Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Trình Quốc hội Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035

LNV - Kỳ trung hạn 2026-2030 sẽ tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế, thách thức đặt ra trong thời gian qua. Giai đoạn thứ 2 theo kỳ trung hạn 2031-2035 sẽ tiếp tục phát triển văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh của nền kinh tế Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng trình bày tóm tắt về báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng trình bày tóm tắt về báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

7 mục tiêu tổng quát trong phát triển văn hóa

Tiếp tục Chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 7, sáng 3/6, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng đã trình bày tóm tắt về báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá giai đoạn 2025-2035.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943, văn kiện đầu tiên của Đảng về văn hóa đã xác định Văn hóa là một trong ba mặt trận, cùng với kinh tế, chính trị. Trong những năm qua, dù đã được quan tâm, nhưng việc đầu tư phát triển văn hóa chưa tương xứng với phát triển kinh tế, nguồn lực đầu tư cho văn hóa còn hạn chế, chưa đạt mục tiêu đề ra. Văn kiện Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII, kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 cũng khẳng định rất rõ nội dung này.

Nhằm cụ thể hóa định hướng "Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa", phấn đấu hoàn thành một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII đã đặt ra: "Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế", việc đầu tư xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 là rất cần thiết.

Về căn cứ xây dựng Chương trình, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, việc triển khai xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa được căn cứ từ: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và các Nghị quyết chuyên đề của Trung ương về phát triển văn hóa; Kết luận số 42-KL/TW ngày 20/10/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về kinh tế xã hội năm 2022-2023; Kết luận chỉ đạo của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021; Nghị quyết số 68/2022/QH15 ngày 10/11/2022 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Các Nghị quyết của Chính phủ giao Bộ VHTTDL nghiên cứu, xây dựng CTMTQG về phát triển văn hoá.

"Trong thời gian vừa qua, Bộ VHTT&DL đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng Báo cáo Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đảm bảo đúng quy định của Luật Đầu tư công", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho hay.

Chương trình có 7 mục tiêu tổng quát: (1) Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong phát triển văn hóa và xây dựng, hoàn thiện, chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam; (2) Nâng cao đời sống tinh thần, khả năng tiếp cận, thụ hưởng văn hóa của nhân dân; (3) Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc; (4) Tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả cho phát triển văn hóa; (5) Xây dựng đội ngũ văn nghệ sỹ, chuyên gia đầu ngành, lực lượng người lao động chuyên nghiệp, chất lượng cao; (6) Phát huy tính đại chúng, tính khoa học, tính dân tộc của văn hóa thông qua đổi mới sáng tạo; (7) Nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế thông qua phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam, hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Chương trình xác định 9 nhóm mục tiêu cụ thể đến năm 2030, 9 nhóm mục tiêu cụ thể đến năm 2035 có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Chương trình được thiết kế gồm 10 nội dung thành phần, 153 chỉ tiêu chi tiết, 42 nhiệm vụ cụ thể, 186 hoạt động chi tiết theo đúng nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa năm 2021 về 6 nhiệm vụ, 4 giải pháp để phát triển văn hóa trong thời gian tới.

Tiếp tục phát triển văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL cũng cho biết, trên cơ sở đánh giá tổng kết việc thực hiện ba Chương trình mục tiêu quốc gia đang triển khai, để đảm bảo tiến độ của các nội dung công việc ngay sau khi Chương trình được phê duyệt, Chính phủ kính đề nghị Quốc hội cho phép Chương trình thực hiện thời gian là 2025-2035.

Cụ thể, năm 2025 chỉ tập trung chỉ thực hiện các hoạt động xây dựng cơ chế chính sách, hệ thống các văn bản, tài liệu hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, hệ thống giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ quản lý Chương trình, chuẩn bị đầu tư các nhiệm vụ và các nội dung quản lý khác.

Để phù hợp với Luật đầu tư công và thời điểm xây dựng kế hoạch 5 năm, Chính phủ dự kiến chỉ đề xuất nguồn ngân sách sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ năm 2025. Trường hợp Quốc hội thông qua thời gian thực hiện Chương trình từ năm 2025, các bộ, ngành, địa phương mới có căn cứ để xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí để triển khai nhiệm vụ này.

Kỳ trung hạn 2026-2030 sẽ tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế, thách thức đặt ra trong thời gian qua. Giai đoạn thứ 2 theo kỳ trung hạn 2031-2035 sẽ tiếp tục phát triển văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh của nền kinh tế Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, để đảm bảo tập trung nguồn lực và thống nhất quản lý, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép tập trung các nội dung về văn hóa thuộc dự án số 6 của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào Chương trình này trong giai đoạn 2026-2030 (đề xuất này cũng đã được sự đồng thuận của Ủy ban Dân tộc).

Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững có nội dung liên quan đến đầu tư cho lĩnh vực văn hoá. Tuy nhiên, 2 chương trình này chỉ phê duyệt đến giai đoạn 2021-2025 nên việc thực hiện các nội dung trên trong Chương trình MTQG về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 đảm bảo không trùng lặp.

Bộ trưởng cho biết thêm, sau khi Bộ trưởng Bộ VHTT&DL thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình số 165/TTr-BVHTTDL ngày 17/4/2024, trình Quốc hội Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Ủy Ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã tổ chức thẩm tra và đã có Báo cáo thẩm tra.

"Trên cơ sở ý kiến của các Đại biểu Quốc hội, ý kiến thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ VHTT&DL sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp thu, hoàn thiện Báo cáo đề xuất Chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa để trình Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, thông qua" - Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

baochinhphu.vn

Tin liên quan

Bình Định: Chặng đường 5 năm thực hiện giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới

Bình Định: Chặng đường 5 năm thực hiện giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới

LNV - Qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và các phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện.
Bình Định: Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bình Định: Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

LNV - Đến hết ngày 31/12/2025, phải đảm bảo giải ngân 100% vốn và hoàn thành toàn diện các mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

LNV - Làng nghề truyền thống Việt Nam không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn đóng góp rất lớn vào bức tranh văn hóa của đất nước. Bảo vệ, phát triển các làng nghề truyền thống cần sự chung tay từ chương trình của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ của địa phương cho đến sự nỗ lực thích ứng với thời cuộc của chính các làng nghề.

Tin mới hơn

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

LNV - Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các tôn giáo không chỉ đóng vai trò tín ngưỡng mà còn là những trụ cột tinh thần, tham gia vào việc ổn định xã hội, điều tiết đời sống văn hóa và phản ánh tâm thế con người trước các biến động lịch sử. Cuốn sách “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành là một công trình chuyên khảo có giá trị, làm nổi bật vai trò của Đạo giáo, đặc biệt là hệ thống các quán Đạo giáo trong giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam thế kỷ XVI - XVII.
Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

LNV - Trong hệ thống thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, những công trình như đình, chùa, đền, miếu đã được nghiên cứu sâu rộng và trở thành biểu tượng quen thuộc trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, các quán Đạo giáo, nơi thờ phụng các vị thần của Đạo giáo lại là mảng màu còn thiếu trong bức tranh toàn cảnh ấy. Cuốn sách “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành năm 2025, là một công trình chuyên khảo có giá trị, góp phần lấp đầy khoảng trống học thuật và nhận thức xã hội về loại hình di tích tôn giáo đặc biệt này.
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở Việt Nam, lại đang dần rơi vào quên lãng. Không chỉ thiếu các công trình nghiên cứu chuyên sâu, nhiều quán Đạo giáo còn bị hiểu sai, bị đồng nhất với kiến trúc chùa hay đền, dẫn đến việc tu bổ, trùng tu sai lệch, thậm chí là mất dấu. Trong bối cảnh đó, công trình chuyên khảo “Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Thế Hùng được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành như một tiếng chuông đánh thức, nhấn mạnh giá trị lịch sử - tôn giáo - nghệ thuật đặc sắc của các quán Đạo giáo, đồng thời kêu gọi sự quan tâm đúng mức của cộng đồng và các nhà quản lý văn hóa.
Khi vũ điệu Chăm làm

