Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Về làng hương cổ truyền Phia Thắp

LNV - Làng Phia Thắp, xã Quốc Dân, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng là làng làm hương từ rất lâu đời, đến nay vẫn giữ được cách làm xưa cũ trong việc sử dụng nguyên liệu, cách làm và tiêu thụ sản phẩm. Nói làng Hương cổ truyền là nói tới chất lượng riêng có, được giữ gìn và truyền đời với một thương hiệu đặc biệt.
Chẻ tăm làm Nhang tại Làng Hương Phia Thắp của người Nùng tại huyện Quảng Yên-Cao Bằng
Chẻ tăm làm Nhang tại Làng Hương Phia Thắp của người Nùng tại huyện Quảng Yên-Cao Bằng

Cổ truyền trước hết là nói tới nguyên liệu. Nguyên liệu làm hương làng Phia Thắp là cây rừng, lá rừng của miền quê “quen thuộc” với người dân. Thứ nhất là chân hương làm từ cây Mai (Trám bùi để rụng/ Măng mai để già) - Dân gọi là Mạy Mười. Mạy Mười lấy về chẻ nhỏ cắt thành từng đoạn dài 40 cm, phơi khô (2-3 ngày). Tiếp theo là mùn cưa - Thu mua từ các xưởng cưa, đem về phơi khô cho vào máy xát, xát mịn như bột làm bánh. Mùn cưa không thì chưa đủ phải đi lấy gốc cây thông đã chặt 3 năm và vỏ cây Dã hương (Long não) - Xát mịn bọc bên ngoài (tạo màu và mùi thơm). Và cuối cùng là lá Mạy Hắt là cây mọc tự nhiên trên rừng - 3 năm hái một lần. Lá Mạy Hắt đem về phơi khô - Xát thành bột mịn trộn với mùn cưa tạo nên thành phẩm chính của que hương. Đặc điểm bột lá Mạy Hắt là rất dính có mùi thơm dịu, trơn bóng - Không nơi nào có, không nơi nào dùng làm hương như ở Phia Thắp. Anh Hoàng Văn Dương 44 tuổi ở làng Phia Thắp có trồng Mạy Hắt trước nhà - Chắc chỉ để làm cảnh!.

Lá cây bầu hắt được thu hoạch,  phơi khô, nghiền thành bột làm chất kết dính đểlàm keo của Làng Hương Phia Thắp
Lá cây bầu hắt được thu hoạch, phơi khô, nghiền thành bột làm chất kết dính đểlàm keo của Làng Hương Phia Thắp

Tất cả nguyên vật liệu đã đầy đủ bây giờ là các công đoạn chế tác, chế tạo.

Đầu tiên lấy một nắm chân hương nhúng vào bột nước lá Mạy Hắt (tạo kết dính), tiếp theo lấy chân hương đã có chất kết dính nhúng nước, đập trên đống mùn cưa 4 lần, mỗi lần cách nhau 5 - đến 10 phút cho se lại. Lớp cuối cùng là bột Thông và Dã hương rồi đem phơi nắng (3-4 giờ). Xong, đem về bó thành bó 20 que thành phẩm!.

Đơn giản và nhẹ nhàng vậy thôi!. Tôi đã đến bản Phia Thắp vào nhà anh Hoàng Văn Lập, xem anh làm hương qua các công đoạn nhúng, đập và phơi. “Xưởng” của anh là một góc tầng dưới căn nhà sàn, bên cạnh có một ụ nước, phía trước là đống bột, bên cạnh là các chân hương xếp sẵn. Mỗi lần nhúng nước rồi đập, bụi bay xộc vào mũi, bám vào tóc. Tôi bảo “Sao không đeo khẩu trang bảo vệ”. Lập cười: “Khó chịu”. Tôi nói bảo vệ là vì làm hương theo kiểu “hiện đại” có nhiều hóa chất độc hại - Nhiều người bị bệnh phổi. Nhưng ở Phia Thắp chẳng có ai bị bệnh phổi khi làm hương. Điều này chính là một điểm cộng cho làng hương Phia Thắp.

