Xây dựng nông thôn mới vùng đặc biệt khó khăn cần có những quyết sách phù hợp
Về phía tỉnh Yên Bái, có Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy; đại diện lãnh đạo Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các sở, ngành, địa phương.
Toàn cảnh hội nghị
Bức tranh nông thôn mới với những kết quả mang tính lịch sử
Hội nghị nhằm đánh giá toàn diện, nhìn nhận về những vấn đề cần khắc phục trong thời gian tới để thúc đẩy xây dựng nông thôn mới vùng miền núi phía Bắc theo hướng bền vững và theo kịp tiến trình của cả nước. Đồng thời đề xuất chủ trương, cơ chế, chính sách và giải pháp chủ yếu hỗ trợ triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021 - 2025.
Đến nay chương trình xây dựng nông thôn mới vùng đặc biệt khó khăn đã có những kết quả hết sức nổi bật: Trong đó, có 8/64 huyện nghèo thoát khỏi tình trạng ĐBKK và 14/30 huyện nghèo được hưởng cơ chế theo Nghị quyết 30 thoát khỏi tình trạng khó khăn. Hiện nay, có khoảng 80% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 73% đường xã và đường từ trung tâm xã đến huyện được cứng hóa; kinh tế nông thôn có chuyển biến tích cực. Một số địa phương đã chủ động phát huy tiềm năng, lợi thế vùng, miền, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang các cây, con có giá trị kinh tế cao, hình thành được vùng sản xuất quy mô tập trung.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị
Nhiều địa phương khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn cũng đã triển khai hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, khai thác những lợi thế, tiềm năng để thực hiện thành công một số mô hình chuyển đổi sản xuất gắn với liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao. Đã có trên 155.000 hộ nhận khoán bảo vệ rừng với tổng diện tích giao khoán trên 2 triệu ha và 18.000 hộ được hỗ trợ trồng rừng. Hình thành được vùng trồng dược liệu tập trung và phát triển diện tích trồng dược liệu xen ghép, vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ...
Đến tháng 11/2020, trên địa bàn các tỉnh thuộc vùng đặc biệt khó khăn đã có khoảng 1.061sản phẩm (chiếm 50,8% của cả nước), trong đó 21,4% sản phẩm đạt 4 sao, 7 sản phẩm đạt 3 sao. Nhiều địa phương đã khai thác hiệu quả các sản phẩm đặc sản, truyền thống địa phương như: tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn, Lào Cai, Sơn La, Thanh Hóa, Quảng Nam, Bình Định, Gia Lai, Sóc Trăng, An Giang…
Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NNPTNT tại Hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NNPTNT cho biết: (i) Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là một trong những chương trình tổng hợp, bao gồm tất cả các mặt kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của khu vực nông thôn. Với mục tiêu đẩy nhanh quá trình phát triển nghiệp, đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới, đẩy nhanh thu nhập của người dân nông thôn, chương trình đã có những đặc điểm là một chương trình tổng hợp thực hiện trên toàn bộ vùng nông thôn Việt Nam bao gồm gần 9000 xã; 664 huyện của 63 tỉnh, thành trên cả nước. (ii) Lần đầu tiên Việt Nam đã xây dựng thành công bộ tiêu chí để đánh giá toàn cảnh nông thôn mới Việt Nam trong giai đoạn này. (iii) chương trình này đòi hỏi một nguồn lực rất lớn của cả xã hội, nhà nước trong khi đó chương trình thực hiện ở giai đoạn 2010 là thời kỳ tác động khủng hoảng kinh tế toàn cầu rất sâu rộng và tác động nặng nề đến Việt Nam chúng ta; Chương trình bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn 1 (2010 – 1015); giai đoạn 2 (2016 – 2020) với mục tiêu phấn đấu, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, đời sống người dân tăng gấp 3 lần 2010 khi chúng ta bắt tay vào xây dựng Nghị quyết 26. Đến năm 2020, phấn đấu có 50 % số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt chuẩn NTM. Đây là những nội dung căn cốt cơ bản của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Qua 10 năm thực hiện có thể khẳng định đây là chương trình của một Nghị quyết đã đi vào cuộc sống một cách sinh động và có hiệu quả nhất. Trở thành phong trào, nghị quyết được lòng dân, vì dân, nhân dân tập trung làm nên trên mọi mặt trên mọi khía cạnh chỉ tiêu chúng ta đều đạt được kết quả như ban đầu đề ra. Bộ Trưởng nhấn mạnh thêm: Cho đến nay chúng ta đã hoàn thành 5415 xã bằng 61% số xã, vượt chỉ tiêu đề ra 11% vượt 1,5 năm thời gian. Về chỉ tiêu các tỉnh chúng ta đã có 172 huyện/664 huyện đạt chuẩn NTM; về cấp tỉnh đến nay có 3 tỉnh: Đồng Nai, Nam Định, Hưng Yên chính thức được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là tỉnh hoàn thành xây dựng NTM trong giai đoạn vừa qua và 10 tỉnh nữa cũng xong 100% số xã, số huyện, đang