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ

LNV - Trong không gian thiêng của tháp cổ, mỗi điệu múa Chăm là một thực hành văn hóa sống động, minh chứng cho sự thành công của công tác bảo tồn di sản.
Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn

LNV - Ngày đầu tháng Bảy năm 2025, một ngày ghi vào lịch sử hành chính của đất nước, ngày mà chính quyền tỉnh Gia Lai mới chính thức bước vào hoạt động, mở ra hành trình mới mang khát vọng phát triển thịnh vượng và bền vững.
“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian

LNV - Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, tên tuổi các chúa Nguyễn luôn gắn liền với những quyết sách mang tính chiến lược, thể hiện tầm nhìn xa và và sự khôn khéo của các chúa Nguyễn trong cách thiết lập quan hệ bang giao với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6 năm 2025, là một công trình góp phần tái hiện sinh động một thời đoạn lịch sử thông qua lăng kính kể chuyện đặc sắc.

Tin khác

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”

LNV - “Làm báo như viết một bản nhạc, như gieo một câu thơ” - đó là cách nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình quan niệm về nghề làm báo. Những vai trò tưởng chừng tách biệt ấy lại hòa quyện, nâng đỡ nhau, tạo nên một phong cách làm báo riêng với ý niệm chuyển hóa nhân văn, hướng tới những điều tốt đẹp.
Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT

LNV - Thành đoàn Hà Nội đã tuyển chọn và tập huấn cho hơn 8.000 tình nguyện viên, bảo đảm mỗi cổng trường có 25 - 30 tình nguyện viên làm nhiệm vụ phân luồng giao thông, hướng dẫn thí sinh, cung cấp nước uống và hỗ trợ tìm phòng thi…
Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân

LNV - Trước thời khắc lịch sử hợp nhất với Gia Lai, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII đã hoàn thành chặng đường nhiệm kỳ 2021–2026 với nhiều dấu ấn nổi bật, thể hiện vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.
Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới

LNV - Ngày 24/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 25 – kỳ họp thường lệ giữa năm, cũng là kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh tỉnh Bình Định sắp hợp nhất với Gia Lai để hình thành đơn vị hành chính mới theo chủ trương của Trung ương.
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới

LNV - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đánh dấu bước chuyển mình của ngành Giáo dục khi có lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp theo chương trình mới.
Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

LNV - Đúng 8h sáng ngày 20/6, tỉnh Bình Định đồng loạt triển khai vận hành thử nghiệm công tác giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đối với 58 xã, phường. Đây là bước chuẩn bị quan trọng nhằm đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, thông suốt trước khi chính thức triển khai từ ngày 1/7/2025.
Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc

LNV - Danh nhân Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871), người được coi là “nhà yêu nước sáng suốt nhất” và là một trong những “nhà cải cách lớn”, “ nhà thiết kế vĩ đại” của Việt Nam ở thế kỉ XIX . Ông đã từng dâng lên triều đình bản điều trần gồm 58 điều, mong muốn canh tân ở nhiều lĩnh vực từ nội trị đến ngoại giao. Đặc biệt, ông đã đề xuất “Tám điều cần làm gấp” với triều đình, trong đó điều thứ 5 ông tha thiết “Xin sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng”. Với trí tuệ sáng suốt, tầm nhìn vượt tầm thời đại, ông khẳng định: “Học là phải làm hơn điều sách đã dạy”. Dù hơn một thế kỉ đã qua nhưng quan điểm và đóng góp của ông vẫn vô cùng giá trị và thiết thực với việc đổi mới giáo dục hiện nay.
Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025

LNV - Tối ngày 16/6, tại Trường quay S5 Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội, Tạp chí Người Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề "Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025". Sự kiện diễn ra nhằm hưởng ứng Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), góp phần tôn vinh nghề báo và người làm báo - những “chiến sĩ" thầm lặng trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
Ấn tượng đêm chung kết Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025

Ấn tượng đêm chung kết Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025

LNV - Vượt qua 33 thí sinh, Nam vương Vishmitha Divyanja (Sri Lanka) và Hoa hậu Mildred Esmith Rincon (Canada) đăng quang ngôi vị cao nhất cuộc thi Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025.
Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em

