Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Trường Sa - Niềm nhớ

LNV - Trên bong tầu HQ996, nghi lễ cầu siêu, thả hoa trên biển được các nhà sư và đồng đội các anh trang nghiêm thực hiện như làm dịu đi phần nào nỗi đau mất mát. Tôi như thấy trên mặt biển xanh thẳm bỗng sáng lên những tia cầu vồng và những âm thanh kỳ ảo vang vọng...

Chòng chành trên biển

Cảng Cát Lái sớm hôm tàu xuất phát mang mầu sắc sinh động lạ lùng. Con tàu HQ 996 treo băng rôn “Nhiệt liệt chào mừng đoàn các đồng chí trong đoàn công tác ra thăm và làm việc tại quần đảo Trường Sa”. Trên bờ, hàng thuỷ thủ bồng súng nghiêm chào Chuẩn đô đốc Nguyễn Cộng Hoà dẫn đầu đoàn công tác. Hai cô gái xinh tươi trong trang phục hải quân mang hoa tặng đoàn. Lên tàu, tôi và nhà báo Phong Điệp bảo nhau thử dùng ý chí chống say sóng, không uống thuốc, không buộc gừng vào tay như khi đi ô tô xem sao. Thế rồi tàu lắc mỗi lúc mạnh hơn. Một anh trong ban tổ lưỡng lự nói: “Hay là ta hoãn cuộc họp báo đầu giờ chiều lại vì mọi người bắt đầu say rồi!” Tôi nói cứng: “Đừng anh, hãy để bọn em thử sức. Anh cứ cho họp bình thường đi!” Thế là tiếng loa vang lên mời các thành viên ban tổ chức và các nhà báo lên CLB hành khách họp. Chúng tôi bắt đầu quen dần với quân lệnh, có mặt đúng giờ, nghiêm túc. Nghe các thông tin được một lúc thì ôi, tàu ngày càng chòng chành hơn. Phòng họp chật chội, nóng và bí khí. Tôi thấy nổi gai ốc, mồ hôi lấm tấm, chỉ kịp gửi máy móc sổ sách cho Phong Điệp rồi chạy ra boong... Thế là xong! Từ đó tôi nằm bẹp một ngày một đêm.


Nhà báo Thanh Thủy đang ngâm thơ trong đêm văn nghệ trên đảo Trường Sa Lớn.

Cả phòng hầu như bỏ ăn bữa sáng hôm đó. Phòng đối diện các sư cô say còn giữ hơn. Các đồng chí lính mang cháo tận giường động viên mọi người hãy cố ăn để “lấy sức chiến đấu”.Tôi ngóc đầu cố xúc thật nhanh nửa bát rồi nằm vội. Thế mà cháo ngấm có tác dụng. Mọi người tỉnh dần, bò ra boong hóng gió. Tổ nuôi quân lại phục vụ khoai nướng. Ôi, vị quê hương sao mà ngọt thơm vào cái lúc chòng chành trên biển! Khoẻ một chút là tôi với Phong Điệp và Phương Thuận (Báo Quê Hương) rủ nhau lên buồng lái, vào phòng thông tin trò chuyện với anh em. Chúng tôi lấy tin rồi cùng hát, ngâm thơ với cánh lính trên tàu. Không ngờ những tiết mục ngẫu hứng ấy lại vào Mic và truyền tới từng khoang. Và lạ nhất là hễ hát thì không say sóng nữa, còn cứ im lặng lại thấy chòng chành, sóng sánh...


Nhà báo Phong Điệp và Thanh Thủy đang giao lưu trong đêm văn nghệ trên đảo.

Bình yên trên đảo

Sau hai ngày hai đêm chòng chành trên biển, tầu cập bến. Cái nắng gay gắt dường như dịu đi bởi sự thoáng đạt của gió biển và sự hưng phấn, hăm hở của những người lần đầu được đặt chân đến đảo Trường Sa lớn. Các chiến sĩ trong trang phục hải quân và trang phục lính trinh sát đứng thành hai hàng chào đón. Rồi những cô giáo, học sinh, những người dân trên đảo cũng hân hoan chào đoàn công tác từ đất liền. Dường như ai cũng chững lại vài giây để cảm nhận rõ hơn cái cảm xúc ban đầu trên mảnh đất thiêng liêng và thân thương giữa trùng khơi sóng gió. Đây rồi cột mốc vĩ độ 08 38’30”, kinh độ 111 55’55”, kia là cây phong ba dũng mãnh và kề bên là những tán bàng quả vuông hoa tím cùng những cây “lá tra” xoè bóng mát. Huyện đảo Trường Sa thật đẹp, một vẻ đẹp bình yên. Buổi sớm bình minh lên toả những tia nắng trong veo trên gương mặt những người lính trẻ đi canh gác.
Nắng buông óng ả trên những mắt lưới của dân chài thu về mẻ cá đầu tiên. Những chú cún con tung tăng chạy theo người ra biển. Biển sớm đầy sinh lực, dòng sinh lực trỗi dậy đẩy những chiếc quạt năng lượng gió quay tít. Tôi cũng thấy như được thăng thiên bởi những xúc cảm quá lớn tự mình không giữ nổi. Cái mà tôi cảm nhận rõ nhất là, ngược lại với sự mong manh, nhỏ bé của con người giữa đại dương, nơi đây-đảo Trường Sa lớn có độ vững chãi và thực sự bình yên! Đàn gà bới mồi quanh quẩn bên anh lính nuôi quân. Vườn rau cải xanh non dưới giàn bầu chi chít quả. Những cây đu đủ mới mắn quả làm sao, để buổi trưa các anh lại hái mời khách những miếng thơm chín vàng ngọt lịm. Lính đảo thật giỏi giang, khéo tăng gia, hiếu khách và vui tính. Đáng chú ý nhất là trẻ con ở đây, hầu như cháu nào cũng bầu bĩnh với nước da mịn hồng, gương mặt rất thông minh linh hoạt. Trường học của các cháu khá khang trang. Cô giáo Bùi Thị Nhung, người rất tận tâm, yêu trẻ nói: “ Các em học giỏi, được điểm tốt thì mình cũng vui, hôm nào có em điểm kém thì mình buồn lắm. Mình chỉ muốn truyền hết kiến thức cho các em. Các em tiếp thu được là mình vui rồi...”


Các nhà báo, nghệ sĩ và lính đảo dưới bóng cây Tra trên đảo Trường Sa lớn.

Trong lớp học, em thì ngồi làm toán, em đọc bài Tiếng Việt. Giọng đọc của em Nguyễn Thị Kim Hường học sinh lớp 4 còn non nớt nhưng dễ thương làm sao! Em đang đọc bài văn mô tả về Biển...

Những người dân trên đảo có cuộc sống khá ổn định. Chủ yếu họ đánh cá, trồng trọt, chăn nuôi và làm công nhân quốc phòng. Trên con đường dân sinh, tôi ngắm các cháu thiếu nhi mải mê tập xe đạp. Nét hồn nhiên của các cháu làm vui lây sang người lớn. Có lẽ nhờ khí hậu biển trong lành hay chính nhờ tinh thần trong trẻo của con người sống nơi đây mà nhìn từ người lớn đến con trẻ đều hồng hào khoẻ khoắn.


Các nghệ sĩ và lính đảo đang hát cho nhau nghe trên hành lang nhà giàn DK1/2 Phúc Tần.

Không dễ gì mà có được sự bình ổn để người dân thực sự yên tâm với cuộc sống như thế này. Dân gian có câu : “ Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng”, nhưng nơi đây một năm chỉ có 6 tháng biển yên, vậy mà những người dân ở ngôi làng trên đảo vẫn thực sự yên tâm khi nắm được quy luật của trời biển. Vâng! Một quy luật mặt trời lên rồi mặt trời lặn, trăng tròn rồi trăng khuyết, trăng tỏ rồi trăng mờ... Họ đã thích nghi với thiên nhiên, môi trường từ bao giờ, để cuộc sống ngày một sung túc hơn, đẹp hơn. Đêm khuya, tiếng chuông chùa ngân vang. Ánh trăng mơn man trải rộng trên huyện đảo mà đã lâu lắm chúng tôi không có được một không gian nào đẹp hơn thế để thưởng trăng. Thực sự tôi cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp và giá trị của hai chữ “bình yên”- Bình yên trên đảo Trường Sa.


Các chiến sĩ trên đảo đang cổ vũ nghệ sĩ trong đêm giao lưu văn nghệ trên đảo Trường Sa Lớn.

Chính các anh thắp lửa cho chúng tôi

Để có được sự bình yên cho nhân dân, người lính hải quân của nhiều thế hệ đã cống hiến và hy sinh cho sự nghiệp canh giữ biển đảo. Từ Trường Sa lớn, con tàu hải quân đưa chúng tôi đi thăm đảo chìm Đá Tây và nhà giàn DK 1-2 Phúc Tần. Chắc chắn cả đời tôi sẽ không quên được hình ảnh các chiến sĩ đảo chìm lội nước ngập đến ngực để kéo thuyền của chúng tôi cập bến. Ở lại thăm anh em không được bao lâu thì đã phải quay lại tàu lớn, các anh lại lội nước kéo thuyền ra, đến đoạn thuyền tự đi được mới dừng lại vẫy tay tha thiết chào tạm biệt... Trước khi cập Nhà Giàn, tàu dừng lại ở vùng biển từng chứng kiến sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ hải quân để làm lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Phút tưởng niệm vong linh các chiến sĩ hải quân đã hy sinh trên vùng biển khiến mọi người đều rưng rưng nước mắt. Làm sao có thể không rơi lệ khi nhìn nước biển xanh mênh mông kia lại là nơi ôm vào lòng những thi thể của bao người con đã chiến đấu quật cường, giữ vững sự bình yên trên biển đảo. Đó là liệt sĩ thượng uý Nguyễn Hữu Quảng, phó chính trị nhà giàn DK 1/3 Phúc Tần, khi nhà bị đổ đã nhường chiếc phao và miếng lương khô cuối cùng cho người chiến sĩ yếu hơn và đã anh dũng hy sinh ngày 5-12-1990. Đó là liệt sĩ đại uý Vũ Quang Trung, chỉ huy trưởng nhà giàn 2A DK 1/6 Phúc Nguyên, trước sự hung giữ và tàn khốc của cơn bão số 8-1999, đã bình tĩnh chỉ huy bộ đội rời trạm, xuống tàu về đất liền an toàn, còn mình và đồng chí đảng viên Nguyễn Văn An thì ở lại thu tài liệu, cuốn lá cờ tổ quốc vào lòng và rời Nhà Giàn cuối cùng, nhưng ác thay, gió đã cuốn đi tính mạng của các anh. Đó là liệt sĩ chuẩn uý Lê Đức Hồng đã cố gắng đến cùng để giữ vững thông tin liên lạc với đất liền khi nhà dàn bị đổ, đã gửi lời chào vĩnh biệt đất liền không một chút ưu tư...Rồi những tấm lòng dũng cảm của các đồng chí cán bộ thuyền: thượng uý Phạm Quang Tạo, đaị uý Nguyễn Văn Tư, trung uý Lê Tiến Cường, thượng uý Ngô Sĩ Nga, chiến sĩ Hoàng Văn Cúc, Nguyễn Đức Hanh v.v... đã chấp hành nghiêm mệnh lệnh trực chốt kiên cường, dũng cảm cứu vớt đồng đội và đã anh dũng hy sinh. Trên bong tầu HQ996, nghi lễ cầu siêu, thả hoa trên biển được các nhà sư và đồng đội các anh trang nghiêm thực hiện như làm dịu đi phần nào nỗi đau mất mát. Tôi như thấy trên mặt biển xanh thẳm bỗng sáng lên những tia cầu vồng và những âm thanh kỳ ảo vang vọng...

Để lên Nhà Giàn DK 1-2 Phúc Tần, chúng tôi phải chia thành nhiều tốp xuống những chiếc xuồng nhỏ. Từ trên Nhà Giàn, các chiến sĩ thả thang xuống để từng người leo lên. Cũng không đủ thời gian để trò chuyện lâu, thôi thì lại hát để từ câu hát mà bầy tỏ lòng mình, mà cùng hoà nhịp tình quân dân. Đoàn văn công cùng với lính Nhà Giàn đã cùng ngồi hát. Sàn diễn là sàn của hành lang nhìn ra biển khơi. Bài hát nào cũng là bài ca bất tận ... Bên những luống rau được trồng trong hộp xốp mà lính nhà dàn tăng gia rất thành công, tôi hỏi chuyện một người lính đã có hơn 15 năm công tác ở Nhà Giàn. Nhớ đất liền, nhớ vợ con, song anh trụ vững bởi “chỉ có người lính cụ Hồ mới như vậy!”. Anh đã gửi về đất liền một bài hát Ví Dặm xứ Nghệ quê anh. Lời ca vừa da diết vừa nóng bừng khí thép của người lính đang canh giữ biển đảo. Chia tay ngậm ngùi mà ánh mắt người lính hải quân vẫn ngời sáng và những bàn tay siết thật rắn rỏi. Đúng! Chính các anh đã thắp lửa cho chúng tôi. Tôi mang theo về đất liền hình ảnh Trường Sa kiên trung và thân thương trong niềm nhớ...

Ký sự của Ngô Thị Thanh Thủy

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nguyễn Đình Thi và khúc tráng ca "Người Hà Nội"

Nguyễn Đình Thi và khúc tráng ca "Người Hà Nội"

LNV - Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) là một trong những nhạc sĩ, nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. ông đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng với nhiều tác phẩm văn học và âm nhạc xuất sắc. Trong đó, ca khúc “Người Hà Nội” là một bản hùng ca về lòng yêu nước, sự kiên cường và tinh thần bất khuất của người dân Thủ đô trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
Triển lãm thư pháp “ Nghiên bút còn thơm ”

Triển lãm thư pháp “ Nghiên bút còn thơm ”

LNV - Triển lãm “ Nghiên bút còn thơm” với 70 tác phẩm chính của 15 tác giả đến từ ba miền Bắc - Trung - Nam là một hoạt động văn hóa ý nghĩa hướng đến dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Triển lãm đã khai mạc chiều 31/8 tại Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám và kết thúc ngày 25/09/2024.
Bình Định: Chuyện về Đào Duy Từ cùng gia phả họ Đào

Bình Định: Chuyện về Đào Duy Từ cùng gia phả họ Đào

LNV - Đào Duy Từ (1572-1634) là danh nhân văn hóa, nhà quân sự lỗi lạc, sau khi bệnh nặng, ông đột ngột qua đời ở tuổi 63, Chúa Sãi thương tiếc ông khôn nguôi, truy tặng ông là “Hiệp niên đồng đức công thần, đặc tôn Kim tứ Vinh lộc Đại phu”, đưa về an táng tại thôn Tùng Châu, phủ Hoài Nhơn.
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức về nguồn và Tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 21 năm thành lập

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức về nguồn và Tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 21 năm thành lập

LNV - Ngày 11/10/2024, tại Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức chức kỷ niệm 21 năm Ngày thành lập (13/10/2003 - 13/10/2024) và Tọa đàm với chủ đề “Phát huy vai trò của hội viên Chi hội Nhà báo trong phát triển nội dung Tạp chí TN&MT”.
Bác Hồ với Hà Nội những ngày mới giải phóng

Bác Hồ với Hà Nội những ngày mới giải phóng

LNV - Những ngày đầu Thủ đô giải phóng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy bận trăm công nghìn việc, nhưng bác vẫn dành cho Hà Nội sự quan tâm đặc biệt. Mối quan tâm hàng đầu của Bác là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất để tiếp quản và xây dựng Thủ đô. Tại lớp tập huấn cán bộ, bộ đội, công an trước khi vào tiếp quản, Bác đến nói chuyện, giải đáp thắc mắc và bổ sung một điều đáng quan tâm mà không ai nêu ra, đó là đạo đức và nhân cách cán bộ. Bác nói "Mấy năm kháng chiến, các cô, các chú đã học được nhiều đức tính tốt, về xuôi, nhất là thành thị, sẽ có nhiều phức tạp, nhiều thứ quyến rũ mình vào thói xấu.. Có thể những người khi kháng chiến thì rất anh dũng, trước bom đạn không chịu khuất phục, nhưng đến khi về thành thị lại bị tiền bạc, gái đẹp quyến rũ, mất lập trường, sa vào tội lỗi". Bác khuyên mọi người phải cảnh giác với "viên đạn bọc đường".
Nghệ sĩ Lưu Hồng Quang với độc tấu Piano “Hành Trình Hồi Sinh”

Nghệ sĩ Lưu Hồng Quang với độc tấu Piano “Hành Trình Hồi Sinh”

LNV - Tối ngày 08/10/2024, tại Phòng Hòa nhạc lớn Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Nghệ sĩ Piano Lưu Hồng Quang đã có một chương trình độc tấu Piano với chủ đề: “Hành trình hồi sinh: cùng Liszt, Schumann & Brahms” được đông đảo khán giả lắng nghe và tán thưởng. Những tiếng vỗ tay vang rền khắp khán phòng.

Tin khác

Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch

Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch

LNV - Dệt thổ cẩm Xí Thoại là một nghề truyền thống lâu đời của người dân tộc thiểu số Ba Na thuộc xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân được UBND tỉnh Phú Yên công nhận Làng nghề truyền thống năm 2023. Hiện thổ cẩm của Làng nghề trở thành một trong những sản phẩm du lịch văn hóa cộng đồng thôn Xí Thoại.
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”

Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”

LNV - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố vì hòa bình”, sáng 4/10, tại không gian bích họa phố Phùng Hưng, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm” nhằm tái hiện không gian Hà Nội giai đoạn 1947 - 1954.
Lễ hội Thành Tuyên 2024

Lễ hội Thành Tuyên 2024

LNV - Tuyên Quang được ví là hình ảnh thu nhỏ của vùng văn hóa Việt Bắc với 658 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, 425 di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc. Nơi đây có 22 dân tộc cư trú và sinh sống, mỗi dân tộc đều mang trong mình những giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán và sắc thái riêng biệt.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp đại diện trí thức kiều bào thuộc cộng đồng Pháp ngữ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp đại diện trí thức kiều bào thuộc cộng đồng Pháp ngữ

LNV - Nhân chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Pháp, sáng ngày 5/10, theo giờ địa phương, tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc trò chuyện thân mật với gần 30 chuyên gia, trí thức kiều bào tiêu biểu từ các nước Pháp, Anh, Bỉ, Canada, Luxembourg và Thụy Sỹ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Mông Cổ ở Đại sứ quán

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Mông Cổ ở Đại sứ quán

LNV - Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 1/10 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam, gặp gỡ, nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt tại Mông Cổ.
70 Năm Giải Phóng Ứng Hòa và Chiến Thắng Khu Cháy

70 Năm Giải Phóng Ứng Hòa và Chiến Thắng Khu Cháy

LNV - Khu Cháy với 12 xã nằm ở phía Nam huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội), đã trở thành biểu tượng của ý chí kiên cường và tinh thần kháng chiến, là căn cứ cách mạng, nơi du kích hoạt động giữa lòng địch trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nghề nhuộm vải truyền thống của dân tộc Dong ở Qúy Châu

Nghề nhuộm vải truyền thống của dân tộc Dong ở Qúy Châu

LNV - Từ những nguyên liệu của thiên nhiên, dân tộc Dong ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc đã làm ra loại vải nhuộm tạo cảm hứng cho các nhà thiết kế tạo nên phong cách thời trang đặc sắc.
Nghị lực của một thầy giáo khiếm thị

Nghị lực của một thầy giáo khiếm thị

LNV - Mặc dầu bản thân không nhìn thấy rõ cảnh vật xung quanh và chỉ nghe để phân biệt mọi người qua giọng nói, nhưng bằng trí tuệ, sự đam mê cùng một nghị lực phi thường Nguyễn Cảnh Dương đã sớm trở thành một giáo viên ngoại ngữ giỏi, có sức lan tỏa lớn trong giới học đường. Không ít những học sinh khi học qua thầy Dương đã tìm được việc làm và thu nhập ổn định. Họ đang đồng hành với nhau cùng chinh phục tri thức trên con đường lập nghiệp.
Hà Tĩnh: Công nhận Miếu Nhàng Nhàng là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh

Hà Tĩnh: Công nhận Miếu Nhàng Nhàng là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh

LNV - Sáng 25/9, UBND thị trấn Cẩm Xuyên tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh miếu Nhàng Nhàng.
Nỗ lực lưu giữ và lan tỏa giá trị văn hóa của gốm Mường

Nỗ lực lưu giữ và lan tỏa giá trị văn hóa của gốm Mường

LNV – Lan tỏa những giá trị đương đại của gốm Mường nói riêng và văn hóa Mường nói chung là công việc trong gần 20 năm qua của họa sĩ Vũ Đức Hiếu ở Hòa Bình, hoạt động của anh đã mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị và ý nghĩa.
Đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia”

Đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia”

LNV - Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định phối hợp với UBND huyện Phù Cát vừa tổ chức Lễ đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” tại Trường Tiểu học số 1 Cát Tường.
Khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam lần thứ IV - năm 2024.

Khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam lần thứ IV - năm 2024.

LNV - Ngày 24/9, tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Nam lần thứ IV - năm 2024.
Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo

LNV - Ngày 22/9 (nhằm ngày 20/8 ÂL), tại di tích lịch sử - văn hóa Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo (di tích cấp tỉnh Bình Định) đã diễn Lễ tưởng niệm 724 năm (1300 – 2024) nhân ngày huý kỵ anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo.
Ấn tượng Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”

Ấn tượng Triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô”

LNV - Chiều 20-9, tại Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức Triển lãm 3D trực tuyến với chủ đề “Hỡi đồng bào Thủ đô”. Đây là hoạt động thiết thực hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024).
Khôi phục và phát triển lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn: Ông Trâu số 04 - Phường Hải Sơn vô địch mùa thứ 35

Khôi phục và phát triển lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn: Ông Trâu số 04 - Phường Hải Sơn vô địch mùa thứ 35

LNV - Sáng ngày 21/9 (19/8 âm lịch), vòng chung kết Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024 đã diễn ra thành công, an toàn. Sau nhiều năm mong chờ, phường Hải Sơn đã chính thức lên ngôi vô địch với chiến thắng thuộc về ông trâu số 04 - chủ trâu Ông Lưu Đình Khang.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Tân Chủ tịch nước Lương Cường: Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

Tân Chủ tịch nước Lương Cường: Nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó

LNV - Phát biểu trước Quốc hội, tân Chủ tịch nước Lương Cường cho biết sẽ nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Chủ tịch nước theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó.
TRỰC TIẾP: Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 8, tiến hành bầu Chủ tịch nước

TRỰC TIẾP: Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ 8, tiến hành bầu Chủ tịch nước

LNV - Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể vào sáng mai (21/10) theo hình thức tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt, Quốc hội sẽ tiến hành quy trình nhân sự đối với chức danh Chủ tịch nước ngay trong ngày làm việc đầu tiên. Quy trình này được thực hiện theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh

Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh

LNV - Bao đời người đã qua, bao mùa ăn lúa mới đã qua nhưng cách làm gốm vẫn thế, người đời trước truyền lại cho đời sau, đời sau nữa. Những bàn chân của các amí lấy đất về buôn, những bàn chân mở ra vòng tròn khép kín vô tận quanh chiếc bàn xoay thủ công. Những đôi tay nhuộm nâu vàng tỉ mẩn với nước và đất để tạo tác. Những khoảnh sân nhỏ luôn sực mùi rơm khói và đất chín trong cuộc chơi của lửa. Lửa bùng lên lúc mạnh lúc yếu, khói trùm lên lúc đậm lúc nhạt. Đất chìm trong lửa, lửa nhiệt nồng với đất để cuối cùng các sản phẩm gốm Yang Tao được hình thành. Lửa hòa vào trong đất, phục sinh trong đất thành những sản phẩm hữu dụng để khi bàn tay người chạm vào chỉ còn mênh mang hơi thở của đất và lửa.
Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh

Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh

LNV - Làng nghề mây tre đan xã Hoằng Thịnh, Hoằng Hóa (Thanh Hoá) với hàng trăm năm lịch sử và phát triển không chỉ là điểm sáng của vùng quê mà còn là biểu tượng văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Gia Lai: Sức trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới

Gia Lai: Sức trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới

LNV - Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động