làm thủ tục cấp huyện. Chúng ta đã đưa thu nhập người dân vùng nông thôn từ 10 triệu năm 2010 cho đến năm nay dự kiến đạt 43 triệu (tăng gấp 4 lần đạt mục tiêu đề ra). Trong 10 năm đó, Tổng huy động nguồn lực xã hội đã đầu tư 3 triệu tỷ động cho công tác xây dựng NTM của chúng ta qua hai giai đoạn. Đây là những kết quả chung mang tính nền tảng, mang tính lịch sử. Tuy nhiên đánh giá thực tế nhìn thẳng sự thật vẫn còn tồn tại những hạn chế, những nút thắt chúng ta chưa bằng lòng. Về bao trùm có 3 nhóm vấn đề tồn tại lớn (i) khoảng cách vùng miền các vùng có kết quả chênh lệch rất lớn ở những vùng tập trung đông dân cư: ĐB Sông Hồng, Đông Nam Bộ có tỷ lệ NTM cấp xã cấp huyện kết quả tốt nhưng những vùng khó khăn tỷ lệ đạt các tiêu chí còn thấp như các vùng miền núi, dân tộc, miền núi, hải đảo, bãi ngang. (ii) Thiết chế hạ tầng cứng phát triển nhất nhưng tốc độ phát triển đổi mới kinh tế trong sản xuất chưa đáp ứng tương xứng. Đây là cội nguồn dẫn đến thu nhập người dân chưa cao. (iii) Môi trường vùng nông thôn, môi trường sản xuất, môi trường sống, môi trường tự nhiên không đáp ứng nhu cầu mong muốn của chúng ta.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và tỉnh Yên Bái tham quan các gian hàng trưng bày giới thiệu các sản phẩm OCOP của các tỉnh
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT ông Trần Thanh Nam báo cáo đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 – 2020, định hướng giai đoạn 2021 – 2025
Nhìn lại 5 năm chúng ta đã có sự phát triển vượt bậc, như huyện Chấn Yên, mẫu hình huyện miền núi khó khăn vươn lên bao trùm kinh tế đồi cọ hay tỉnh Sơn La 5 năm gần đây, hiện tượng tái cơ cấu nông nghiệp chuyển từ cây lương thực sang cây ăn quả đã nâng cao kinh tế thu nhập cho bà con nông dân.
Ông Nguyễn Minh Tiến – Cục trưởng, Chánh văn phòng điều phối NTM Trung ương tại Hội nghị
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT ông Trần Thanh Nam báo cáo đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 – 2020, định hướng giai đoạn 2021 – 2025. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế như: kết quả đạt chuẩn nông thôn mới của các địa phương vùng đặc biệt khó khăn vẫn còn chênh lệch khá lớn so với vùng miền khác của cả nước; 40 huyện thuộc 18 tỉnh còn “trắng xã NTM 9 đều là huyện nghèo thuộc Chương trình 30A); Sản xuất nông nghiệp của người dân còn hạn chế, vấn đề vệ sinh môi trường vẫn còn nhiều bất cập, giá trị văn hóa địa phương chưa được chú trọng...
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái ông Đỗ Đức Duy phát biểu tại Hội nghị
Chia sẻ về kết quả xây dựng NTM của tỉnh Yên Bái, ông Đỗ Đức Duy – Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái cho biết: Là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc, còn nhiều khó khăn nhưng sau 10 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, Yên Bái cũng đã có nhiều chuyển biến rõ nét, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân dần được cải thiện.
Tỉnh Yên Bái đã có 76/150 xã và 02 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó có 9 xã ĐBKK đạt chuẩn NTM; 06 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 03 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu
Cần có những quyết sách phù hợp
Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng: Các địa phương cần tập trung chỉ đạo rà soát các mục tiêu, chỉ tiêu còn lại của Chương trình giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có kế hoạch, lộ trình và giải pháp cụ thể để thực hiện trong năm 2020, đặc biệt là các mục tiêu hỗ trợ xây dựng NTM cấp thôn, bản ĐBKK. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và người dân về xây dựng NTM ở địa bàn ĐBKK; phát huy các nguồn lực tại chỗ, lồng ghép từ các chương trình, dự án khác để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu. Đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách, lồng ghép phù hợp.
Nhiều mô hình du lịch nông thôn phát triển, đời sống văn hoá của bà con vùng ĐBKK được nâng cao
Quan trọng hơn khuyến khích nguồn lực tại địa phương và các cơ chế chính sách của cấp tỉnh. Lồng ghép nguồn vốn NSTWW của 3 chương trình MTQG và các chương trình, dự án để hỗ trợ cho các địa phương vùng ĐBKK. Vì vậy, việc tiếp tục hỗ trợ các địa phương vùng đặc biệt khó khăn đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập, về kinh tế - xã hội so với các vùng, miền khác của cả nước trong giai đoạn 2021-2025 là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đòi hỏi sự vào cuộc của các Bộ, ngành trung ương, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự hưởng ứng, tham gia của mỗi người dân địa phương.
