Quá trình thành lập Phủ ủy (Đảng bộ) Thiệu Hóa, ngày 20/4/1939

LNV - Cuối năm 1935 đầu năm 1936, phong trào cách mạng ở Thanh Hóa từng bước phục hồi và phát triển. Nhiều cán bộ, đảng viên bị thực dân bắt giữ, giam cầm trong gian đoạn 1931 – 1935, nay đã được thoát khỏi các nhà tù, trở về tiếp tục hoạt động và khẩn trương bắt mối với các cơ sở, tích cực tham gia củng cố bộ máy lãnh đạo của Đảng, xây dựng các đoàn thể, quần chúng; Phát động quần chúng đấu tranh dưới nhiều hình thức mang nội dung đòi quyền dân sinh, dân chủ.
Sau khi Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh được triệu tập tại làng Yên Lộ, ngày 15 tháng 3 năm 1936, nhiệm vụ xây dựng và củng cố phát triển Đảng; xây dựng các đoàn thể, quần chúng, nhất là “Hội tương tế ái hữu” được chấn chỉnh lại và quyết định ra báo “Tia sáng” thay cho tờ “Hồn lao động”... Hội nghị bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh gôm 5 ủy viên, do đồng chí Lê Chủ làm Bí thư và phân công đồng chí Lê Chủ trực tiếp phụ trách Thiệu Hóa.

Trong thời gian này, với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của “Hội tương tế ái hữu” ở hầu hết các địa phương trên địa bàn Thiệu Hóa, tiêu biểu như: làng Cựu Thôn, xã Thiệu Toán, gồm 70 hội viên, do đồng chí Lê Doãn Áng phụ trách, tiếp đến là “Hội tương tế ái hữu” Phúc Lộc, xã Thiệu Tiến; Yên Lộ, xã Thiệu Vũ; Mao Xá, Thung Dung, Thố Kỳ, xã Thiệu Toán; Ngô Xá Hạ, Ngô Xá Thượng, xã Thiệu Minh (nay là xã Minh Tâm); Đồng Thanh, Đồng Tiến, xã Thiệu Tâm (nay là xã Minh Tâm); Cẩm Tâm, Thái Khang, xã Thiệu Hòa đã trở thành lực lượng nòng cốt tập hợp quần chúng, tạo cơ sở vững chắc để các chi bộ Đảng ở Thiệu Hóa đi sâu vào các tầng lớp nhân dân lãnh đạo các cuộc đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống, chống cường quyền, bạo lực. Qua đó chọn lọc, rèn luyện các phần tử tiên tiến, kết nạp vào hàng ngũ của Đảng.

Trước tình hình phát triển mạnh mẽ “Hội tương tế ái hữu”, để thống nhất về tổ chức và hành động, các Đảng viên ở Thiệu Hóa cùng các cơ sở Đảng ở Yên Định đã quyết định thành lập Ban trị sự “Hội tương tế ái hữu” liên khu vực Thiệu Hóa - Yên Định. Ban trị sự Hội tương tế ái hữu Thiệu Hóa - Yên Định ra đời đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào quần chúng. Các tầng lớp nhân dân càng hăng hái tham gia vào các Hội tương tế ái hữu. Tính đến tháng 10 năm 1936, số hội viên ở Thiệu Hóa đã lên tới gần 1000 người. Cơ sở của Hội đã lan sang các làng thuộc các tổng Đại Bối (nay là Thiệu Giao), Vận Quy (nay là Thiệu Vận) ...