LNV - “Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai. Đầu tư và quan tâm đến thiếu nhi là sự đầu tư thông minh cho tương lai. Song hiện nay, văn học thiếu nhi đang đứng trước những thách thức lớn bởi sức hút và cám dỗ của rất nhiều loại hình giải trí khiến các em - và cả người lớn - không mặn mà với văn hóa đọc. Điều này đòi hỏi các nhà văn phải đổi mới chính mình để viết hay, hấp dẫn hơn nữa; cần gần gũi, giao lưu với thiếu nhi nhiều hơn để nắm bắt đúng và trúng nguyện vọng của các em, để nuôi dưỡng cảm xúc, viết ra những tác phẩm các em hứng thú. Muốn vậy, nhà văn cần viết bằng cái nhìn và trái tim trẻ thơ nhưng với trí tuệ của nhà thông thái.” (Nguyễn Thị Thiện).
Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định cầu nối những tấm lòng nhân ái

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định cầu nối những tấm lòng nhân ái

LNV - Ngày 12/6, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ tỉnh lần thứ 8, khóa 9, nhiệm kỳ 2022 – 2027, sơ kết công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ 6 tháng đầu năm; tổng kết Tháng Nhân đạo năm 2025; triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025.
Nhà báo, Nhà văn Hồ Quang Lợi ra mắt sách “Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút”

Nhà báo, Nhà văn Hồ Quang Lợi ra mắt sách “Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút”

LNV - Sáng 12/6/2025, Nhà báo, Nhà văn Hồ Quang Lợi long trọng tổ chức ra mắt cuốn sách “Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút” trong không khí đầy ý nghĩa và tự hào hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) tại Thư viện Quân đội (Hà Nội). Buổi lễ ra mắt không chỉ là sự kiện văn hóa, nghề nghiệp mà còn là dịp để giới báo chí, văn học và công chúng cùng nhìn lại hành trình hơn bốn thập niên gắn bó trọn vẹn với nghề cầm bút của một người đã tận hiến vì lý tưởng, sự thật và lẽ phải.
Gia Lai: Huyện Ia Pa vận động gần 2 tỷ đồng ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Huyện Ia Pa vận động gần 2 tỷ đồng ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát

UBND huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” trên địa bàn huyện.
Bệnh viện Đa khoa Vân Đình hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Bệnh viện Đa khoa Vân Đình hướng tới sự hài lòng của người bệnh

LNV - Trong hai ngày 9- 10 /6/2025, Bệnh viện Đa khoa Vân Đình (huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội) long trọng tổ chức Đại hội Đảng bộ Bệnh viện lần thứ XXVIII (nhiệm kỳ 2025 - 2030) với phương châm: “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đột phá - Phát triển”. Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Bệnh viện gồm 11 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Khuyến tiếp tục tái cử chức danh Bí thư, đồng chí Nguyễn Như Nhị giữ chức danh Phó Bí thư.
Bình Định: Những ngôi nhà mang giá trị nhân văn

Bình Định: Những ngôi nhà mang giá trị nhân văn

LNV - Với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự chung tay của toàn xã hội, đến tháng 5/2025, tỉnh Bình Định đã hoàn thành 100% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát, vượt tiến độ 7 tháng so với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

LNV - Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các tôn giáo không chỉ đóng vai trò tín ngưỡng mà còn là những trụ cột tinh thần, tham gia vào việc ổn định xã hội, điều tiết đời sống văn hóa và phản ánh tâm thế con người trước các biến động lịch sử. Cuốn sách “Qu
Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

LNV - Trong hệ thống thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, những công trình như đình, chùa, đền, miếu đã được nghiên cứu sâu rộng và trở thành biểu tượng quen thuộc trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, các quán Đạo giáo, nơi thờ phụng các vị thần
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở V
Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

LNV - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn kiện pháp lý có giá trị cao nhất, phản ánh ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đồng thời là nền tảng chính trị, pháp lý cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến tháng 6-2025, cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên, tăng 12.056 sản phẩm so với năm 2020. Trong đó, có 73,2% sản phẩm 3 sao, 26,4% sản phẩm 4 sao, 79 sản
Giao diện di động