Hà Nội: 36°C Hà Nội
Đà Nẵng: 33°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 36°C Thừa Thiên Huế

Tục thờ tổ nghề rèn của người Nùng An ở Phja Chang

LNV - Người Nùng An tại làng nghề rèn truyền thống Phja Chang, xã Phúc Sen (Quảng Hòa) ngoài thờ cúng tổ tiên trong nhà, thờ cúng trong bản (thổ công) thì còn có tục thờ cúng tổ nghề rèn. Đây là nét riêng trong văn hóa của người dân làng nghề rèn Phja Chang, thể hiện lòng biết ơn đối với người có công truyền dạy và mở mang nghề đem lại cuộc sống ấm no cho dân làng.


Sau lễ cúng tổ nghề tại lò rèn, Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam 2020 Nông Văn Tuấn, xóm Phja Chang, xã Phúc Sen (Quảng Hòa) nhóm lửa rèn dụng cụ với ý nghĩa mong cả năm lò rèn luôn đỏ lửa.

Nghề rèn truyền thống ở Phja Chang có từ bao giờ và do ai truyền dạy? Đây luôn là câu hỏi mọi người thường quan tâm bên cạnh sản phẩm rèn nổi tiếng của người Nùng An. Hiện nay, qua các câu chuyện truyền khẩu của các vị cao niên trong làng kể lại, có hai câu chuyện nhuốm màu huyền tích vẫn được người dân nơi đây kể lại để lý giải nghề rèn và người truyền dạy nghề rèn truyền thống ở Phja Chang.

Câu chuyện thứ nhất kể rằng, ngày xưa gia đình họ Hoàng có nghề rèn sắt di cư từ Trung Quốc sang đến Phja Chang thì quyết định dựng lò rèn sinh cơ lập nghiệp. Gia đình họ Hoàng ban đầu tập hợp 2 - 3 gia đình trong xóm cùng làm các sản phẩm phục vụ lao động, sản xuất: cuốc, dao…

Sau này các sản phẩm làm ra được nhiều người vùng khác biết đến và đặt làm ngày càng nhiều nên gia đình họ Hoàng truyền lại cho những gia đình trong xóm cùng sản xuất, phục vụ nhu cầu người dân dùng dụng cụ để khai khẩn đất đai, xây dựng nhà ở, sản xuất. Từ đó, nghề rèn ở Phja Chang tồn tại, phát triển từ đời này sang đời khác cho đến hôm nay.

Câu chuyện thứ hai lý giải rằng, nghề rèn Phja Chang là kế thừa nghề rèn từ thời nhà Mạc lên Cao Bằng để lại. Chuyện kể rằng, những năm tháng nhà Mạc đóng phiên triều ở Cao Bằng đã mở các lò rèn ở châu Quảng Uyên (nay là huyện Quảng Hòa) để rèn đúc vũ khí. Sau khi nhà Mạc tan rã, các thợ rèn di tản vào sống cùng với người dân địa phương.

Khi người Nùng An ở Phja Chang đến cư trú, việc đầu tiên là họ đi tìm người thợ rèn sắt để chế tác các dụng cụ lao động. Sau bao ngày tìm kiếm, người Nùng An ở Phja Chang đã gặp được ông lão thợ rèn già không rõ quê quán đang rèn dao trong một túp lều nhỏ ở gần chợ châu Quảng Uyên. Thấy lão thợ rèn đã già yếu lại không có gia đình nên người dân Phja Chang bàn nhau dựng căn nhà nhỏ và đón lão thợ rèn về sống ở bản.

Cảm kích trước tấm lòng của dân bản, lão thợ rèn đã truyền nghề rèn cho người dân Phja Chang. Sau này tuổi cao, ông lão chết ngay bên lò rèn. Người dân an táng chu đáo và vào dịp lễ, Tết, ngày mùng một, ngày rằm luôn nhớ thắp hương tại lò rèn của ông lão và lò rèn của mình với ý nghĩa thành kính, tưởng nhớ tới lão thợ rèn già, coi lão như ông tổ nghề rèn ở Phja Chang.

Cả hai câu chuyện đều không rõ thực hư và độ chính xác về nguồn gốc ra đời của nghề rèn cũng như ông tổ nghề tại Phja Chang. Những câu chuyện trên cần tiếp tục được xem xét dưới nhiều góc độ và nghiên cứu thêm. Nhưng trong tâm thức chung của người Phja Chang từ bao đời nay luôn cho rằng có một ông tổ nghề được người dân gọi là “lạo pjấu tróo lếch” (ông tổ nghề rèn). Với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, nhà các thợ rèn ở Phja Chang đều lập bàn thờ ông tổ nghề ngay tại lò rèn.

Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam 2020 (sản xuất dao, kéo, nông cụ) Nông Văn Tuấn, xóm Phja Chang, xã Phúc Sen cho biết: Theo như cha ông truyền lại, lễ cúng tổ nghề được người dân làng nghề rèn truyền thống ở Phja Chang tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán và rằm tháng Bảy.

Vào dịp Tết Nguyên đán, từ đêm 30 Tết, các thợ rèn cất hết đồ nghề và quét dọn lò rèn sạch sẽ. Để tẩy uế trừ tà và đón mừng năm mới, họ cắm một cành lá bưởi lên lò rèn và cắm cành lá bưởi trước cửa nhà. Suốt đêm 30 Tết thắp hương ở lò rèn như thắp hương ở ban thờ tổ tiên để đón tổ tiên về ăn Tết với con cháu, phù hộ cho lò rèn của họ luôn đỏ lửa và vang tiếng búa đe.

Sáng mùng một Tết làm cơm cúng tổ tiên xong, người dân bê mâm cơm cúng đó ra ngoài sàn để cúng ông tổ nghề. Đồ cúng gồm: 1 con gà sống, 1 kg thịt lợn, 1 cặp bánh dày, 10 phong bánh khảo, rượu, vàng hương... Từ đêm 30 Tết cho đến hết ngày mùng một, người dân nơi đây sẽ thắp hương liên tục tại lò rèn.

Sáng mùng một Tết, người thợ rèn chính trong gia đình sẽ nhóm lửa lò rèn và rèn một vài dụng cụ với ý nghĩa mong cả năm lò rèn luôn được đỏ lửa, làm được nhiều sản phẩm tốt và mua may, bán đắt. Vào dịp rằm tháng Bảy, lễ cúng tổ nghề rèn cũng được tiến hành sau khi làm cơm cúng tổ tiên và cúng thổ công đầu làng.

Nhìn chung, lễ cúng tổ nghề của người Nùng An ở làng rèn truyền thống Phja Chang có quy mô nhỏ nhưng là một trong những tục lệ đặc trưng của nghề thủ công truyền thống. Qua nghi lễ thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, nhớ ơn tổ tiên đã sáng lập ra nghề, truyền thụ nghề cho con cháu để đời đời con cháu, làng, xã được danh tiếng, hiển vinh. Đồng thời cho thấy sự tôn trọng thế giới tự nhiên, siêu nhiên và tinh thần đoàn kết của các thợ rèn, lò rèn ở Phja Chang. Đây là yếu tố quan trọng để cố kết, duy trì làng nghề rèn truyền thống.

Theo Thúy Hằng

Tin liên quan

Tin mới hơn

Chả cá Lã Vọng -  đặc sản đất Hà thành

Chả cá Lã Vọng - đặc sản đất Hà thành

LNV - Chả cá Lã Vọng - một món ẩm thực đặc trưng của Hà Nội. Miếng chả cá vàng ruộm, thơm lừng ăn kèm húng láng, thìa là, rau mùi cùng ớt tươi và mắm tôm - những thứ gia vị độc đáo chỉ có ở món này.
Khai mạc Triển lãm ảnh nghệ thuật Mưa đỏ: Tri ân từ khuôn hình

Khai mạc Triển lãm ảnh nghệ thuật Mưa đỏ: Tri ân từ khuôn hình

LNV - Chiều nay (17/7), tại Hội trường đa năng - Điện ảnh Quân đội nhân dân, 17 Lý Nam Đế, Hà Nội diễn ra lễ khai mạc Triển lãm ảnh nghệ thuật “Mưa đỏ”, một hoạt động nghệ thuật ý nghĩa để khởi động cho phim điện ảnh cùng tên do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất, hướng tới kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.
"Việt Nam Bách Nghệ" tái hiện các làng nghề thủ công truyền thống Việt