Tháng 8 năm 1936, hưởng ứng phong trào “Đông Dương Đại hội”. Ở Thiệu Hóa đã diễn ra sôi nổi. Nhân dân đã làm nhiều bản kiến nghị có chữ ký hoặc điểm chỉ gửi lên Ủy ban hành động tỉnh, góp phần cùng nhân dân Thanh Hóa đòi chính quyền thuộc địa thi hành các cải cách dân sinh, dân chủ. Tháng 12 năm 1936, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa họp tại làng Yên Lộ, xã Thiệu Vũ. Sau khi kiểm điểm tình hình mọi mặt, Hội nghị đề ra chủ trương mở rộng hơn nữa phong trào“Hội tương tế ái hữu”, củng cố bộ máy tổ chức Đảng, mở các lớp huấn luyện cán bộ, tăng cường lực lượng cho phong trào cách mạng, tận dụng mọi khả năng, mọi hình thức công khai, hợp pháp lãnh dạo nhân dân đấu tranh đòi tự do, cơm áo, hoà bình.Nghị quyết của Hội nghị được triển khai nhanh chóng trên toàn Thiệu Hóa. Phong trào xây dựng “Hội tương tế ái hữu” một lần nữa tiếp tục phát triển mạnh mẽ với những nội dung và hình thức phong phú. Các tổ chức như: Nông hội đỏ, họ bạn, hội hiếu nghĩa... được chuyển thành Hội tương tế. Tại Yên Lộ, “Hội tương tế ái hữu” được tổ chức theo ngành nghề hay giới tính, dưới các hình thức như phụ lão tương tế, phụ nữ tương tế, thanh niên tương tế, nông hội tương tế…

Sau Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Yên Lộ vào tháng 12 năm 1937, phong trào đấu tranh đòi tự do, cơm áo hoà bình, ủng hộ Mặt trận dân chủ Đông Dương, chống chiến tranh ở Thiệu Hóa càng dâng cao. Mở đầu là cuộc đấu tranh của nhân dân tổng Thử Cốc đòi tri phủ trả tiền “Hưng công đại chẩn” và quyền dân sinh, dân chủ ở các làng.

Tháng 2 năm 1938, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, nhân dân Thiệu Hóa đã cùng với nhân dân các phủ huyện Yên Định, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc tổ chức một cuộc mít tinh tại làng Chiềng (huyện Yên Định) để ủng hộ Liên Xô, ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp; đòi tự do, dân chủ, nghiệp đoàn; tự do lập hội; đòi thả hết tù chính trị. Cuộc mít linh diễn ra công khai, kết thúc thắng lợi đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công khai và nửa công khai ở tỉnh Thanh Hóa. Trước phong trào đấu tranh của nhân dân ngày càng lên cao, chính quyền thuộc địa thực hiện chính sách mị dân, đưa ra cái gọi là “cải lương hương tục” để chia rẽ nhân dân với cách mạng. Nhận rõ âm mưu của kẻ thù, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Thanh Hóa, Hội tương tế ái hữu làng Yên Lộ đã vận động dân làng lập bản “dự thảo khế ước cải lương” gửi lên chính quyền tỉnh, trong đó nêu rõ: bỏ hủ tục ma chay, cưới xin linh đình, bỏ lệ đóng xôi cân, gà lượt; tự do lập hội giúp đỡ nhau lúc khó khăn; tự do mở trường học chữ quốc ngữ. Từ Yên Lộ, phong trào lập khế ước lan ra nhiều làng ở Thiệu Hóa. Trước sức đấu tranh sôi nổi với các yêu cầu hợp tình, hợp lý, đến mùa hè năm 1938, chính quyền tỉnh buộc phải chấp nhận các hình thức “cải lương hương tục” tại các làng Yên Lộ, Ngô Xá, Mao Xá, Phong Cốc, Trung Lập.

