“Vượt bão” thành công, xuất khẩu cán mốc 281,47 tỷ USD
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2020 tăng 17,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 12 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 281,47 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 8,4%), tăng cao hơn so với dự báo tại thời điểm tháng 9 (là tăng 3,5-4%) - đã được Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 7804/BCT-KH ngày 16/10/2020.
Đáng chú ý, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, phù hợp với lộ trình thực hiện Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Khác với các năm trước đây, động lực tăng trưởng xuất khẩu trong 2 năm qua không đến từ nhóm nông sản, thủy sản mà đến từ các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp.
Kết quả xuất khẩu hàng hóa là điểm sáng của năm 2020
Cụ thể, trong khi xuất khẩu nhóm nông sản, thủy sản năm 2020 ước giảm 2,5%; nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản giảm 35% thì nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm trên 85% tổng kim ngạch xuất khẩu, cao hơn mức 84,2% của năm 2019; 82,9% của năm 2018 và 81,1% của năm 2017.
Đặc biệt, quy mô các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục được mở rộng. Số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên đã tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2020 có 31 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (trong đó có 9 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD), chiếm tỷ trọng 92% tổng kim ngạch xuất khẩu. (Năm 2011 có 21 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD; năm 2016 có 25 mặt hàng).
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa 12 tháng tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 7%), tập trung vào nhóm hàng cần nhập khẩu năm 2020 với 231,54 tỷ USD, tăng 3,9% so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 88,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu.
Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, quý I/2020, ngành dệt may đối diện với nguồn cung bị gián đoạn do thiếu hụt ảnh hưởng đến sự ổn định của một doanh nghiệp và công ăn việc làm của người lao động. Bên cạnh đó, sức mua của người tiêu dùng thay đổi quá nhanh, hàng loạt các hệ thống bán lẻ, siêu thị và các của hàng trên toàn cầu bị đóng cửa, các nhãn hàng thanh toán chậm… đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình ổn định sản xuất của doanh nghiệp.
“Nhưng chính những thách thức này đã giúp ngành dệt may đưa ra các giải pháp quyết liệt để vượt qua khó khăn. Trong đó, cộng đồng doanh nghiệp đã xây dựng được liên kết chuỗi về đơn hàng đảm bảo nguồn cung thiếu hụt. Bên cạnh đó, trong Covid-19 chương trình phát triển xanh hóa của các doanh nghiệp đã được quan tâm đầy đủ hơn với xu hướng phát triển bền vững, từ việc đầu tư hạ tầng của các nhà máy với quy mô lớn hơn, hiện đại hơn, quan tâm tới người lao động tốt hơn. Nhờ có sự bứt tốc, kim ngạch xuất khẩu của ngành trong năm qua đạt kết quả ấn tượng, ở mức 35,27 tỷ USD”, ông Giang thông tin.
Sự nỗ lực của các ngành hàng giúp Việt Nam duy trì được đà tăng trưởng ổn định trong hoạt động xuất nhập khẩu với việc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm thứ hai liên tiếp đạt mức trên 500 tỷ đô la. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 1,6 lần từ 327,8 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 517,7 tỷ năm 2019 và năm 2020 mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 vẫn đạt khoảng 543,9 tỷ USD.
Năm 2020, xuất siêu ghi nhận mức kỷ lục 19,1 tỷ USD. Mức thặng dư năm 2020 cao hơn mức thặng dư năm 2019 (10,87 tỷ USD), cao hơn mức thặng dư năm 2018 (6,83 tỷ USD), gấp hơn 9 lần so với mức thặng dư năm 2017 (2,11 tỷ USD) và gấp gần 11 lần so với mức thặng dư năm 2016 (1,78 tỷ USD). Cán cân thương mại hàng hóa đạt thặng dư trong toàn bộ thời kỳ Kế hoạch 5 năm 2016-2020.
Tận dụng hiệu quả các FTA
Về cơ cấu thị trường, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU tiếp tục có kết quả tích cực từ khi EVFTA thực thi. Cả năm 2020, xuất khẩu sang thị trường EU ước đạt 34,9 tỷ USD giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2019 do các tác động của đại dịch. Tuy nhiên, sau 5 tháng thực thi Hiệp định EVFTA, xuất khẩu sang thị trường EU đạt khoảng 15,38 tỷ USD, tăng khoảng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU sau khi Hiệp định EVFTA được thực thi, điển hình như thủy sản, tôm, gạo…
Kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực đến hết ngày 18 tháng 12 năm 2020, các tổ chức được uỷ quyền đã cấp gần 62.500 bộ chứng nhận xuất xứ (C/O) để hưởng ưu đãi tại thị trường EU với kim ngạch 2,35 tỷ USD. Các mặt hàng đã được cấp C/O chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, va li, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan; nông sản; hàng điện tử... Điều này cho thấy, hiệu quả khai thác lợi ích ngay sau khi Hiệp định được đưa vào thực thi là rất tốt.