"Việt Nam Bách Nghệ" tái hiện các làng nghề thủ công truyền thống Việt

LNV - Phiên bản mới của "Việt Nam Bách Nghệ" dùng vũ đạo, xiếc và hiệu ứng thị giác để tái hiện không gian, kỹ thuật và tinh thần của các làng nghề truyền thống Việt Nam.
9 Di sản Thế giới ở Việt Nam được UNESCO vinh danh

9 Di sản Thế giới ở Việt Nam được UNESCO vinh danh

LNV - Tính đến tháng 7/2025, Việt Nam có 9 Di sản thế giới được UNESCO công nhận, gồm 6 Di sản Văn hóa thế giới, 2 Di sản Thiên nhiên thế giới, và 1 Di sản hỗn hợp Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

LNV - Sở hữu nhiều đầm sen lớn, ẩn chứa bao giá trị văn hóa, lịch sử của mảnh đất ngàn năm văn hiến, Hà Nội đang nỗ lực xây dựng nhiều sản phẩm trải nghiệm sen độc đáo, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước. Cách làm này góp phần định vị thương hiệu du lịch sen trong lòng địa danh Hà Nội.
Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"

LNV - Trong những ngày đầu triển khai mô hình chính quyền hai cấp sau sáp nhập, lãnh đạo tỉnh Gia Lai trực tiếp đến từng xã, phường để kiểm tra thực tế, lắng nghe tâm tư, tháo gỡ vướng mắc và truyền đi thông điệp chính quyền phải gần dân hơn, cán bộ phải vì dân nhiều hơn.

Tin khác

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới

LNV - Mỗi chặng đường phát triển của đất nước đều để lại dấu ấn kinh tế rất riêng - khi là thành tựu, lúc lại là những bài học sâu sắc. “Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá”, cuốn sách được chắp bút bởi hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản và phát hành, là một nỗ lực ghi lại hành trình ấy bằng thái độ khoa học nghiêm túc, cái nhìn đa chiều và tinh thần trách nhiệm cao độ.
Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

LNV - Tỉnh Ninh Bình hiện sở hữu hơn 5.000 di tích lịch sử, văn hóa và khoảng 750 lễ hội truyền thống được duy trì và tổ chức hàng năm. Những lễ hội không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, lịch sử mà còn trở thành sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

LNV - Nhằm giáo dục ý thức cho học trò về văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số, ngành GD Lạng Sơn tổ chức nhiều hoạt động thực tế.
Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

LNV - Lan tỏa tư tưởng Hồ Chí Minh giúp doanh nghiệp gìn giữ giá trị cốt lõi, tạo nên văn hóa ứng xử chuyên nghiệp và trách nhiệm xã hội trong thời hội nhập. Vừa qua, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã tổ chức chương trình “Diễn đàn đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp thời kỳ hội nhập hướng đến phát triển bền vững” năm 2025.
Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

LNV - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội đã công bố điểm thi và điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 đối với 119 trường THPT công lập không chuyên và 4 trường chuyên. Sau khi nhận phiếu báo kết quả thi, thí sinh trúng tuyển cần thực hiện thủ
Vào hạ

Vào hạ

LNV - Trong vòng luân chuyển của thời gian, những khoảng khắc giao mùa luôn ngưng đọng trong tâm hồn mỗi người những xúc cảm mãnh liệt nhất. Những cung bậc tâm hồn ấy dường như được cộng hưởng bởi sự đổi thay của thiên nhiên và cảnh vật vô cùng mẫn cảm.
Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

LNV - Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các tôn giáo không chỉ đóng vai trò tín ngưỡng mà còn là những trụ cột tinh thần, tham gia vào việc ổn định xã hội, điều tiết đời sống văn hóa và phản ánh tâm thế con người trước các biến động lịch sử. Cuốn sách “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành là một công trình chuyên khảo có giá trị, làm nổi bật vai trò của Đạo giáo, đặc biệt là hệ thống các quán Đạo giáo trong giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam thế kỷ XVI - XVII.
Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