Sự lớn mạnh của phong trào cách mạng ở địa phương ngày càng đòi hỏi sự tăng cường lãnh đạo của Đảng. Nhận thức rõ yêu cầu bức xúc đó, các Đảng viên ở Thiệu Hóa đã tích cực đẩy mạnh công tác phát triển cơ sở đảng và đã đạt nhiều kết quả. Đầu tháng 6 năm 1938, Chi hội ghép 4 làng: Phong Cốc - Thuần Hậu - Xá Lê - Ngọc Trung được thành lập. Hội nghị thành lập chi bộ được tổ chức tại nhà bà Lý Đan (ở làng Ngọc Trung), với sự tham dự của các đồng chí Trịnh Ngọc Điệt, Nguyễn Văn Phác, Đỗ Huy Tám, Đỗ Huy Trai (tức Đỗ Anh Tuấn), Đỗ Huy Trinh. Chi bộ do đồng chí Trịnh Ngọc Điệt làm Bí thư. Ngày 20 tháng 6 năm 1938, sau một thời gian sinh hoạt trong chi bộ ghép Long Linh Ngoại (Thiệu Hóa) - Ngọc Vực (Yên Định), các đảng viên làng Long Linh Ngoại đã tổ chức một cuộc họp tại nhà đồng chí Ngô Xuân Nghiêm thành lập chi bộ độc lập gồm 5 đồng chí. Đồng chí Trịnh Khắc Sản làm Bí thư chi bộ; ngay sau khi thành lập, chi bộ đã đề ra các nhiệm vụ tiếp tục phát triển mở rộng “Hội tương tế ái hữu” và các tổ chức quần chúng; phát động phong trào hành động cách mạng mạnh mẽ thông qua đó để bồi dưỡng kết nạp Đảng viên. Chi bộ đã phân công trách nhiệm cụ thể cho từng Đảng viên trong công tác lãnh đạo phong trào.

Sự ra đời của chi bộ ghép Phong Cốc - Thuần Hậu - Xá Lê - Ngọc Trung và chi bộ Long Linh Ngoại đã làm cho năng lực lãnh đạo và tổ chức của Đảng ở Thiệu Hóa nâng lên một bước mới. Đến thời gian này, Thiệu Hóa đã có 6 chi bộ, trong đó có 1 chi bộ ghép. Lực lượng lãnh đạo được tăng cường, phong trào đấu tranh ở địa phương càng vươn lên mạnh mẽ. Từ giữa năm 1938, phong trào đấu tranh đòi khất thuế, giảm thuế và chống dự án thuế mới bùng lên khắp nơi trên địa bàn Thiệu Hóa. Ngay sau phong trào đòi khất thuế, giảm thuế, nhân dân Thiệu Hóa đã đấu tranh chống “dự án thuế mới” do chính quyền thống trị đề ra nhằm tăng cường bóc lột nhân dân ta. Hàng loạt các cuộc mít tinh, biểu tình liên tiếp nổ ra, hàng chục bản kiến nghị với nhiều chữ ký phản đối “dự án thuế mới” gửi cho khâm sứ Trung Kỳ, Viện dân biểu Trung Kỳ và Toàn quyền Đông Dương. Phong trào chống “dự án thuế mới” trở thành cao trào đấu tranh cách mạng, góp phần gây áp lực hậu thuẫn cho Viện dân biểu Trung Kỳ bác bỏ “dự án thuế mới” của chính quyền thuộc địa trong phiên họp ngày 12 tháng 9 năm 1938. Bên cạnh các hình thức đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ, trong các làng, tổng của Thiệu Hóa đã xuất hiện các cuộc đấu tranh nhằm vào bọn tay sai trong chính quyền cơ sở của địch.

