bởi có khi đem mặt hàng gì đó ra chợ lại chẳng bán mà gặp người thân thì san sẻ hoặc gửi về cho một thân nào khác không đi phiên chợ hôm nay.
Có thể nói, chợ đã đi vào tâm thức người Việt Nam, hòa vào dòng chảy văn hóa ngàn đời của cư dân Việt với những nét truyền thống khó phai mờ. Nó đơn sơ, mộc mạc nhưng đã gắn bó với chúng ta qua nhiều thế hệ và đi vào lòng mỗi người bằng chính những điều chân thật, giản đơn. Từ một nét chấm phá tiêu biểu trở thành một nét văn hoá thiêng liêng đậm đà bản sắc dân tộc.
Không những thế, chợ quê còn là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều thế hệ thi nhân Việt Nam. Các thi nhân đã để lại cho nền văn học dân tộc những câu thơ, bài thơ hay và nhiều cảm xúc. Những câu thơ đó đi vào lòng người đọc bằng những hình ảnh khác nhau, tất cả đều góp phần tạo nên một không gian chợ quê đa chiều.
Bà Huyện Thanh Quan khi bước tới Đèo Ngang đã có cái nhìn rất tinh tế trước một không gian trầm mặc nhưng bà vẫn cảm nhận được một điểm nhấn từ xa xa:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà…
Nguyễn Bính nổi tiếng là nhà thơ tình với những câu thơ mượt mà. Thế nhưng, ông cũng có những lúc miệt mài trên bước đường giang hồ lưu lạc. Và những lúc lang thang đó ông đã bộc bạch với bản thân mình:
Ta đi nhưng biết về đâu chứ
Đã dấy phong yên lộng bốn trời
Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ
Uống say mà gọi thế nhân ơi!
Mỗi mùa xuân đến, ký ức về không gian chợ quê xưa lại ùa về với những hình ảnh về khung cảnh rộn ràng chuẩn bị cho ngày Tết. Bởi ngày nay, các trung tâm mua sắm mọc lên càng nhiều, bản thân chúng ta dần thay đổi cách mua sắm theo hướng hiện đại, phù hợp với cuộc sống. Có đôi lúc, ta thấy chạnh lòng vì những ngôi chợ quê cứ dần dần biến mất, thoảng trong đầu là những ý nghĩ miên man, một nỗi buồn khó nói ra được bằng lời. Thế mới thấy rõ sự thiêng liêng trong văn hoá chợ quê này, và nếu muốn nét đẹp này luôn tồn tại thì rất cần thiết phải có một phương hướng hợp lý. Ngược lại, nếu vẫn tiếp tục như hiện tại, đến một ngày nào đó ở các làng xã cứ đua nhau mọc lên các chợ lớn theo hướng hiện đại, và khi ấy không biết có còn không gian nào cho câu ca dao mộc mạc, tình tứ, quê mùa:
Chàng buông vạt áo em ra
Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa…
Bài, ảnh: Trọng Phúc
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
12:03 | 05/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực
21:01 | 04/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 | 30/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975
10:02 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”
09:58 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái
09:17 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Quảng bá du lịch, làng nghề, ẩm thực Việt Nam tại Italia, Pháp, Thụy Sỹ
10:05 Du lịch làng nghề

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga
10:05 Tin tức

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 Làng nghề, nghệ nhân

Đồng Nai: Phát triển du lịch trên nền tảng nông thôn mới
10:04 Nông thôn mới

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 Làng nghề, nghệ nhân