LNV - Trong hệ thống thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, những công trình như đình, chùa, đền, miếu đã được nghiên cứu sâu rộng và trở thành biểu tượng quen thuộc trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, các quán Đạo giáo, nơi thờ phụng các vị thần của Đạo giáo lại là mảng màu còn thiếu trong bức tranh toàn cảnh ấy. Cuốn sách “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành năm 2025, là một công trình chuyên khảo có giá trị, góp phần lấp đầy khoảng trống học thuật và nhận thức xã hội về loại hình di tích tôn giáo đặc biệt này.
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở Việt Nam, lại đang dần rơi vào quên lãng. Không chỉ thiếu các công trình nghiên cứu chuyên sâu, nhiều quán Đạo giáo còn bị hiểu sai, bị đồng nhất với kiến trúc chùa hay đền, dẫn đến việc tu bổ, trùng tu sai lệch, thậm chí là mất dấu. Trong bối cảnh đó, công trình chuyên khảo “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành như một tiếng chuông đánh thức, nhấn mạnh giá trị lịch sử - tôn giáo - nghệ thuật đặc sắc của các quán Đạo giáo, đồng thời kêu gọi sự quan tâm đúng mức của cộng đồng và các nhà quản lý văn hóa.
Khi vũ điệu Chăm làm

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ

LNV - Trong không gian thiêng của tháp cổ, mỗi điệu múa Chăm là một thực hành văn hóa sống động, minh chứng cho sự thành công của công tác bảo tồn di sản.
Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

LNV - Ngày đầu tháng Bảy năm 2025, một ngày ghi vào lịch sử hành chính của đất nước, ngày mà chính quyền tỉnh Gia Lai mới chính thức bước vào hoạt động, mở ra hành trình mới mang khát vọng phát triển thịnh vượng và bền vững.
“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

LNV - Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, tên tuổi các chúa Nguyễn luôn gắn liền với những quyết sách mang tính chiến lược, thể hiện tầm nhìn xa và và sự khôn khéo của các chúa Nguyễn trong cách thiết lập quan hệ bang giao với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6 năm 2025, là một công trình góp phần tái hiện sinh động một thời đoạn lịch sử thông qua lăng kính kể chuyện đặc sắc.
Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

LNV - “Làm báo như viết một bản nhạc, như gieo một câu thơ” - đó là cách nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình quan niệm về nghề làm báo. Những vai trò tưởng chừng tách biệt ấy lại hòa quyện, nâng đỡ nhau, tạo nên một phong cách làm báo riêng với ý niệm chuyển hóa nhân văn, hướng tới những điều tốt đẹp.
Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

LNV - Thành đoàn Hà Nội đã tuyển chọn và tập huấn cho hơn 8.000 tình nguyện viên, bảo đảm mỗi cổng trường có 25 - 30 tình nguyện viên làm nhiệm vụ phân luồng giao thông, hướng dẫn thí sinh, cung cấp nước uống và hỗ trợ tìm phòng thi…
Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân

LNV - Trước thời khắc lịch sử hợp nhất với Gia Lai, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII đã hoàn thành chặng đường nhiệm kỳ 2021–2026 với nhiều dấu ấn nổi bật, thể hiện vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Khai mạc Hội nghị Trung ương 12

Khai mạc Hội nghị Trung ương 12

LNV – Hội nghị Trung ương 12 chính thức khai mạc sáng nay (18/7) tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị diễn ra trong không khí cả nước đang tràn đầy phấn khởi, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của dân tộc và quyết tâm thực hiệ
Hà Nội: Hàng loạt biệt thự, nhà cao tầng xây trái phép trên đất cụm công nghiệp làng nghề

Hà Nội: Hàng loạt biệt thự, nhà cao tầng xây trái phép trên đất cụm công nghiệp làng nghề

LNV - Lợi dụng quá trình chuyển đổi, một số cá nhân đã xây dựng nhà kiên cố cao 5-7 tầng, rộng hàng nghìn mét vuông tại Cụm công nghiệp làng nghề Tân Triều.
Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch

LNV - Các làng nghề nước mắm truyền thống ở Hà Tĩnh hút khách du lịch nhờ hương vị đậm đà, quy trình chế biến thủ công và trải nghiệm văn hóa độc đáo ven biển.
Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0

Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0

LNV - Vùng Đông Nam Bộ có tốc độ đô thị hóa nhanh. Nhiều năm qua, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh nghề truyền thống dần dần chuyển sang nghề khác, chủ yếu là thương mại - dịch vụ.
Hà Nội tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Hà Nội tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

LNV - UBND Thành phố Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành Kế hoạch liên tịch số 185/KHLT-UBND-BNNMT về việc phối hợp tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025.
Giao diện di động