Cuối năm 1938, đầu năm 1939, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Thanh Hóa, các chi bộ Đảng ở Thiệu Hóa đã tiến hành vận động nhân dân đòi thực hiện phổ thông đầu phiếu, qua đó bố trí đưa cán bộ và quần chúng tích cực, tiến bộ vào nắm giữ các vai trò quan trọng trong “Hội đồng hương chính”. Ở Yên Lộ, “Hội đồng hương chính” làng được thành lập đặt dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng. Hội đồng gồm 15 người chia làm 5 tiểu ban: tuyên truyền giáo dục; vệ nông, giao thông cầu cống; kinh tế tài chính; trật tự trị an, tư pháp; lao động và kiến thiết nông thôn, do đồng chí Hoàng Văn Quế làm trưởng ban. Hội đồng hương chính Yên Lộ đã nắm các quyền điều hành mọi hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của làng, theo đường lối của Mặt trận dân chủ. Bọn thống trị buộc phải thừa nhận Hội đồng này là hợp pháp. Sau Yên Lộ, chi bộ Ngô Xá Hạ đã vận động đưa những hội viên Hội tương tế ái hữu tham gia “Ngũ hương” (hương bạ, hương bản, hương kiểm, hương mục, hương dịch), tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện những chủ trương của Mặt trận Dân chủ. Ở tổng Thử Cốc, sau cuộc bầu cử Hội đồng hương chính, hầu hết các chức vụ trong Hội đồng ở các làng đều do quần chúng có cảm tình với cách mạng nắm giữ. Việc đưa người vào Hội đồng hương chính là sự vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng vào thực tế địa phương, tạo điều kiện cho quần chúng tập dượt trong việc quản lý chính quyền ở cơ sở.

Đến đầu năm 1939, phong trào cách mạng ở Thiệu Hóa đã có những phát triển rất mạnh mẽ... Cơ sở đảng, tổ chức quần chúng ngày càng được tăng cường. Tuy nhiên, phong trào ở địa phương cho đến thời gian này vẫn theo 6 đầu mối chỉ đạo khác nhau. Đó là các chi bộ Yên Lộ, Ngô Xá Thượng, Ngô Xá Hạ, Mao Xá - Cựu Thôn, Long Linh và chi bộ Phong Cốc - Thuần Hậu - Xá Lê - Ngọc Trung. Tình hình trên đã gây nên những khó khăn cho sự phát triển đồng đều của phong trào cách mạng trong phủ. Để thống nhất chỉ đạo phong trào cách mạng của địa phương, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, Hội nghị đại biểu Đảng bộ Thiệu Hóa được triệu tập tại nhà ông Hoàng Văn Lục, làng Yên Lộ, vào ngày 20 tháng 4 năm 1939. Dự Hội nghị có các đồng chí Hoàng Văn Quế, Hoàng Văn Đài, Ngô Ngọc Toản, Trịnh Ngọc Điệt, Lê Huy Toán, Ngô Đức.

Sau khi xem xét tình hình chung và địa phương, Hội nghị đề ra những nhiệm vụ cần kíp: lãnh đạo quần chúng đấu tranh, củng cố tổ chức Đảng, Hội nghị bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ phủ gồm 3 đồng chí Hoàng Văn Quế, Ngô Ngọc Toản, Hoàng Văn Đài, do đồng chí Hoàng Văn Quế làm Bí thư. Đây là cơ quan lãnh đạo cấp phủ, huyện đầu tiên của Đảng bộ Thanh Hóa. Hội nghị cũng bầu đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ tỉnh gồm các đồng (Ngô Ngọc Toản, Ngô Đức và Lê Huy Toán).

Sự ra đời của Phủ ủy (Đảng bộ) Thiệu Hóa đã đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc của phong trào cách mạng ở địa phương. Sau Phủ ủy ra đời, các Đảng viên ở Thiệu Hóa càng đẩy mạnh xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, các đoàn thể quần chúng, lãnh đạo nhân dân đấu tranh.

Bài và ảnh Trần Ngọc Tùng
Phó trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thiệu Hóa

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hà Nam: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng ổi theo tiêu chuẩn VietGAP ở Văn Lý

Hà Nam: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình trồng ổi theo tiêu chuẩn VietGAP ở Văn Lý

LNV - Những năm gần đây, người dân xã Văn Lý (huyện Lý Nhân) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất canh tác kém hiệu quả sang canh tác giống ổi lê Đài Loan theo tiêu chuẩn VietGAP, tạo ra sản phẩm an toàn và đem lại hiệu quả kinh tế cao; góp phần nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác.
Cựu chiến binh say mê với nghề diệt tổ mối

Cựu chiến binh say mê với nghề diệt tổ mối

LNV - Trong câu chuyện với chúng tôi, CCB Nguyễn Văn Học kể, anh sinh ra tại gia đình làng nghề vạn chài thôn Trung Hà, xã Thái Hòa, Ba Vì, (Hà Nội) trên Sông Đà, sau này HTX Phú Hà, xã Thái Hòa, huyện Ba Vì thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước, đưa bà con vạn chài lên bờ ổn định đời sống, nên gia đình anh cũng có đất làm nhà, có ruộng, vườn nên cũng đỡ phần khó khăn.
Để quả nhãn Cần Thơ được xuất ngoại

Để quả nhãn Cần Thơ được xuất ngoại

LNV – Với tiềm năng là những vùng nông sản rộng lớn và đạt chất lượng cao, năm nay Cần Thơ đã xuất khẩu được lô xoài tượng da xanh, trái thanh nhãn sang thị trường Hoa Kỳ và Australia, khẳng định chất lượng trái cây Việt vươn tầm quốc tế.
Hiệp hội Yến Sào Việt Nam Tham Dự Hội Nghị Phát Triển Ngành Yến Sào Toàn Cầu Tại Trung Quốc

Hiệp hội Yến Sào Việt Nam Tham Dự Hội Nghị Phát Triển Ngành Yến Sào Toàn Cầu Tại Trung Quốc

LNV - Ngày 23/9/2024, tại Quảng Châu, Trung Quốc, “Hội nghị Phát triển Lành mạnh Ngành Yến sào Toàn cầu” và “Diễn đàn Cấp cao Ngành Yến sào” đã chính thức diễn ra với chủ đề "Tái sinh từ kén, tạo dựng tương lai thông minh". Đây là một trong những sự kiện trọng điểm của ngành yến sào, với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển bền vững và lành mạnh trong bối cảnh toàn cầu. Chủ tịch Hội nghị Yến sào Toàn cầu, lãnh đạo Hiệp hội Yến sào các nước, cùng các đại biểu và quan khách đến từ nhiều quốc gia và khu vực đã cùng nhau tham dự, thảo luận về những giải pháp thiết thực để vượt qua các thách thức hiện tại của ngành.
Hiệu quả từ mô hình nuôi ong lấy mật ở Thanh Hoá

Hiệu quả từ mô hình nuôi ong lấy mật ở Thanh Hoá

LNV - Với những lợi thế về đất rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng khá lớn, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh như Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Như Xuân, Triệu Sơn, Thạch Thành... đã nhân rộng mô hình nuôi ong lấy mật. Bên cạnh đó, các sản phẩm từ mật ong cũng được quan tâm phát triển, không ngừng nâng cao chất lượng để tăng giá trị và sức cạnh tranh trên thương trường.
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng

Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng

LNV - Công ty CPSX & TM Tự Lập có truyền thống nghề đá trên 20 năm tại Cụm công nghiệp làng nghề phường An Hưng, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa - nơi có nguồn tài nguyên về đá phong phú và đa dạng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát (Blue stone, Marble stone) phục vụ trong nước cũng như xuất khẩu.

Tin khác

Gara ô tô Hoàng Gia Phát - Địa chỉ tin cậy cho khách hàng tại Hải Dương

Gara ô tô Hoàng Gia Phát - Địa chỉ tin cậy cho khách hàng tại Hải Dương

LNV - Khởi nghiệp năm 2011, anh Vũ Văn Toản, sinh năm 1987, mặc dù còn khá trẻ nhưng anh đã tập hợp được đội ngũ các bạn trẻ đông đảo tham gia xây dựng doanh nghiệp phát triển có hiệu quả. Từ một doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đến năm 2017 Công ty đã mạnh dạn đầu tư mở rộng Gara ô tô Hoàng Gia Phát tại phường Cẩm Thượng, thành phố Hải Dương.
Triển vọng phát triển kinh tế từ nghề nuôi rắn ở Đồng Hỷ

Triển vọng phát triển kinh tế từ nghề nuôi rắn ở Đồng Hỷ

LNV – Nhắc đến loài rắn chắc hẳn ai cũng đều ái ngại vì độ nguy hiểm của loại động vật này, tuy vậy, anh Dương Văn Chung (xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ, Thái Vẫn) vẫn thành công trong việc phát triển mô hình nuôi rắn.
Thanh Hoá: Hiệu quả mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Thanh Hoá: Hiệu quả mô hình HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

LNV - Nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, từng bước ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm giúp tăng năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thu nhập của thành viên.
Bình Định: Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh

Bình Định: Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh

LNV - Chiều 17/9, UBND tỉnh Bình Định, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định phối hợp với Công ty Cổ phần Becamex Bình Định long trọng tổ chức Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh của Tập đoàn Future Enterprises Pte. Ltd (Singapore).
Phụ nữ nông thôn tích cực chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn tích cực chuyển đổi số

LNV - Thời gian qua, nhiều mô hình kinh tế hợp tác xã do phụ nữ làm chủ đã và đang tích cực thực hiện chuyển đổi số, kết nối các nền tảng công nghệ, thương mại điện tử, xúc tiến thương mại…, góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh phát triển kinh tế ở địa phương.
Nông dân Phú Thọ "kiếm bộn tiền" nhờ một thứ quả đặc biệt không thể thiếu trên mâm ngũ quả Tết Trung thu

Nông dân Phú Thọ "kiếm bộn tiền" nhờ một thứ quả đặc biệt không thể thiếu trên mâm ngũ quả Tết Trung thu

LNV - Những giải pháp thiết thực trong phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp đã và đang giúp nhiều nông dân tỉnh Phú Thọ phát triển thành công nhiều sản phẩm thế mạnh, cho giá trị vượt trội, một trong số đó là hồng không hạt.
Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra tại Đồng Tháp

Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra tại Đồng Tháp

LNV - Ngày 14/9/2024, tại Đồng Tháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức “Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc”. Hội nghị có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông Phùng Đức Tiến; Cục trưởng Cục Thú y, ông Nguyễn Văn Long, cùng nhiều lãnh đạo bộ, ngành trung ương. Phía Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp có Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, ông Phạm Thiện Nghĩa, cùng lãnh đạo các sở ngành và địa phương.
Đậm đà hương vị tương nếp truyền thống Tân Đức

Đậm đà hương vị tương nếp truyền thống Tân Đức

LNV – Nghề làm tương nếp ở xã Tân Đức (nay là P. Minh Nông, TP. Việt Trì, Phú Thọ) có truyền thống hơn 40 năm đang được người dân và chính quyền địa phương tập trung đầu tư xây dựng thương hiệu và phát triển thành sản phẩm đạt chuẩn OCOP.
Bình Định khánh thành tuyến đường ven biển gần 790 tỉ đồng vào dịp Quốc khánh

Bình Định khánh thành tuyến đường ven biển gần 790 tỉ đồng vào dịp Quốc khánh

LNV - Trong không khí vui tươi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), UBND tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ khánh thành dự án Tuyến đường kết nối đường ven biển (ĐT.639), trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn.
Hữu Bằng - Điểm sáng trong phát triển kinh tế làng nghề

Hữu Bằng - Điểm sáng trong phát triển kinh tế làng nghề

LNV - Hữu Bằng là xã chỉ có một làng và được gọi “nhất xã nhất thôn” thuộc huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội. Với mô hình này, Hữu Bằng không chỉ là một xã mà còn là một làng, tạo nên cộng đồng gắn kết và đầy năng động. Đây là nơi mà mỗi ngôi nhà, mỗi con phố đều mang đậm dấu ấn của văn hóa làng nghề truyền thống, sự phồn thịnh của vùng đất đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Bình Định thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư UAE

Bình Định thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư UAE

LNV - Ngày 26/8 tại thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng có buổi làm việc với Tiến sĩ Bader Almatrooshi, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) tại Việt Nam trong khuôn khổ tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp UAE – Việt Nam 2024.
Hà Giang: Làm giàu từ mô hình chăn nuôi ngựa

Hà Giang: Làm giàu từ mô hình chăn nuôi ngựa

LNV - Đó là mô hình chăn nuôi ngựa của gia đình anh Vàng Mí Dành, thôn Pắc Ngàm, xã Lao Và Chải (Yên Minh). Từ năm 2019 đến nay, hàng năm, đàn ngựa đem về thu nhập cho gia đình anh Dành từ 150 – 200 triệu đồng.
Thanh Hoá: Mô hình nông nghiệp tuần hoàn không rác thải - Hướng tới nông nghiệp an toàn, bền vững

Thanh Hoá: Mô hình nông nghiệp tuần hoàn không rác thải - Hướng tới nông nghiệp an toàn, bền vững

LNV - Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn không phát sinh rác thải. Bước đầu các mô hình đã mang lại hiệu quả tích cực về chất lượng và kinh tế, đồng thời góp phần hạn chế các tác động tiêu cực từ sản xuất đối với môi trường.
DMD Việt Nam có thêm địa chỉ phân phối mới DMD MART Hà Nguyễn

DMD Việt Nam có thêm địa chỉ phân phối mới DMD MART Hà Nguyễn

LNV - Ngày11/8/2024, tại số nhà 84 - An Thái - khu 2, P. Bình Hàn, TP. Hải Dương, Nhà phân phối (NPP) Hà Nguyễn đã phối hợp với Trung tâm phát triển dự án bảo vệ môi trường tổ chức sự kiện bình ổn giá và phát động chiến dịch "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam". Sự kiện này tập trung vào việc giới thiệu và quảng bá các sản phẩm hóa mỹ phẩm sinh học và thực phẩm chức năng, với mục tiêu nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các sản phẩm chất lượng cao, thân thiện với môi trường do Công ty CP đầu tư xuất nhập khẩu và sản xuất DMD Việt Nam sản xuất.
Giá cà phê trong nước và thế giới đảo chiều, dự báo còn biến động mạnh

Giá cà phê trong nước và thế giới đảo chiều, dự báo còn biến động mạnh

LNV - Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg, trong khi giá thế giới quay đầu giảm trên cả 2 sàn giao dịch. Dự báo thị trường cà phê sẽ tiếp tục có những biến động mạnh trong thời gian sắp tới.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Rượu Lừng Hồng -  Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình

OVN - Thời gian qua, Thái Bình đã thúc đẩy sản phẩm OCOP bằng cách đẩy mạnh liên kết, qua đó tạo động lực thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa bền vững.
100 gian hàng OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ được giới thiệu tại huyện Thanh Trì

100 gian hàng OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ được giới thiệu tại huyện Thanh Trì

OVN - Tối 4-10, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

LNV - Trong 2 ngày 26 - 27/9, các đoàn kiểm tra của thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) đã tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn điện đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn phường Phong Khê- làng nghề ô nhiễm nhất tỉnh Bắc Ninh. Đã có 12 cơ sở sản xuất giấy ở Phong Khê viết đơn xin dừng hoạt động.
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), ngày 20/9, Đảng ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Cẩm Thanh, TP. Hội An cho hay, vừa tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày đồng khởi giải phóng xã Cẩm Thanh (27/9/1964 - 27/9/2024). Đây là dịp để ôn lại trang sử hào hùng của quân và dân địa phương trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn

LNV - Ngày 25/6, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) trung ương đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của Chương trình OCOP, chương trình đã bước sang năm thứ sáu và đang tiếp tục được triển khai rộng khắp trên cả nước.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động