Tục thờ tổ nghề rèn của người Nùng An ở Phja Chang
Sau lễ cúng tổ nghề tại lò rèn, Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam 2020 Nông Văn Tuấn, xóm Phja Chang, xã Phúc Sen (Quảng Hòa) nhóm lửa rèn dụng cụ với ý nghĩa mong cả năm lò rèn luôn đỏ lửa.
Nghề rèn truyền thống ở Phja Chang có từ bao giờ và do ai truyền dạy? Đây luôn là câu hỏi mọi người thường quan tâm bên cạnh sản phẩm rèn nổi tiếng của người Nùng An. Hiện nay, qua các câu chuyện truyền khẩu của các vị cao niên trong làng kể lại, có hai câu chuyện nhuốm màu huyền tích vẫn được người dân nơi đây kể lại để lý giải nghề rèn và người truyền dạy nghề rèn truyền thống ở Phja Chang.
Câu chuyện thứ nhất kể rằng, ngày xưa gia đình họ Hoàng có nghề rèn sắt di cư từ Trung Quốc sang đến Phja Chang thì quyết định dựng lò rèn sinh cơ lập nghiệp. Gia đình họ Hoàng ban đầu tập hợp 2 - 3 gia đình trong xóm cùng làm các sản phẩm phục vụ lao động, sản xuất: cuốc, dao…
Sau này các sản phẩm làm ra được nhiều người vùng khác biết đến và đặt làm ngày càng nhiều nên gia đình họ Hoàng truyền lại cho những gia đình trong xóm cùng sản xuất, phục vụ nhu cầu người dân dùng dụng cụ để khai khẩn đất đai, xây dựng nhà ở, sản xuất. Từ đó, nghề rèn ở Phja Chang tồn tại, phát triển từ đời này sang đời khác cho đến hôm nay.
Câu chuyện thứ hai lý giải rằng, nghề rèn Phja Chang là kế thừa nghề rèn từ thời nhà Mạc lên Cao Bằng để lại. Chuyện kể rằng, những năm tháng nhà Mạc đóng phiên triều ở Cao Bằng đã mở các lò rèn ở châu Quảng Uyên (nay là huyện Quảng Hòa) để rèn đúc vũ khí. Sau khi nhà Mạc tan rã, các thợ rèn di tản vào sống cùng với người dân địa phương.
Khi người Nùng An ở Phja Chang đến cư trú, việc đầu tiên là họ đi tìm người thợ rèn sắt để chế tác các dụng cụ lao động. Sau bao ngày tìm kiếm, người Nùng An ở Phja Chang đã gặp được ông lão thợ rèn già không rõ quê quán đang rèn dao trong một túp lều nhỏ ở gần chợ châu Quảng Uyên. Thấy lão thợ rèn đã già yếu lại không có gia đình nên người dân Phja Chang bàn nhau dựng căn nhà nhỏ và đón lão thợ rèn về sống ở bản.
Cảm kích trước tấm lòng của dân bản, lão thợ rèn đã truyền nghề rèn cho người dân Phja Chang. Sau này tuổi cao, ông lão chết ngay bên lò rèn. Người dân an táng chu đáo và vào dịp lễ, Tết, ngày mùng một, ngày rằm luôn nhớ thắp hương tại lò rèn của ông lão và lò rèn của mình với ý nghĩa thành kính, tưởng nhớ tới lão thợ rèn già, coi lão như ông tổ nghề rèn ở Phja Chang.
Cả hai câu chuyện đều không rõ thực hư và độ chính xác về nguồn gốc ra đời của nghề rèn cũng như ông tổ nghề tại Phja Chang. Những câu chuyện trên cần tiếp tục được xem xét dưới nhiều góc độ và nghiên cứu thêm. Nhưng trong tâm thức chung của người Phja Chang từ bao đời nay luôn cho rằng có một ông tổ nghề được người dân gọi là “lạo pjấu tróo lếch” (ông tổ nghề rèn). Với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, nhà các thợ rèn ở Phja Chang đều lập bàn thờ ông tổ nghề ngay tại lò rèn.
Nghệ nhân Làng nghề Việt Nam 2020 (sản xuất dao, kéo, nông cụ) Nông Văn Tuấn, xóm Phja Chang, xã Phúc Sen cho biết: Theo như cha ông truyền lại, lễ cúng tổ nghề được người dân làng nghề rèn truyền thống ở Phja Chang tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán và rằm tháng Bảy.
Vào dịp Tết Nguyên đán, từ đêm 30 Tết, các thợ rèn cất hết đồ nghề và quét dọn lò rèn sạch sẽ. Để tẩy uế trừ tà và đón mừng năm mới, họ cắm một cành lá bưởi lên lò rèn và cắm cành lá bưởi trước cửa nhà. Suốt đêm 30 Tết thắp hương ở lò rèn như thắp hương ở ban thờ tổ tiên để đón tổ tiên về ăn Tết với con cháu, phù hộ cho lò rèn của họ luôn đỏ lửa và vang tiếng búa đe.
Sáng mùng một Tết làm cơm cúng tổ tiên xong, người dân bê mâm cơm cúng đó ra ngoài sàn để cúng ông tổ nghề. Đồ cúng gồm: 1 con gà sống, 1 kg thịt lợn, 1 cặp bánh dày, 10 phong bánh khảo, rượu, vàng hương... Từ đêm 30 Tết cho đến hết ngày mùng một, người dân nơi đây sẽ thắp hương liên tục tại lò rèn.
Sáng mùng một Tết, người thợ rèn chính trong gia đình sẽ nhóm lửa lò rèn và rèn một vài dụng cụ với ý nghĩa mong cả năm lò rèn luôn được đỏ lửa, làm được nhiều sản phẩm tốt và mua may, bán đắt. Vào dịp rằm tháng Bảy, lễ cúng tổ nghề rèn cũng được tiến hành sau khi làm cơm cúng tổ tiên và cúng thổ công đầu làng.
Nhìn chung, lễ cúng tổ nghề của người Nùng An ở làng rèn truyền thống Phja Chang có quy mô nhỏ nhưng là một trong những tục lệ đặc trưng của nghề thủ công truyền thống. Qua nghi lễ thể hiện tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, nhớ ơn tổ tiên đã sáng lập ra nghề, truyền thụ nghề cho con cháu để đời đời con cháu, làng, xã được danh tiếng, hiển vinh. Đồng thời cho thấy sự tôn trọng thế giới tự nhiên, siêu nhiên và tinh thần đoàn kết của các thợ rèn, lò rèn ở Phja Chang. Đây là yếu tố quan trọng để cố kết, duy trì làng nghề rèn truyền thống.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ
14:07 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn
11:01 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 | 01/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”
09:54 | 28/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT
10:19 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân
09:14 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới
09:15 | 25/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới
10:03 | 23/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 | 21/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc
10:07 | 18/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025
10:35 | 17/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Ấn tượng đêm chung kết Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025
23:09 | 15/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em
15:45 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định cầu nối những tấm lòng nhân ái
15:45 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, Nhà văn Hồ Quang Lợi ra mắt sách “Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút”
15:43 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai: Huyện Ia Pa vận động gần 2 tỷ đồng ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát
15:43 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bệnh viện Đa khoa Vân Đình hướng tới sự hài lòng của người bệnh
15:40 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Những ngôi nhà mang giá trị nhân văn
15:39 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người khôi phục gốm sứ Chu Đậu từ đáy biển
15:39 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người làng nghề
15:39 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội luật gia huyện Ba Vì hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ được giao
15:38 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”
09:18 Tin tức

Gia Lai vùng đất hợp nhất giữa đại ngàn và biển xanh hội tụ
09:17 Du lịch làng nghề

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới