Vì sao thời kỳ Quốc hiệu nước ta là Đại Nam nhưng tên gọi Việt Nam vẫn được dùng?
Thời kỳ chế độ phong kiến Việt Nam, mỗi triều đại đều rất quan tâm đến quốc hiệu (tên gọi) của đất nước. Vấn đề đó cũng không phải mới mẻ đối với vương triều Nguyễn. Thông thường, mỗi vương triều không muốn dùng quốc hiệu của các vương triều trước mà sẽ đặt một quốc hiệu khác.
Không gian trưng bày cổ vật tại Huế
Quốc hiệu đầu tiên của vương triều Nguyễn là Việt Nam. Việt Nam lần đầu tiên chính thức trở thành Quốc hiệu của nước ta vào năm 1804. Sự kiện này được xác lập bởi một văn bản pháp lý quan trọng là Chiếu của vua Gia Long năm thứ 3 (tức năm 1804) cách đây 218 năm và được thông báo cho các nước biết.
Sách “Đại Nam thực lục chính biên” (Đệ nhất kỷ - Ghi chép lịch sử triều vua Gia Long), quyển 23 chép: “Đặt Quốc hiệu là Việt Nam, ngày Đinh sửu đem việc cáo Thái miếu. Lễ xong vua ngự ở điện nhận lễ chầu mừng. Xuống chiếu bố cáo trong ngoài. Chiếu rằng: Đế vương dựng nước, trước phải trọng Quốc hiệu để tỏ thống nhất. Xét từ các đấng tiên thánh vương ta xây nền dấy nghiệp, mở đất Viêm bang mở đất Viêm bang, gồm cả đất đai từ Việt Thường về Nam, nhân đó lấy chữ Việt mà đặt tên nước. Hơn 200 năm, nối hòa thêm sáng, vững được nền thần thánh dõi truyền, giữ được vận trong ngoài yên lặng. Chợt đến giữa chừng, vận nước khó khăn, ta lấy mình nhỏ, lo dẹp giặc loạn, nên nay nhờ được phúc lớn, nối được nghiệp xưa, bờ cõi Giao Nam đều vào bản tịch. Sau nghĩ tới mưu văn công võ, ở ngôi chính, chịu mệnh mới, nên định lấy ngày 17 tháng 2 năm nay, kính cáo Thái miếu, cải chính Quốc hiệu là Việt Nam, để dựng nền lớn, truyền lâu xa. Phàm công việc nước ta việc gì quan hệ đến Quốc hiệu và thư từ báo cáo với nước ngoài, đều lấy Việt Nam làm tên nước, không được quen xưng hiệu cũ là An Nam nữa. Lại hạ chiếu báo cáo với nước Xiêm La, Lữ Tống và các thuộc quốc Chân Lạp, Vạn Tượng khiến đều biết cả”
Chiếu của vua Gia Long về việc đặt Quốc hiệu là Việt Nam
Sự kiện vua Gia Long cho đặt Quốc hiệu là Việt Nam là việc rõ ràng, được sách chính sử triều Nguyễn ghi chép rất cụ thể. Thực tế trong triều Nguyễn, Quốc hiệu Việt Nam tồn tại chỉ được 34 năm. Vì sau khi lên nối ngôi vua Gia Long, vua Minh Mạng cho đổi Quốc hiệu là Đại Nam vào năm Minh Mạng thứ 19 (tức năm1838). Sự kiện này được sách chính sử triều Nguyễn phản ánh và được xác nhận bằng một văn bản quan trọng là bản Dụ của vua Minh Mạng bố cáo cho toàn thần dân trong nước và các nước đều biết.
Sách “Đại Nam thực lục chính biên” (Đệ nhị kỷ - ghi chép lịch sử thời vua Minh Mạng), quyển 190, phản ánh vua Minh Mạng giải thích việc đặt quốc hiệu là Đại Nam như sau: “…Nay bản triều có cả phương Nam, bờ cõi ngày càng rộng, một dải phía Đông đến tận biển Nam, vòng qua biển Tây, phàm là người có tóc có răng đều thuộc vào trong bản bản đồ, bờ biển rừng sâu khắp nơi đều theo về cả. Trước gọi là Việt Nam, nay gọi là Đại Nam thì càng tỏ nghĩa lớn… Chuẩn từ nay trở đi, Quốc hiệu phải gọi là nước Đại Nam, hết thảy giấy tờ xưng hô phải chiếu theo đó tuân hành. Giả hoặc có nói liền là nước Đại Việt Nam về lẽ vẫn phải, không được nói hai chữ Đại Việt. Còn Hiệp kỷ lịch năm nay trót đã ban hành thì không phải thay đổi hết thảy… Lấy năm Minh Mạng thứ 20 bắt đầu đổi thành chữ Đại Nam mà ban hành để chính tên hiệu cho các nơi xa gần đều biết”.
Trên thực tế quốc hiệu Đại Nam tồn tại 107 năm (1838 – 1945). Từ đó tên gọi Việt Nam không còn thông dụng như trước nữa. Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, hai tiếng Việt Nam được sử dụng trở lại bởi các nhà sử học, chí sĩ yêu nước và cả nhân dân. Trong các tác phẩm và tên tổ chức chính trị, tên gọi Việt Nam lại được nhắc đến rất nhiều, chẳng hạn: Phan Bội Châu viết tập “Việt Nam vong quốc sử” (1905) rồi cùng Cường Để thành lập “Việt Nam Công hiến hội” (1907), “Việt Nam Quang phục hội” (1912); Phan Chu Trinh viết “Pháp – Việt liên hiệp hậu chi tân Việt Nam (1910 – 1911)”; Trần Trọng Kim viết “Việt Nam sử lược” (1920); Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội (1925) và Việt Nam độc lập đồng minh hội (1941)…
Dụ của vua Minh Mạng về việc đặt Quốc hiệu là Đại Nam
Bên cạnh đó, theo các tài liệu một bộ phận dân chúng nước ta thời bấy giờ vẫn gọi tên đất nước là Việt Nam dù thực tế vua Minh Mạng đã cho đổi tên Quốc hiệu là Đại Nam. Đây là điều khá thú vị và chưa có một nghiên cứu nào đề cập cụ thể. Có thể nói, từ năm 1838 hai Quốc hiệu Việt Nam và Đại Nam vẫn được dùng song song với nhau. Sau 107 năm tồn tại, Quốc hiệu Đại Nam cũng chính thức chấm dứt sứ mệnh vào năm 1945.
Ngày 19.8.1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Bảo Đại thoái vị (30.8.1945). Ngày 02.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiến pháp năm 1946 chính thức thể chế hóa quốc hiệu này. Từ đấy, Quốc hiệu Việt Nam được sử dụng phổ biến, với đầy đủ ý nghĩa thiêng liêng, toàn diện nhất..
Bài, ảnh: Phan Long
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 | 05/07/2025 Tin tức

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”
09:18 | 04/07/2025 Tin tức

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Tập trung xây dựng mô hình khuyến nông trên các sản phẩm chủ lực
11:00 | 02/07/2025 Tin tức

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 | 01/07/2025 Tin tức

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 | 01/07/2025 Tin tức
Tin khác

1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
10:27 | 01/07/2025 Tin tức

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến
09:19 | 01/07/2025 Tin tức

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới
19:21 | 30/06/2025 Tin tức

Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng
15:42 | 30/06/2025 Tin tức

TP. HCM: Khai mạc trưng bày chuyên đề và công bố quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia
13:36 | 30/06/2025 Tin tức

Lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội
09:42 | 30/06/2025 Tin tức

Thanh Hóa: Thành lập 26 trung tâm dịch vụ nông nghiệp mới
22:07 | 29/06/2025 Tin tức

Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 9
22:07 | 29/06/2025 Tin tức

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao
22:06 | 29/06/2025 Tin tức

Thanh Hóa: Công bố huyện Ngọc Lặc đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 | 28/06/2025 Tin tức

Vương quốc Anh kêu gọi hợp tác với Việt Nam trong Chiến lược Công nghiệp Hiện đại
10:26 | 27/06/2025 Tin tức

Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền hai cấp tỉnh Gia Lai mới thông suốt
10:29 | 26/06/2025 Tin tức

Hướng dẫn sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ ngày 1-7-2025
10:04 | 26/06/2025 Tin tức

Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh Tiền Giang hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
09:48 | 25/06/2025 Tin tức

Phái đoàn Thương mại Năng lượng Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác cho ngành điện gió ngoài khơi tại Anh
11:01 | 24/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP