Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Tr’záo - nét đẹp văn hóa của đồng bào Cơ Tu ở vùng cao Quảng Nam

LNV - Mùa Xuân về cũng là mùa Tr’záo của người Cơ Tu sinh sống trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam. Đối với đồng bào Cơ Tu, dù giàu hay nghèo, hàng năm vẫn duy trì tục Tr’záo thăm hỏi giữa cha mẹ với sui gia, con gái hoặc anh em trai với chị em gái đã đi lấy chồng xa. Đây là một tập tục “thăm viếng nhau” của đồng bào Cơ Tu luôn được gìn giữ từ bao đời nay khi xuân đến Tết về.


Các sơn nữ Cơ Tu thường mang gùi “Khách Tà mòi” làm tăng phần duyên dáng.


Hàng năm, khi tiếng chim pricoh kêu lảnh lót và hoa lan rừng đua nở khắp núi rừng báo hiệu mùa xuân lại về trên rừng Trường Sơn- nơi ngụ cư lâu đời của đồng bào Cơ Tu ở miền Tây tỉnh Quảng Nam. Những năm trước đây, người Cơ Tu thường ăn cái Tết riêng của họ, tức là Tết ăn cơm mới sau mỗi vụ mùa. Vài năm trở lại đây, Tết cổ truyền của người Kinh đã trở thành cái Tết cho người Cơ Tu. Tuy nhiên, người Cơ Tu vẫn giữ được nét văn hóa “ngày Tết” riêng biệt của dân tộc mình.

Lúc bấy giờ, công việc nương rẫy tạm xong, lúa, bắp (ngô) đã được phơi khô cất vào nhà kho, đồng bào Cơ Tu lục tục rời những nhà tạm trong rẫy ở trong rừng để về làng chuẩn bị đón Tết. Ngày nay, cùng ăn Tết với người Kinh, đồng bào Cơ Tu cũng gói bánh cuốt, bánh tét, bánh chưng, trước để cúng Yàng, sau để ăn và đãi khách cũng như chuẩn bị quà Tết đi thăm nhau trong tục Tr’záo vào mùa xuân của người Cơ Tu. Tuy nhiên, đồng bào thường chọn vào thời điểm trước và sau Tết Nguyên Đán.


Hai gia đình sui gia, thông gia vui vẻ bên mâm cỗ truyền thống và hát lý, nói lý của người Cơ Tu trong tục Tr’záo mùa xuân.


Theo già làng Y Kông (93 tuổi, trú thôn Tống Coói, xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) cho hay, tục Tr’záo tùy theo từng địa phương cư trú mà tập tục này được gọi các tên gọi khác nhau như: Tà moòi, Tr’záo hay R’záo… luôn được đồng bào Cơ Tu duy trì và gìn giữ từ lâu đời. Tục Tr’záo không mang tính chất lãng phí hoặc mê tín dị đoan, mà đó là một cầu nối tình cảm thân thiết giữa bà con thông gia, sui gia với nhau. Khi xuân về Tết đến, mùa Tr’záo lại rộn ràng, nhộn nhịp khắp nơi từ Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang trên dãy Trường Sơn.

Theo các bậc cao niên người Cơ Tu, hằng năm khi xuân đến Tết về, mỗi gia đình người Cơ Tu vùng núi Quảng Nam dù giàu hay nghèo, thì đều muốn được đi Tr’záo 1 lần trong năm để thăm viếng bà con, anh em họ hàng, sui gia lẫn nhau ở làng khác. Theo phong tục truyền thống của đồng bào Cơ Tu, trước khi vào ngày hội Tr’záo, gia đình nhà gái sẽ chuẩn bị một số món quà để tặng cho gia đình nhà trai. Đó có thể là ché rượu cần, nếp xôi, thổ cẩm, cùng với những món ẩm thực truyền thống khác như: Cá suối, thịt gà, vịt…


Các món ngon truyền thống của người Cơ Tu trong tục Tr’záo


Già làng Alăng Bảy (89 tuổi, trú thôn Bhờ Hôồng1, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) cho hay, Tr’záo có nghĩa là viếng thăm, mỗi lần bà con đi Tr’záo, phải chuẩn bị những đồ ăn, thức uống thật chu đáo. Trước khi đi, tùy thuộc ở họ hàng, anh em, bà con thân thuộc đông hay ít và tùy vào hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình mà làm bánh, hay nấu xôi hoặc chuẩn bị thực phẩm heo gà, vịt, cá, ếch... nhiều hay ít như một “lễ cưới nhỏ”. Khi mọi việc chuẩn bị xong, họ cho xôi nếp cẩm, bánh cuốt cùng những gói cá, ếch, thịt heo... vào trong một hoặc nhiều cái gùi nhỏ (loại gùi này còn gọi là “Khách Tà mòi”) và “gùi” đến nhà con gái làm dâu (nhà trai).


Phái đoàn nhà gái đến thăm nhà trai trong tục Tr’záo.


Già làng Alăng Đàn (76 tuổi, trú tại thôn A Rớt, xã A Nông, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) cho hay, xưa kia do phương tiện giao thông, liên lạc, đường sá đi lại còn khó khăn, cách trở nên con gái đi lấy chồng xa ít dịp hoặc không có dịp về thăm cha mẹ, anh chị em trong gia đình nên tục Tr’záo do người xưa “thiết kế” nhằm tạo điều kiện cha mẹ, anh chị em thăm con gái đồng thời thăm sui gia, thông gia luôn. Nếu nhà gần, thì đi và về trong ngày. Nhưng thông thường, rất ít khi gia đình nhà trai để đoàn nhà gái trở về trong ngày, bởi họ muốn tạo không gian đoàn tụ đầu năm vui vẽ, ấm áp cho hai bên gia đình. Đôi khi, có những chuyến đi dài ngày để thăm dòng họ hoặc bà con thân thuộc có chồng làm ăn sinh sống ở tận bên nước bạn Lào anh em.


Hội làng ở vùng cao


Già làng Phạm Văn Krới (68 tuổi, trú thôn Ban Mai, xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) cho hay, Khi đến nhà sui gia, bố mẹ hoặc anh em vợ nhà gái sẽ được anh hoặc em rể bên nhà trai niềm nở đón tiếp. Tối đến, sui gia nhà trai mời họ hàng thân thích về nhà mình quây quần bên “mâm cơm đặc sản” cùng cha mẹ hoặc anh em trai bên nhà gái ăn và uống rượu tà vạt, rượu tr’đin, rượu cần, trò chuyện... Bắt đầu từ mâm cơm ấy, hai bên gia đình có những câu hát lý hỏi thăm sức khỏe, công việc làm ăn, nương rẫy, những lời khuyên bảo con cháu được mọi người nói lý, hát lý (đối đáp) với nhau.

“Trong dịp tổ chức tục Tr’záo, gia đình nhà trai thường đáp lễ bằng các tặng phẩm giá trị như: Thịt heo, chiêng, ché, bánh kẹo, trà, thuốc, rượu chai… cho gia đình nhà gái. Tuy nhiên, nếu trường hợp hoàn cảnh nhà trai quá khó khăn, không lo nổi phần lễ tiếp đón chu đáo cho nhà gái thì nhà trai sẽ mang toàn bộ món quà của nhà gái đến để tặng lại cho nhà chị hoặc em gái của mình với mục đích “xin” hỗ trợ tiếp đón giúp cho nhà gái (người Cơ Tu gọi đó là víh ch’na). Còn nếu nhà trai có đủ điều kiện để đáp trả lễ nghĩa thì sau đó vẫn đem một phần quà này sang nhà chị hoặc em gái của mình để báo tin…”- Già Làng Alăng Đàn tâm sự.

Già làng Đinh Văn Bớt (76 tuổi, trú thôn Đhami, xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) cho hay, khi màn đêm buông xuống, nhà trai mời họ hàng thân thích đến nhà mình quây quần bên mâm rượu. Những câu hát lý cũng được cất lên từ mâm rượu, mọi người đối đáp với nhau, thắt chặt tình cảm anh em thắm thiết… Lúc bấy giờ, đêm đã về khuya, giữa cái lạnh khi xuân về của đại ngàn Trường Sơn, bếp lửa nhà sàn càng thêm ấm hơn khi mọi người uống rượu và hát lý đối đáp với nhau nhiều hơn, ai nghe được, hát được thì đối đáp, còn không thì ngồi nghe hát. Khi tiếng gà trong làng cất tiếng gáy canh ba, báo hiệu một ngày mới bắt đầu, thì cũng là lúc mọi người cùng đứng dậy với lời chào lưu luyến. Con gái tiễn cha mẹ, anh chị em của mình ra tận đầu làng và mong chờ một mùa hội Tr’záo năm sau.

Ông Palăng Bưng, Phó trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện Tây Giang cho hay, tục Tr’záo là một nét đẹp văn hóa mang đậm giá trị nhân văn sâu sắc chỉ có của đồng bào Cơ Tu vùng cao Quảng Nam mới có. Đây là tập tục được đồng bào Cơ Tu duy trì nhằm mục đích thăm hỏi giữa cha mẹ với con gái hoặc anh/em trai với chị/em gái đã đi lấy chồng xa. Ngoài ra, còn tạo sự gắn kết tình cảm giữa hai nhà thông gia, sui gia thêm bền chặt.

Bài, ảnh: Tiên Sa

Tin liên quan

Tin mới hơn

9 Di sản Thế giới ở Việt Nam được UNESCO vinh danh

9 Di sản Thế giới ở Việt Nam được UNESCO vinh danh

LNV - Tính đến tháng 7/2025, Việt Nam có 9 Di sản thế giới được UNESCO công nhận, gồm 6 Di sản Văn hóa thế giới, 2 Di sản Thiên nhiên thế giới, và 1 Di sản hỗn hợp Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội

LNV - Sở hữu nhiều đầm sen lớn, ẩn chứa bao giá trị văn hóa, lịch sử của mảnh đất ngàn năm văn hiến, Hà Nội đang nỗ lực xây dựng nhiều sản phẩm trải nghiệm sen độc đáo, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước. Cách làm này góp phần định vị thương hiệu du lịch sen trong lòng địa danh Hà Nội.
Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"

Gia Lai quyết liệt vận hành hiệu quả chính quyền hai cấp "gần dân, sát dân, vì dân"

LNV - Trong những ngày đầu triển khai mô hình chính quyền hai cấp sau sáp nhập, lãnh đạo tỉnh Gia Lai trực tiếp đến từng xã, phường để kiểm tra thực tế, lắng nghe tâm tư, tháo gỡ vướng mắc và truyền đi thông điệp chính quyền phải gần dân hơn, cán bộ phải vì dân nhiều hơn.
Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới

Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá: Góc nhìn xuyên suốt một hành trình đổi mới

LNV - Mỗi chặng đường phát triển của đất nước đều để lại dấu ấn kinh tế rất riêng - khi là thành tựu, lúc lại là những bài học sâu sắc. “Kinh tế Việt Nam - Thăng trầm và đột phá”, cuốn sách được chắp bút bởi hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản và phát hành, là một nỗ lực ghi lại hành trình ấy bằng thái độ khoa học nghiêm túc, cái nhìn đa chiều và tinh thần trách nhiệm cao độ.
Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống

LNV - Tỉnh Ninh Bình hiện sở hữu hơn 5.000 di tích lịch sử, văn hóa và khoảng 750 lễ hội truyền thống được duy trì và tổ chức hàng năm. Những lễ hội không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, lịch sử mà còn trở thành sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số

LNV - Nhằm giáo dục ý thức cho học trò về văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số, ngành GD Lạng Sơn tổ chức nhiều hoạt động thực tế.

Tin khác

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”

LNV - Lan tỏa tư tưởng Hồ Chí Minh giúp doanh nghiệp gìn giữ giá trị cốt lõi, tạo nên văn hóa ứng xử chuyên nghiệp và trách nhiệm xã hội trong thời hội nhập. Vừa qua, tại Hà Nội, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã tổ chức chương trình “Diễn đàn đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp thời kỳ hội nhập hướng đến phát triển bền vững” năm 2025.
Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

Hướng dẫn thí sinh xác nhận nhập học vào lớp 10 năm học 2025 - 2026

LNV - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội đã công bố điểm thi và điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 đối với 119 trường THPT công lập không chuyên và 4 trường chuyên. Sau khi nhận phiếu báo kết quả thi, thí sinh trúng tuyển cần thực hiện thủ
Vào hạ

Vào hạ

LNV - Trong vòng luân chuyển của thời gian, những khoảng khắc giao mùa luôn ngưng đọng trong tâm hồn mỗi người những xúc cảm mãnh liệt nhất. Những cung bậc tâm hồn ấy dường như được cộng hưởng bởi sự đổi thay của thiên nhiên và cảnh vật vô cùng mẫn cảm.
Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

LNV - Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các tôn giáo không chỉ đóng vai trò tín ngưỡng mà còn là những trụ cột tinh thần, tham gia vào việc ổn định xã hội, điều tiết đời sống văn hóa và phản ánh tâm thế con người trước các biến động lịch sử. Cuốn sách “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành là một công trình chuyên khảo có giá trị, làm nổi bật vai trò của Đạo giáo, đặc biệt là hệ thống các quán Đạo giáo trong giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam thế kỷ XVI - XVII.
Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

LNV - Trong hệ thống thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, những công trình như đình, chùa, đền, miếu đã được nghiên cứu sâu rộng và trở thành biểu tượng quen thuộc trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, các quán Đạo giáo, nơi thờ phụng các vị thần của Đạo giáo lại là mảng màu còn thiếu trong bức tranh toàn cảnh ấy. Cuốn sách “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành năm 2025, là một công trình chuyên khảo có giá trị, góp phần lấp đầy khoảng trống học thuật và nhận thức xã hội về loại hình di tích tôn giáo đặc biệt này.
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở Việt Nam, lại đang dần rơi vào quên lãng. Không chỉ thiếu các công trình nghiên cứu chuyên sâu, nhiều quán Đạo giáo còn bị hiểu sai, bị đồng nhất với kiến trúc chùa hay đền, dẫn đến việc tu bổ, trùng tu sai lệch, thậm chí là mất dấu. Trong bối cảnh đó, công trình chuyên khảo “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành như một tiếng chuông đánh thức, nhấn mạnh giá trị lịch sử - tôn giáo - nghệ thuật đặc sắc của các quán Đạo giáo, đồng thời kêu gọi sự quan tâm đúng mức của cộng đồng và các nhà quản lý văn hóa.
Khi vũ điệu Chăm làm

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ

LNV - Trong không gian thiêng của tháp cổ, mỗi điệu múa Chăm là một thực hành văn hóa sống động, minh chứng cho sự thành công của công tác bảo tồn di sản.
Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

LNV - Ngày đầu tháng Bảy năm 2025, một ngày ghi vào lịch sử hành chính của đất nước, ngày mà chính quyền tỉnh Gia Lai mới chính thức bước vào hoạt động, mở ra hành trình mới mang khát vọng phát triển thịnh vượng và bền vững.
“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

LNV - Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, tên tuổi các chúa Nguyễn luôn gắn liền với những quyết sách mang tính chiến lược, thể hiện tầm nhìn xa và và sự khôn khéo của các chúa Nguyễn trong cách thiết lập quan hệ bang giao với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6 năm 2025, là một công trình góp phần tái hiện sinh động một thời đoạn lịch sử thông qua lăng kính kể chuyện đặc sắc.
Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

LNV - “Làm báo như viết một bản nhạc, như gieo một câu thơ” - đó là cách nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình quan niệm về nghề làm báo. Những vai trò tưởng chừng tách biệt ấy lại hòa quyện, nâng đỡ nhau, tạo nên một phong cách làm báo riêng với ý niệm chuyển hóa nhân văn, hướng tới những điều tốt đẹp.
Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

LNV - Thành đoàn Hà Nội đã tuyển chọn và tập huấn cho hơn 8.000 tình nguyện viên, bảo đảm mỗi cổng trường có 25 - 30 tình nguyện viên làm nhiệm vụ phân luồng giao thông, hướng dẫn thí sinh, cung cấp nước uống và hỗ trợ tìm phòng thi…
Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân

LNV - Trước thời khắc lịch sử hợp nhất với Gia Lai, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII đã hoàn thành chặng đường nhiệm kỳ 2021–2026 với nhiều dấu ấn nổi bật, thể hiện vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.
Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới

LNV - Ngày 24/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 25 – kỳ họp thường lệ giữa năm, cũng là kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh tỉnh Bình Định sắp hợp nhất với Gia Lai để hình thành đơn vị hành chính mới theo chủ trương của Trung ương.
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới

LNV - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đánh dấu bước chuyển mình của ngành Giáo dục khi có lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp theo chương trình mới.
Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

LNV - Đúng 8h sáng ngày 20/6, tỉnh Bình Định đồng loạt triển khai vận hành thử nghiệm công tác giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đối với 58 xã, phường. Đây là bước chuẩn bị quan trọng nhằm đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, thông suốt trước khi chính thức triển khai từ ngày 1/7/2025.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

LNV - Làng nghề dệt chiếu cói tại thôn Vũ Hạ, xã Phụ Dực, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Những chiếc chiếu cói đỏ thắm nơi đây không chỉ phản ánh nếp sống văn hóa sinh hoạt truyền thống
Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

OVN - Vừa qua, trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đợt 1 năm 2025, Hội đồng OCOP Trung ương đã công bố 47 sản phẩm mới đạt chuẩn OCOP 5 sao. Trong đó, tỉnh Cà Mau vinh dự có 2 sản phẩm đầu tiên được xếp hạng ở cấp quốc gia.
HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh

LNV - Với tinh thần đổi mới, chủ động, các HTX ở Tây Ninh đang đóng vai trò trụ cột trong phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững tại nhiều địa phương.
Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

LNV - Sau 7 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) không chỉ thúc đẩy kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn văn hóa và trao quyền cho cộng đồng. Đây là minh chứng sống động cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại trong hành trình phát triển nông nghiệp Việt Nam.
Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao

LNV - GD&TĐ - Chương trình nông thôn mới không chỉ thay đổi diện mạo vùng quê mà còn nâng cao chất lượng học tập, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho học sinh.
Giao diện di động