Đối với thị trường các nước CPTPP, kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường là thành viên CPTPP đạt mức tăng tốt. Năm 2020, xuất khẩu sang Canađa duy trì mức tăng trưởng dương, ước đạt 4,35 tỷ USD, tăng 11,9%; xuất khẩu sang Mexico đạt 3,17 tỷ USD, tăng 12,2%...
Bài, ảnh: Phương Lan
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hội chợ làng nghề lần thứ 20 năm 2024
09:26 | 25/10/2024 Xúc tiến thương mại
TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng Duyên hải Trung bộ hợp tác xúc tiến đầu tư
14:25 | 11/10/2024 Xúc tiến thương mại
Hoạt động xúc tiến thương mại “chắp cánh” sản phẩm OCOP vươn xa
13:31 | 02/10/2024 Xúc tiến thương mại
Hơn 400 đại biểu kiều bào dự khai mạc " Hội nghị Diên hồng" của người Việt Nam ở nước ngoài.
10:59 | 23/08/2024 Xúc tiến thương mại
Thanh Hoá: Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh qua hoạt động xúc tiến thương mại
09:52 | 02/07/2024 Xúc tiến thương mại
Hơn 150 sản phẩm OCOP, đặc sản Bình Dương được giới thiệu tại TP Hồ Chí Minh
09:05 | 31/05/2024 Xúc tiến thương mại
Tin khác
Thanh Hóa tổ chức "Phiên chợ thực phẩm an toàn" năm 2024
14:59 | 06/05/2024 Xúc tiến thương mại
Hoài ân (Bình Định): Tổ chức Ngày hội nông sản
08:00 | 30/04/2024 Xúc tiến thương mại
Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024
22:42 | 16/04/2024 Xúc tiến thương mại
Ấn tượng “Ngày hội văn hóa, du lịch Sa Pa tại Hà Nội”
09:53 | 08/04/2024 Xúc tiến thương mại
Hà Nội: Hợp tác xã Đức Anh có 60 gian hàng tham gia “Chương trình xúc tiến thương mại, tuần văn hoá thiết kế sáng tạo quận Hoàng Mai năm 2023”
13:51 | 17/11/2023 Xúc tiến thương mại
Sắp diễn ra “Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội 2023”
15:31 | 14/11/2023 Xúc tiến thương mại
Thái Bình: Đưa hội chợ sản phẩm OCOP vào lễ hội chùa Keo
08:50 | 17/10/2023 Xúc tiến thương mại
Hà Nội: Đưa sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn tới khách hàng thủ đô
20:17 | 28/09/2023 Xúc tiến thương mại
Tăng cường xúc tiến thương mại cho các sản phẩm làng nghề ở Thủ đô
10:48 | 14/09/2023 Xúc tiến thương mại
Hội chợ Quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ Việt Nam - ASEAN lần 1
11:04 | 28/08/2023 Xúc tiến thương mại
Chợ phiên OCOP Sơn La: Về miền nông sản
10:32 | 21/08/2023 Xúc tiến thương mại
Thương mại điện tử đưa sản phẩm làng nghề truyền thống Hà Nội vươn xa
10:00 | 31/07/2023 Xúc tiến thương mại
Chuyển đổi số nâng tầm sản phẩm OCOP Phú Thọ
17:44 | 22/07/2023 Xúc tiến thương mại
Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP
08:54 | 23/05/2023 OCOP
Lễ hội Xoài Đồng Tháp
13:18 | 05/05/2023 Xúc tiến thương mại
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu kết hợp nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
10:17 Nông thôn mới
Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển hoạt động khuyến công
10:05 Khuyến công
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11
10:04 Tin tức
Xuất khẩu rau, quả lập kỷ lục mới
10:01 Kinh tế
Trà vỏ chuối hỗ trợ giấc ngủ ngon ít người biết
09:49 Sức khỏe - Đời sống