Xử lý rác thải trên địa bàn thủ đô
Sau khi hai nhà máy này đi vào hoạt động, vấn nạn ô nhiễm môi trường (do chôn lấp rác) cũng như tình trạng rác thải ùn ứ, chất đống trên đường phố, bốc mùi hôi hám, ruồi nhặng... mỗi khi chuỗi thu gom - vận chuyển - xử lý rác bị “đứt gãy” chắc chắn sẽ giảm thiểu, thậm chí có thể giải quyết dứt điểm. Bên cạnh đó, việc “biến rác thành tiền” sẽ là “cú hích” khuyến khích các nhà đầu tư... Đó là “một mũi tên trúng hai đích”, giải quyết hiệu quả một vấn đề nóng của đời sống xã hội.
Tuy nhiên, chuyển đổi rác thành năng lượng mới chỉ là “đầu ra”. Để nhà máy điện rác vận hành trơn tru, duy trì hoạt động ổn định thì “đầu vào” - tức là khâu thu gom, vận chuyển rác - cũng phải tương thích với các giải pháp tiên tiến. Là khâu đầu tiên, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thu gom - vận chuyển - xử lý rác, thế nhưng việc phân loại rác từ đầu nguồn ở Hà Nội vẫn chưa có sự chuyển biến, dù lâu nay đã có khá nhiều đợt “ra quân” cũng như mô hình thí điểm. Thậm chí cách đây gần hai thập kỷ, từ năm 2006 Hà Nội đã thí điểm phân loại rác thải từ đầu nguồn, tuy nhiên sau một thời gian triển khai thí điểm tại 4 phường nội đô, thậm chí được đánh giá là khả quan, nhưng dự án đã phải ngừng (do hết tài trợ), để lại sự nuối tiếc trong dư luận.
Vấn đề càng đáng nói hơn khi đến thời điểm này, nhà máy điện rác ở Nam Sơn đi vào vận hành, đặc biệt là Nghị định 45/2022 “quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường”, trong đó có quy định về xử phạt cá nhân, hộ gia đình không phân loại rác thải sinh hoạt, sắp có hiệu lực (ngày 25-8-2022), thế nhưng phần lớn người dân vẫn “lạ lẫm” với chuyện phân loại rác từ đầu nguồn, tương tự là các động thái triển khai từ cơ quan chức năng (từ thông tin tuyên truyền đến quy trình tập kết, vận chuyển rác) còn nhiều hạn chế.
Nói thêm về chuyện này, mặc dù khu dân cư của tôi có nhóm Zalo thông báo gần như mọi hoạt động của khu dân cư và các cấp chính quyền (như việc tiêm vắc xin Covid-19, cấp căn cước công dân, lịch tổng vệ sinh...), vậy nhưng không có chút nhắc nhở nào về việc Nghị định 45/2022 sắp có hiệu lực, chưa thấy tuyên truyền, hướng dẫn phân loại rác từ đầu nguồn… Mọi chuyện vẫn hết sức “thong thả”, có lẽ vẫn còn phải chờ hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên ngành và kế hoạch tổng thể của Thành phố.
Trao đổi với bạn bè, người thân mới hay đó không chỉ là chuyện ở khu vực nhà tôi. Thậm chí còn có vài ý kiến bày tỏ lo ngại về việc cho dù người dân có ý thức, nhiệt tình hưởng ứng chăng nữa nhưng khâu tập kết, vận chuyển rác mà vẫn theo quy trình cũ, vẫn hầm bà làng, lẫn lộn túi xanh với túi vàng (nhất là các chung cư cao tầng hiện đại vẫn sử dụng chung một ống máng xả rác) thì việc phân loại rác cũng không phát huy được tác dụng.
Nhà máy điện rác là một công nghệ tiên tiến trong xử lý rác thải và là xu hướng của thế giới do những tiện ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối ưu thì cần có nhiều giải pháp đồng bộ, cả “đầu ra” lẫn “đầu vào”, cả yếu tố kỹ thuật và yếu tố con người… Bởi thế, các cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân nhằm nâng cao ý thức chấp hành quy định phân loại rác từ đầu nguồn, cùng với đó là xử lý nghiêm các vi phạm về môi trường. Có như vậy Nghị định 45/2022 và Luật Bảo vệ môi trường 2020 mới đi vào cuộc sống, góp phần tích cực xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng xanh - sạch - đẹp, hiện đại, văn minh, phát triển bền vững, thực sự là một thành phố đáng sống và đáng đến!
Hoàng Mai (TH)
Tin liên quan
Tin mới hơn
TP. Hồ chí minh: Nhiều giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề
10:35 | 12/09/2024 Môi trường
Bình Định: Ngành may mặc chủ động chuyển đổi xanh
10:55 | 11/09/2024 Môi trường
Đồng Nai: Sắp diễn ra Tuần lễ Xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu 2024
11:17 | 26/08/2024 Môi trường
Bảo vệ môi trường làng nghề
09:42 | 19/08/2024 Môi trường
Xây nhà tình nghĩa cho nữ công nhân vệ sinh môi trường tỉnh Hưng Yên
09:19 | 02/08/2024 Môi trường
Bắc Ninh tìm giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề giấy Phong Khê
09:22 | 18/07/2024 Môi trường
Tin khác
Bình Định xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện, hấp dẫn
16:03 | 05/07/2024 Môi trường
Ảnh hưởng của môi trường làng nghề tới sức khoẻ cộng đồng
10:03 | 17/06/2024 Môi trường
Thành phố Hồ Chí Minh: Tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý, gây nuôi động vật hoang dã
10:58 | 07/06/2024 Môi trường
Bắc Ninh: Triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường làng nghề
08:59 | 29/05/2024 Môi trường
Bình Định: Xây dựng khu neo đậu tránh trú bão Tam Quan là cần thiết
10:39 | 13/05/2024 Môi trường
Hoài Đức: Tình trạng xả rác tùy tiện ở một số làng nghề cần sớm có biện pháp khắc phục
14:06 | 08/05/2024 Môi trường
Hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024”
09:27 | 10/04/2024 Môi trường
Tọa đàm chuyển đổi nhiên liệu lò hơi hướng tới nền sản xuất phát thải thấp tại Việt Nam
09:53 | 08/04/2024 Môi trường
Hội thảo “Chất lượng nước - Những kỹ thuật mới nhất trong đảm bảo và kiểm soát chất lượng”
10:00 | 01/04/2024 Môi trường
Biến chất thải thành hàng hóa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
10:00 | 01/04/2024 Môi trường
Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tổ chức Lễ trồng cây hữu nghị năm 2024 tại huyện Quốc Oai
15:47 | 18/03/2024 Môi trường
Khắc phục tình trạng ô nhiễm làng nghề trong dịp tết Nguyên đán
15:17 | 31/01/2024 Môi trường
Vinamilk “bội thu” giải thưởng phát triển bền vững
10:56 | 22/01/2024 Môi trường
Ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề vẫn chưa được xử lý triệt để
10:41 | 28/12/2023 Môi trường
Phát triển làng nghề: Cân bằng kinh tế và môi trường
09:12 | 28/12/2023 Môi trường
Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ
11:28 Khuyến nông
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 Nghiên cứu trao đổi
Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống
11:17 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Dương: Thêm 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao
11:16 OCOP
Đậm đà hương vị tương nếp truyền thống Tân Đức
09:35 Kinh tế