Hoàng Văn Lập vừa làm vừa kể: “Cách đây hơn mười năm, xưởng làm hương của ông Phong, bà Uyên ở phố cũ - Thành phố Cao Bằng có vào tận nơi mời thợ Phia Thắp ra làm hương. Bọn em ra làm, ở công đoạn này, họ lăn từng que chân hương dính mùn cưa trên bàn, rất chậm. làm theo lối nhúng nước, đập nhanh hơn nhiều (gấp 5-6 lần). Chúng em ra làm truyền cho công nghệ, bí quyết rồi về. Làm một tháng mà mấy anh em bị gầy hết người!. Không biết bây giờ họ còn làm không?”.

Tôi ra thành phố Cao Bằng, tìm địa chỉ xưởng làm hương cách đây hơn mười năm, người dân nơi đây bảo: “Bỏ nghề rồi!”. Tôi cũng không tìm hiểu thêm.

Một công đoạn làm hương Phia Thắp (nhúng đập)
Một công đoạn làm hương Phia Thắp (nhúng đập)

Sản phẩm làng hương Phia Thắp là sản phẩm đặc biệt: Que hương chắc, có mùi thơm dịu nhẹ (kể cả lúc chưa đốt, thắp) không độc hại và giá thành rẻ (một bó 20 que hương bán lẻ chỉ 2 ngàn đồng. Bán buôn: 10 ngàn 7 bó, giá này rẻ hơn 2,3 lần so với các loại hương bày bán trên thị trường). Điều “nghịch lý” này có lẽ là do hương thắp “cổ truyền” đã bị lãng quên!. Người dùng cũng không quan tâm tới chất lượng, độc tố, mùi thơm khi dùng hương đốt nên cứ thấy tiện là mua. Trong khi việc quảng bá (quảng cáo) hương Phia Thắp không có nên sản phẩm hương Phia Thắp có giá bán thấp so với chất lượng của chính sản phẩm - Bị lép vế.

Tuy nhiên người dân Phia Thắp vẫn giữ lấy làng nghề “cổ truyền” của mình với phương châm “lấy công làm lãi!”. Nói là cổ truyền, tức là tất cả phải cổ xưa, không thay đổi!. Nếu có thay đổi chỉ là ở khâu xay xát. Ngày xưa xay mùn cưa, lá Mạy Hắt, vỏ Dã Hương… Đều bằng cối xay đá. Cực nhọc và vất vả vô cùng. Nay tất cả đều xay bằng máy. Nhẹ nhàng và chất lượng mà không làm mất tính cổ truyền. Hiện nay, làng Phia Thắp có 104 hộ, 53 hộ làm hương, thu nhập mỗi hộ mỗi năm từ 20 đến 30 triệu đồng. Các hộ khá như hộ Hoàng -Tìn, Thại - Rây thu trên 150 triệu. Có 15 hộ thu trên một trăm triệu. Tôi bảo: “Thế cũng là khá rồi”. “Nhưng vất vả lắm” - Hoàng Văn Lập kể câu chuyện: “Anh Phòng lấy vợ ở Khào, về Phia Thắp làm hương vất vả quá, bán cũng chẳng nên tiền nản quá bảo rằng: Không tiêu đồng tiền này a!. Sau làm mãi, đi bán mãi cũng quen, lại có tiền nên không thấy kêu ca nữa”.

Kể hơi tỉ mỉ về công việc làm hương ở Phia Thắp để nói về tính cổ truyền. Làng hương “cổ truyền” Phia Thắp vẫn gắng gỏi giữ vững nghề cổ xưa truyền lại - Nghề làm hương như là nghề phụ thêm tiền mắm, muối cho mỗi gia đình cũng cần được khuyến khích, nâng đỡ, quảng bá sản phẩm để sản phẩm Hương Phia Thắp dần trở lại với những thế mạnh ưu việt của ngôi làng của mình: Sản phẩm thân thiện với môi trường, cuộc sống (không độc hại), có mùi thơm quyến rũ (hấp dẫn), có chất lượng. Có thể những điều nói trong bài báo này góp một phần nhỏ, rất nhỏ vào việc quảng bá sản phẩm làng hương Phia Thắp. Để làng hương Phia Thắp giữ vững và phát triển được cần chú ý việc đa dạng sản phẩm, chú trọng mẫu mã.

Làng Hương Phia Thắp của người Nùng tại huyện Quảng Yên-Cao Bằng
Làng Hương Phia Thắp của người Nùng tại huyện Quảng Yên-Cao Bằng

Nhờ có nghề làm Hương cổ truyền, khung cảnh thanh bình, yên ả. Người dân thân thiện, mến khách nên Phia Thắp đã trở thành làng du lịch cộng đồng thu hút nhiều du khách đến thăm thú cảnh đẹp, tìm hiểu nghề làm hương truyền thống. Năm 2022, họa sĩ Trịnh Nam, giám đốc Mỹ thuật Đài truyền hình Việt Nam cùng vợ đến ở Phia Thắp 7 ngày (tại nhà ông Hoàng Kim). Tôi hỏi Trịnh Nam: “Có gì hấp dẫn mà đến ở nơi làng quê xa xôi này tận bảy ngày?”. Trịnh Nam cười bảo: “Lạ lẫm mà thân thuộc. Khung cảnh làng quê miền núi êm đềm. Người dân mến khách. Lại có nghề làm hương đặc biệt khác lạ. Sẽ còn trở lại Phia Thắp”.

Phia Thắp tiếng Nùng an có nghĩa là Núi tìm (kiếm). Có còn ai tìm về bản nhỏ của người Nùng an - Bản nhỏ có nghề làm hương nổi tiếng nữa không?.

Liệu làng hương Phia Thắp có mất đi như cái tên làng Phia Thắp đã mất đi!. Phia Thắp bây giờ đã có tên mới, hiện đại: Làng Đoàn Kết!. Tìm về Phia Thắp giờ đây dễ lạc lối trên con đường trở về với truyền thống và cổ xưa.

Cao Niên Kiện

Tin liên quan

Cao Bằng: Chú trọng phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

Cao Bằng: Chú trọng phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

LNV - Cao Bằng có nhiều làng nghề truyền thống lâu đời, đây là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, mang tính cộng đồng cao. Việc phát triển các làng nghề ở nông thôn bền vững sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động ở nông thôn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Cao Bằng: Thực hiện 8 đến 10 đề án khuyến công trong năm 2024

Cao Bằng: Thực hiện 8 đến 10 đề án khuyến công trong năm 2024

LNV - Lãnh đạo Sở Công Thương Cao Bằng cũng giao Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh tổng hợp nhu cầu hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương năm 2024 và năm 2025 của các cơ quan, đơn vị; phối hợp với phòng Quản lý Công nghiệp và Kỹ thuật an toàn - Môi trường thực hiện đăng ký kế hoạch kinh phí khuyến công địa phương năm 2024 và năm 2025 theo quy định.
Nghề đan lát của người Tày ở Cao Bằng

Nghề đan lát của người Tày ở Cao Bằng

LNV - Lâu nay, nghề đan lát của đồng bào Tày vẫn được bà con gìn giữ. Những sản phẩm từ nghề thủ công này không chỉ phục vụ cho cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, mà còn là nét đẹp văn hóa. Từ những cây tre, cây giang trên rừng, qua đôi bàn tay khéo léo đã trở thành những vật dụng đẹp mắt với những hoa văn tinh xảo.

Tin mới hơn

Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

LNV - Nghề làm lồng chim ở làng Canh Hoạch đã có từ lâu đời có hơn 1000 hộ làm lồng chim. Người được coi là ông tổ làng nghề phải kể đến cố nghệ nhân Nguyễn Văn Tý. Sau này, cụ Nguyễn Văn Tý truyền nghề cho con trai là Nguyễn Văn Nghi (cụ Ba Mi). Sinh thời, cụ Nguyễn Văn Nghi nức tiếng trong vùng bởi có "đôi tay vàng".
Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

OVN - Dù có nhiều giai đoạn thăng trầm, nghề làm tương ở Làng Bợ (xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) vẫn nức tiếng gần xa nhờ hương vị thơm ngon. Sản phẩm đạt chất lượng OCOP 4 sao vừa góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời cũng lưu giữ được hồn cốt của làng quê ven sông Đà.
Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

LNV - Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn là một trong 5 làng nghề được tỉnh Bình Định lựa chọn để tập trung hỗ trợ phát triển trong giai đoạn 2023-2025 trở thành điểm du lịch làng nghề.
Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

LNV - Sáng 27/6, tại quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức hội thảo “Vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội”, với sự tham gia của Hội LHPN 15 quận huyện, đại diện các nghệ nhân, làng nghề truyền thống…
Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

LNV - Sáng 1-7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc kỳ họp thứ mười bảy-kỳ họp giữa năm để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

LNV - Sở NN&PTNT vừa phối hợp UBND huyện Đồng Xuân, Trung tâm Xúc tiến du lịch (Sở VHTT&DL), Công ty TNHH Du hành Đại Hữu, Trường phổ thông Duy Tân tiến hành khảo sát, đánh giá hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình để gắn với phát triển du lịch cộng đồng nông thôn tại khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân.

Tin khác

Hà Nam: Phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng nghề

Hà Nam: Phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng nghề

LNV - Nghệ nhân, thợ giỏi được xem là hạt nhân của các làng nghề, làng nghề truyền thống. Do đó, những năm qua, tỉnh Hà Nam đặc biệt quan tâm thực hiện tốt việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng nghề.
Nghề truyền thống Huế se duyên cùng áo dài

Nghề truyền thống Huế se duyên cùng áo dài

LNV - Những tà áo dài được các nhà thiết kế sáng tạo dựa trên nền tảng các giá trị làng nghề truyền thống xứ Huế được trình diễn giữa sân khấu cộng đồng khiến người xem hào hứng, bất ngờ.
Phú Thọ: gìn giữ, phát triển làng nghề truyền thống

Phú Thọ: gìn giữ, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê được biết đến là làng đa nghề bởi nơi đây có tới 3 nghề truyền thống có tuổi đời vài chục năm đang được người dân gắn bó, gìn giữ và phát triển, tạo ra những sản phẩm chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường.
Thừa Thiên Huế: Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống

Thừa Thiên Huế: Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống

LNV - Là địa phương có khá nhiều nghề, nghề truyền thống (NTT) và làng nghề truyền thống (LNTT) nên để khôi phục, bảo tồn và phát triển, TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.
Nghệ nhân trẻ đam mê nghề điêu khắc, tạo tác các tác phẩm từ gỗ

Nghệ nhân trẻ đam mê nghề điêu khắc, tạo tác các tác phẩm từ gỗ

LNV - Công ty TNHH đầu tư và thương mại gỗ VIETHOME có trụ sở tại số 3/194, phố Trần Kiên, quận Kiến An, TP Hải Phòng. Ngành nghề sản xuất kinh doanh: thi công Chùa cổ, chế tác đồ thờ, tượng phật, tượng tứ phủ, bàn thờ, cửa võng, hoành phi, câu đối...Mới thành lập được chưa đầy 10 năm Công ty đã có nhiều công trình, sản phẩm đặc sắc đóng góp cho cộng đồng, luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước, góp phần ổn định an sinh xã hội. Đi với đó rất chú trọng việc đào tạo, truyền dạy nghề cho thế hệ kế cận, mỗi năm đào tạo thành nghề cho trên 20 thợ.
Nghệ nhân thêu ren trẻ nhiệt huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống

Nghệ nhân thêu ren trẻ nhiệt huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống

LNV- Thành phố Hải Phòng một thời nghề thêu ren, đan móc được coi là rất phát triển, những thợ thêu ren, đan móc lành nghề không chỉ có ở các Công ty, nhà máy mà ngay trong nội đô thành phố cũng có những tổ đan len, thêu ren...tại nhiều vùng quê ngoại thành cũng có HTX thêu ren, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn người lao động, nhất là lao động nữ đủ mọi lứa tuổi. Các sản phẩm thời đó ngoài tiêu thụ trong nước còn được xuất khẩu ra thị trường quốc tế như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên Xô (cũ), châu Âu ... những năm tháng đó, thêu, ren, đan, móc cũng là nghề mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình và trở thành ngành nghề thủ công quan trọng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương cũng như kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Bình Định Làng nghề trồng hoa Bình Lâm chính thức được công nhận làng nghề

Bình Định Làng nghề trồng hoa Bình Lâm chính thức được công nhận làng nghề

LNV - Làng nghề trồng hoa Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước hình thành trong đời sống người dân từ lâu. Làng nghề được công nhận sẽ là động lực, khuyến khích người dân địa phương tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì phát triển làng nghề ngày càng hiện đại, văn minh, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.
Phú Thọ: Hồi sinh làng nghề dệt thổ cẩm ở xóm Chiềng

Phú Thọ: Hồi sinh làng nghề dệt thổ cẩm ở xóm Chiềng

LNV - Nghề dệt là di sản quý giá, niềm tự hào, biểu tượng cho bản sắc văn hóa, truyền thống lâu đời đối với đồng bào Mường ở xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn. Thế nhưng “báu vật” này đang đối diện với nguy cơ thất truyền...
Thanh Hoá: Bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển du lịch

Thanh Hoá: Bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển du lịch

LNV - Huyện Bá Thước luôn xác định việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trong đó phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng là điểm nhấn để tạo nên thương hiệu cho du lịch Bá Thước.
Nghề vá lưới biển

Nghề vá lưới biển

LNV - Người dân ở khu vực Cảng cá Hòn Rớ, xã Phước Đồng (TP. Nha Trang) chủ yếu sống bằng nghề khai thác hải sản xa bờ. Sau những đợt ra khơi dài ngày trở về, những tấm lưới đánh cá của ngư dân thường bị rách do vướng phải đá ngầm, san hô hoặc sợi cước bị mục vì sử dụng lâu ngày. Vì vậy, sau mỗi chuyến biển, các chủ tàu lại thuê thợ vá lại lưới để chuẩn bị cho chuyến ra khơi tiếp theo. Do đó, nghề vá lưới từ lâu đã là sinh kế của nhiều phụ nữ miền biển để có thêm thu nhập cho gia đình.
Nghệ nhân trẻ tâm huyết với nghề đúc truyền thống - nghiên cứu áp dụng công nghệ mới góp phần bảo vệ môi trường Làng nghề

Nghệ nhân trẻ tâm huyết với nghề đúc truyền thống - nghiên cứu áp dụng công nghệ mới góp phần bảo vệ môi trường Làng nghề

LNV - Nghệ nhân bàn tay vàng Nguyễn Thế Uy sinh năm 1979, Giám đốc Công ty TNHH MTV BK- trụ sở tại thôn Văn Cú, xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng, quê hương của anh là làng đúc truyền thống thuộc xã Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên, anh sinh ra trong gia đình đã có 3 thế hệ làm nghề đúc.
Tạp chí Làng nghề Việt Nam tổ chức kỷ niệm 99 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam.

Tạp chí Làng nghề Việt Nam tổ chức kỷ niệm 99 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam.

LNV - Ngày 20/6, tại Hà Nội, Tạp chí Làng nghề Việt Nam tổ chức Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024). Tham dự buổi gặp mặt có nhà giáo ưu tú Trịnh Quốc Đạt - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Lâm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, ông Nguyễn Như Chinh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, TS Vi Khải - Phó Chủ tịch hội đồng tư vấn, cùng đại diện nhiều cơ quan, đơn vị, làng nghề, nghệ nhân. Hội viện và phóng viên, nhà báo của Tạp chí.
Làng nghề phở Vân Cù - Nét đẹp văn hoá ẩm thực Việt

Làng nghề phở Vân Cù - Nét đẹp văn hoá ẩm thực Việt

LNV - Nằm ẩn mình bên bờ sông Hồng thơ mộng, làng Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm phở gia truyền. Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, phở Vân Cù đã trở thành thương hiệu ẩm thực uy tín, góp phần tô điểm cho bức tranh văn hóa ẩm thực phong phú của Việt Nam.
Tây Ninh: Phát triển ngành nghề nông thôn dựa trên lợi thế địa phương

Tây Ninh: Phát triển ngành nghề nông thôn dựa trên lợi thế địa phương

LNV - Trong năm 2024, tỉnh Tây Ninh định hướng phát triển ngành nghề nông thôn dựa trên tiềm năng, phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội hiện có tại địa phương.
Mềm mại tựa mây trắng

Mềm mại tựa mây trắng

LNV - Thăng Long - Hà Nội là nơi có nghề kim hoàn phát triển, với phố Hàng Bạc hay làng nghề Định Công. Đây là một trong những nghề kỹ thuật cao trong nhóm ngành thủ công mỹ nghệ. Để có thể phát triển xứng tầm, trong bối cảnh Hà Nội đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hoá, nghề kim hoàn cần có nhiều đổi mới.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

lnv - Tỉnh Quảng Ngãi đang tập trung thực hiện hiệu quả, đồng bộ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, nhằm nâng cao chất lượng, quy mô sản xuất và thương hiệu của các sản phẩm OCOP theo hướng “Phát huy giá trị tài nguyên bản địa, truyền tải về văn hóa, tri thức dân gian của địa phương”.
Huyện Yên Định (Thanh Hóa): Phấn đấu về đích Nông thôn mới nâng cao

Huyện Yên Định (Thanh Hóa): Phấn đấu về đích Nông thôn mới nâng cao

LNV - Huyện Yên Định phấn đấu đạt huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024 nên còn rất nhiều việc phải làm và tập trung cao, chỉ đạo quyết liệt, nỗ lực lớn mới hoàn thành.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Cách trung tâm huyện 07 km, Vạn Thắng là xã thuộc vùng nội đồng của huyện Ba Vì (Hà Nội), có tổng diện tích đất tự nhiên 990,67 ha, dân số 3.904 hộ, 16.469 nhân khẩu cư trú tại 07 thôn trong xã. Nền kinh tế của xã đa thành phần, gồm sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi và công nghiệp, thương mại dịch vụ.
Trà Vinh chương trình khuyến công có trọng tâm, trọng điểm

Trà Vinh chương trình khuyến công có trọng tâm, trọng điểm

LNV - Khuyến công Trà Vinh hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, tập trung các cơ sở có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP, sản phẩm nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, sản phẩm chủ lực của tỉnh… phù hợp với tiềm năng, lợi thế, khai thác thế mạnh của địa phương.
Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

LNV - Nghề làm lồng chim ở làng Canh Hoạch đã có từ lâu đời có hơn 1000 hộ làm lồng chim. Người được coi là ông tổ làng nghề phải kể đến cố nghệ nhân Nguyễn Văn Tý. Sau này, cụ Nguyễn Văn Tý truyền nghề cho con trai là Nguyễn Văn Nghi (cụ Ba Mi). Sinh thờ
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động