Việt Nam tích cực tham gia vào các xu thế lớn để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, bao trùm
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh khẳng định: Với cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị COP 26, Chính phủ Việt Nam đã có câu trả lời rõ ràng, đó là sự theo đuổi tiến trình phục hồi xanh và bao trùm - Ảnh: VGP/Hải Minh
Sáng 25/2, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức Hội nghị quốc tế về "Thúc đẩy phục hồi kinh tế xanh và bao trùm: Bài học từ kinh nghiệm quốc tế" theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh dự và phát biểu chỉ đạo. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam; đại diện các cơ quan ngoại giao nước ngoài, học giả trong và ngoài nước. Sự kiện còn có sự tham gia và phát biểu của ông Joseph Stiglitz-Chuyên gia kinh tế đoạt giải Nobel về Kinh tế học năm 2001.
Chủ đề Hội nghị được đưa ra trong bối cảnh thế giới, khu vực và Việt Nam đang hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19, phù hợp xu thế chung toàn cầu. Sự tham gia của nhiều diễn giả có uy tín trong nước và quốc tế cho thấy trách nhiệm chung của cộng đồng quốc tế đối với những vấn đề chung của nhân loại.
Dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam; đại diện các cơ quan ngoại giao nước ngoài, học giả trong và ngoài nước - Ảnh: VGP/Hải Minh
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu cho biết, Hội nghị diễn ra trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn và chứng kiến những thay đổi sâu sắc, trong đó, đại dịch COVID-19 đã gây ra các tác động nặng nề đối với sức khỏe người dân và sự phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các quốc gia.
Biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan tiếp tục gây tổn thất nặng nề. Đất, không khí và nước con người đang sử dụng ngày càng trở nên ô nhiễm. Bất bình đẳng tại mỗi quốc gia và giữa các quốc gia vẫn tiếp tục trở nên trầm trọng hơn.
Việt Nam cũng đang phải chịu tác động nặng nề của đại dịch, thiên tai và biến đổi khí hậu. Đây là những thách thức rất lớn, song, quá trình phục hồi kinh tế hiện nay có thể là một cơ hội để chuyển đổi theo hướng xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phù hợp với những định hướng lớn được Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra.
"Trong quá trình đó, Bộ Ngoại giao xác định việc nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ về những xu thế lớn trên thế giới về chuyển đổi số, phát triển xanh, kinh nghiệm của các nước trong quá trình chuyển đổi, thích ứng… là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngoại giao trong những năm tới, tập trung vào mục tiêu thu hút nguồn lực và tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế phục vụ công cuộc phát triển kinh tế-xã hội, trước mắt là thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội vừa được Chính phủ thông qua vào ngày 30/1/2022 vừa qua", Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu cho biết.
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh thăm khu trưng bày sản phẩm thân thiện với môi trường - Ảnh: VGP/Hải Minh
Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao cũng phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương vận động các đối tác phát triển hỗ trợ về tài chính, công nghệ và nâng cao năng lực để góp phần nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính thông qua chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang mô hình xanh, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn…
Trong thông điệp gửi tới Hội nghị, Tổng Giám đốc UNDP Achim Steiner chúc mừng Việt Nam đã đạt được nhiều cột mốc quan trọng cho một tương lai xanh hơn, sạch hơn, đặc biệt là mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050; khẳng định, mục tiêu này có thể đạt được cùng với việc bảo vệ thế giới thông qua việc thúc đẩy phát triển, đào tạo nhân lực.
Ông Achim Steiner cho biết, việc dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên đến 5,5 % trong năm 2022 xuất phát từ nỗ lực hiệu quả trong chương trình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Đó cũng là một bước đi quan trọng để bảo vệ được sức khỏe và sinh kế của người dân.
Ông Achim Steiner cũng nhấn mạnh những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại Hội nghị COP 26 vừa qua, đó là việc đạt mức phát thải ròng bằng" 0" vào năm 2050 và giảm 30% phát thải khí methane trong giai đoạn 2030-2040; cho rằng, đây là những mục tiêu tham vọng, thể hiện cam kết của Việt Nam hướng tới các biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu. Sự kiện lần này sẽ là nền tảng, cơ hội nghiên cứu quá trình đổi mới sáng tạo để Việt Nam thúc đẩy những mục tiêu toàn cầu của mình.
Ảnh: VGP/Hải Minh
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nhận định đại dịch COVID-19 đã gây ra cuộc khủng hoảng chưa từng có kể từ khi Liên Hợp Quốc thành lập, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội của tất cả các quốc gia, làm ngưng trệ những nỗ lực thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.
Phó Thủ tướng cho rằng, tác động cộng hưởng của đại dịch và biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên cùng với các vấn đề về môi trường… đã và đang để lại những hệ lụy to lớn, nhiều mặt và lâu dài. Mặc dù vậy, thế giới cũng tiếp tục chứng kiến những tiến bộ chưa từng có của khoa học, công nghệ, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự gia tăng kết nối giữa các quốc gia.
Bối cảnh đặc biệt này đã mang đến cho các quốc gia và cộng đồng quốc tế những nhìn nhận mới, rõ nét hơn về các mối đe dọa nghiêm trọng, tiềm ẩn từ các vấn đề môi trường và sức khỏe; tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống, khai thác bền vững tài nguyên, đảm bảo sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: "Vấn đề đặt ra đối với Chính phủ Việt Nam sau đại dịch COVID-19 không phải chỉ là phục hồi mà là phục hồi như thế nào. Chính phủ Việt Nam đã quyết liệt triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử và đến nay đã tiêm gần 200 triệu liều vaccine phòng COVID-19.
Từ tháng 10/2021, Việt Nam đã chuyển trạng thái sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Với cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị COP 26, Chính phủ Việt Nam đã có câu trả lời rõ ràng, đó là sự theo đuổi tiến trình phục hồi xanh và bao trùm".
Theo đó, Việt Nam tích cực tham gia vào các xu thế lớn của thế giới như xu thế mở cửa; xu thế phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội; xu thế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội nhằm tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, và đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế-xã hội; xây dựng và triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, điển hình là Chiến lược tăng trưởng xanh 2021-2030, nhằm góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ XIII và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2021-2030, trong đó có những định hướng lớn về phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nỗ lực hiện thực hóa các cam kết mạnh mẽ về ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 tại Hội nghị COP 26 vừa qua.
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đánh giá, đây sẽ là một tiến trình chuyển đổi sâu sắc, đòi hỏi Việt Nam phải tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế cũng như các mục tiêu, chiến lược quốc gia có liên quan theo hướng tăng trưởng xanh, ít phát thải khí nhà kính và chống chịu tốt trước các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và những cú sốc từ bên ngoài. Đây cũng là cơ hội để chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang các nguồn năng lượng xanh, sạch; giảm phát thải khí methane, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp và xử lý chất thải; đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu…
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh bày tỏ mong muốn được lắng nghe chia sẻ từ các chuyên gia, tổ chức quốc tế, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về tầm nhìn và kinh nghiệm quốc tế trong phục hồi kinh tế-xã hội xanh, bền vững và bao trùm, đề xuất tập trung vào việc giải quyết những tác động môi trường của tăng trưởng, như các tác động về khí hậu, môi trường, sức khỏe, tài nguyên và đa dạng sinh học, bằng cách tiếp cận hướng tới mô hình kinh tế có khả năng chống chịu và có năng suất cao, tập trung vào tái tạo tự nhiên và sử dụng hiệu quả tài nguyên trong nền kinh tế tuần hoàn và trung hòa carbon.
Cùng với đó, bảo đảm quá trình tăng trưởng toàn diện và bền vững, bao gồm kết hợp hoàn thiện các khung pháp lý và thực thi chính sách hiệu quả để bảo vệ các nhóm yếu thế, đảm bảo sự tiếp cận công bằng đối với các cơ hội kinh tế và dịch vụ để không ai bị bỏ lại phía sau, qua đó giảm thiểu bất công, giảm nghèo đa chiều và mức độ dễ tổn thương, xây dựng một xã hội công bằng cho tất cả mọi người, lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể, mục tiêu và là động lực của phát triển.