Theo đó, mục tiêu trong giai đoạn 2021 -2025, các địa phương vùng ĐBKK cần đạt được đó là: Các huyện nghèo cần cơ bản hoàn thành các tiêu chí hạ tầng thiết yếu: Hạ tầng giao thông, điện, môi trường, nước sạch, trung tâm y tế đạt chuẩn, hạ tầng giáo dục, hạ tầng vùng nguyên liệu tập trung, hạ tầng thủy lợi liên xã, hạ tầng công nghệ thông tin.
Có ít nhất 200/1.815 xã ĐBKK (khoảng 11%) và khoảng 420 xã ATK (100%) đạt chuẩn NTM; không còn xã dưới 15 tiêu chí; 2.109/3.513 thôn, bản, ấp (60%) thuộc các xã ĐBKK khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí thôn, bản đạt chuẩn NTM.
Xây dựng NTM thu hẹp khoảng cách giữa các vùng
Kết luận tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: Việc tiếp tục hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ nông thôn mới thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Trong đó cần phát huy vai trò của người dân, cần tập trung đáp ứng một số yêu cầu, cách làm sáng tạo linh hoạt hơn, không máy móc, và rập khuôn. Không nên học tập và lấy ví dụ ở những vùng như mình, cần tập trung và đầu tư nguồn lực có hiệu quả. Lấy phát triển kinh tế người dân làm trung tâm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Cùng với đó, phát triển nâng cao nguồn nhân lực, đảm bảo sức khỏe người dân, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền an ninh chính trị quốc gia.
Cần tiếp tục tuyên truyền quán triệt sâu các cấp chính quyền và cả người dân về xây dựng nông thôn mới, yêu cầu sự vào cuộc quyết liệt của người lãnh đạo đứng đầu
Cần tiếp tục tuyên truyền quán triệt sâu các cấp chính quyền và cả người dân về xây dựng nông thôn mới, yêu cầu sự vào cuộc quyết liệt của người lãnh đạo đứng đầu, ưu tiên tập trung tối đa nguồn vốn trung ương được giao cho các xã khó khăn: xã ATK. Đặc biệt mỗi tỉnh có một đơn vị cấp huyện duy nhất đạt chuẩn nông thôn mới. Việc xây dựng nông thôn mới gắn với đẩy mạnh đầu tư kinh tế, gắn với với các vùng, gắn với đầu tư hạ tầng của vùng với quốc gia, nâng cao chất lượng hệ thống giao thông ở các vùng khó khăn, đầu tư các đường cao tốc Hà Nội – Hòa Bình, Hà Nội – Mộc Châu, Sơn La… Phó thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp – PTNT đưa những chương trình mới về, yêu cầu Bộ NN PTNN chủ trì thực hiện một số nhiệm vụ: (i) tập trung rà soát lại các vùng quy hoạch trên cơ sở tổng thể các địa phương, các vùng này phải kết nối với quy hoạch hạ tầng, giao thông, quy hoạch công nghiệp…quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng, quy hoạch kết nối giao thông những tỉnh kết nối xuyên tâm với Thủ đô Hà Nội. Từ đó, rà soát lại quy hoạch xây dựng nông thôn mới, tranh quy hoạch theo hình thức, theo phong trào. Yêu cầu Bộ TN – MT khẩn trương triển khai việc lập quy hoạch đánh giá các khu vực dễ sạt lỡ đất, những khu vực nguy hiểm, di dời người dân ra khỏi vùng nguy hiểm; (ii) tập trung đẩy nhanh hoàn thiện các cơ sở hạ tầng thiết yếu, yêu cầu các địa phương cần chủ động các cơ sở hạ tầng: điện, y tế, giáo dục… gắn với bố trí ổn định dân cư gắn với thiên tai, biến đổi khí hậu; (iii) tập trung tái cấu trúc kinh tế của mỗi địa phương mỗi địa bàn, tạo môi trường thu hút các nhà đầu tư vào các vùng đặc biệt khó khăn. Nâng cao năng lực cạnh tranh các vùng, các quốc gia; nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp ở các vùng đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó yêu cầu các HTX, các doanh nghiệp là động lực thúc đẩy kinh tế nông thôn ở mỗi vùng, cung ứng vốn, vật tư, đặt hàng, đào tạo nhân lực sản xuất cùng với đó, tìm kiến thị trường, tiêu thụ sản phẩm (vi) đầu tư cho giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển đào tạo nghề gắn với các sản phẩm
Tập trung bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống, chú trọng bảo vệ môi trường nông thôn, nhân rộng các mô hình bảo vệ an ninh tổ quốc. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tăng cường nâng cao năng lực cán bộ, tâm huyết- bản linh phục vụ xây dựng Nông thôn mới
Yêu cầu Bộ Nông nghiệp chủ trì phối hợp chặt chẽ với các ban ngành chức năng hoàn thiện đề án NTM giai đoạn 2021-2025, lồng ghép các nguồn vốn hợp lý các chương trình, lồng ghép 3 chương trình MTQG, ưu tiên các thôn bản, xã đặc biệt khó khăn sớm hoàn thành NTM…. Phối hợp tập trung ưu tiên hỗ trợ các địa phương khó khăn xây dựng Nông thôn mới. XD NTM là sự nghiệp lâu dài, chỉ có điểm khởi đầu, là chương trình thể hiện sâu sắc sự quan tâm của Đảng,nhà nước trong phát triển nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn, góp phần vào tiến trình CNH-HDH Nông nghiệp nông thôn.
Một số hình ảnh diễn ra tại HN Yên Bái ngày 3.12.2020
Tin/ảnh: Nguyễn Nam – Thanh Hậu
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 | 03/07/2025 Nông thôn mới

Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới
14:08 | 02/07/2025 Nông thôn mới

Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02
14:07 | 02/07/2025 Nông thôn mới

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 | 01/07/2025 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
14:01 | 01/07/2025 Nông thôn mới

Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững
10:30 | 30/06/2025 Nông thôn mới
Tin khác

Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”
09:41 | 30/06/2025 Nông thôn mới

Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước
22:09 | 29/06/2025 Nông thôn mới

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao
22:06 | 29/06/2025 Tin tức

Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) : Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.
17:16 | 28/06/2025 Nông thôn mới

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch
15:29 | 25/06/2025 Nông thôn mới

Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc
15:28 | 25/06/2025 Nông thôn mới

Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó
15:28 | 25/06/2025 Nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
10:36 | 23/06/2025 Nông thôn mới

Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh
10:06 | 23/06/2025 Nông thôn mới

Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm
21:00 | 22/06/2025 Nông thôn mới

Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
16:15 | 21/06/2025 Nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:00 | 18/06/2025 Nông thôn mới

Bình Định: Chặng đường 5 năm thực hiện giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới
09:39 | 18/06/2025 Nông thôn mới

Nam Định: Số hóa nông thôn, hiện thực hóa những miền quê đáng sống
09:48 | 17/06/2025 Nông thôn mới

Huyện Đại Từ (Thái Nguyên): Vị thế mới của huyện nông thôn mới nâng cao
15:41 | 13/06/2025 Nông thôn mới

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 Kinh tế

Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
09:24 Khuyến nông