Đồng thời, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bao gồm thông qua việc tạo ra hệ thống sản xuất carbon thấp, đổi mới sáng tạo, ứng dụng thành quả của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các nguồn tài chính lâu dài và bền vững; kinh nghiệm về chuyển đổi kinh tế, năng lượng, tư vấn về nguồn tài chính xanh, tiếp cận công nghệ xanh cũng như cách thức xử lý các tác động xã hội của quá trình chuyển đổi.
Hội nghị này sẽ giúp các bộ, ngành của Việt Nam nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ trong triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra theo hướng xanh, bền vững, bao trùm và đổi mới sáng tạo, thực hiện hiệu quả hơn Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh bày tỏ, trong quá trình thực hiện các mục tiêu và cam kết này, Chính phủ Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự đồng hành, hỗ trợ, hợp tác hiệu quả hơn nữa của các nước, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp và các bạn bè, đối tác quốc tế khác để thực hiện tầm nhìn về phát triển đất nước, đồng thời chung tay góp phần thúc đẩy sự thịnh vượng trên toàn thế giới và bảo vệ hành tinh xanh.
Chia sẻ tại Hội nghị, Chuyên gia kinh tế Joseph Stiglitz đánh giá cao chương trình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam thời gian qua.
Trong giai đoạn phục hồi hậu COVID-19, chuyên gia kinh tế Joseph Stiglitz cho rằng, Việt Nam cần duy trì đà tăng trưởng xanh theo hướng bao trùm và bền vững; tăng cường huy động nguồn lực cho phục hồi kinh tế, trong đó nguồn vốn của khu vực tư nhân có vai trò rất quan trọng.
Tại Hội nghị, nhiều chuyên gia cũng đưa ra nhiều ý kiến cho quá trình phục hồi kinh tế hậu đại dịch của thế giới, khu vực và Việt Nam theo hướng xanh, bao trùm./.
Bài, ảnh: Hải Minh
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 | 23/11/2024 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 | 22/11/2024 Văn hiến Hà Thành
Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch mùa đông
09:38 | 21/11/2024 Tin tức
Thi đan lát, dệt thổ cẩm tại Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya
09:07 | 21/11/2024 Tin tức
Gạo ST25 đạt giải Nhì gạo ngon nhất thế giới năm 2024
09:07 | 21/11/2024 Tin tức
Xúc tiến thương mại góp phần phục hồi thị trường xuất khẩu gốm sứ
09:07 | 21/11/2024 Tin tức
Tin khác
256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024
13:00 | 20/11/2024 Tin tức
Bình Phước: tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024
11:01 | 20/11/2024 Tin tức
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Tiên Phong coi trọng giáo dục kiến thức pháp luật cho học sinh
09:27 | 20/11/2024 Tin tức
Bình phước tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm ocop cấp tỉnh năm 2024
09:13 | 20/11/2024 Tin tức
Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Phú Yên
11:36 | 19/11/2024 Tin tức
Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 20- 24/11 tại Hà Nội
08:00 | 19/11/2024 Tin tức
Thị xã Sơn Tây (Hà Nội): Sơn Đông giữ vững an ninh trật tự nâng cao ý thức người dân trong chấp hành luật pháp
09:39 | 18/11/2024 Tin tức
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Triển lãm mẫu thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ sáng tạo tại huyện Thạch Thất - Hà Nội năm 2024
10:33 | 15/11/2024 Khuyến công
Hương Trạch – Hà Tĩnh: Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an năm 2025
14:46 | 14/11/2024 Tin tức
Bình Định: Rộn ràng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Bok Tới
17:10 | 13/11/2024 Tin tức
Thông cáo báo chí về việc hợp tác chiến lược toàn diện giữa Tạp chí Làng nghề Việt Nam và Viện nghiên cứu phát triển doanh nhân Việt Nam - ASEAN
10:14 | 13/11/2024 Tin tức
Trường Tiểu học Nga Phú Không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục
08:18 | 13/11/2024 Tin tức
Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 thu hút 260 đơn vị tham gia
16:11 | 12/11/2024 Tin tức
Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Chile
15:50 | 12/11/2024 Tin tức
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội