Triển lãm thư pháp “ Nghiên bút còn thơm ”
![]() |
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm |
Đây có thể nói là triển lãm đầu tiên được Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức một cách bài bản, chuyên nghiệp như một triển lãm nghệ thuật, mỹ thuật và mang tầm đương đại dành cho thư pháp Quốc ngữ - điều mà lâu nay ít hoặc chưa triển lãm thư pháp Quốc ngữ nào làm được.
Triển lãm trưng bày 70 tác phẩm chính thức mang những nội dung, ý nghĩa, ý tưởng nghệ thuật cụ thể và 41 tác phẩm nhỏ được lựa chọn ngẫu nhiên trong quá trình sáng tác chuẩn bị cho triển lãm của các tác giả. Nội dung các tác phẩm thư pháp được lấy cảm hứng để viết và sáng tác từ các tác phẩm thơ văn Quốc âm bằng chữ Nôm và Quốc ngữ của các danh nhân trong lịch sử và văn học nước nhà như: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh và nhiều danh nhân khác gắn bó hoặc có những sáng tác về Thăng Long - Hà Nội và Văn Miếu - Quốc Tử Giám. 70 tác phẩm chính được trưng bày là 70 sắc thái riêng biệt. Các tác phẩm có nội dung, ý nghĩa, ý tưởng nghệ thuật rất cụ thể, rõ ràng và rất có chất riêng của từng tác giả, khác hẳn với những gì thường thấy của những bức viết lâu nay ngoài kia. Có những bức ta thấy viết theo hơi hướng truyền thống, có những bức theo trường phái tân cổ điển, có lối bán cổ điển, cũng có những bức phá cách rất hiện đại, tất cả đều mang tới hiệu ứng thị giác mạnh cho người xem, mang đến cảm xúc hoàn toàn mới lạ với con chữ, câu từ được viết ra. Từ ánh sáng soi ngược từ bên trong ra, quan chúng có thể nhìn thấy rất rõ từng nét bút, từng vết mực, từng mảng khối, sự loang nhiễm hay lắng đọng của từng đường nét, hình tượng mực ảo diệu đầy bất ngờ.
![]() |
TS. Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giámhóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giámphát biểu khai mạc Triển lãm.phát biểu khai mạc Triển lãm |
Trao đổi với phóng viên, TS. Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám cho biết: “Sau gần 4 tháng chuẩn bị cho Triển lãm thư pháp quốc ngữ “Nghiên bút còn thơm”, các thành viên ban tổ chức trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Triển lãm mở ra hướng đi mới cho hoạt động thư pháp quốc ngữ, tạo sân chơi chắc chắn cho những người yêu loại hình nghệ thuật này.Triển lãm “Nghiên bút còn thơm” mong muốn tạo ra một sự thay đổi, một sự mới mẻ, sự sáng tạo trong hoạt động thư pháp Quốc ngữ. Đã có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau trong quá trình các tác giả, giám tuyển cùng làm việc, bao gồm cả niềm vui, nỗi buồn, thậm chí cũng có lúc tưởng chừng như không thể làm được… nhưng đến hiện tại, chúng ta đã sắp được chứng kiến kết quả của một quá trình lao động đầy sự nỗ lực, cố gắng. Điều này cũng tạo cảm hứng cho nhiều anh em thư pháp và những người hoạt động nghệ thuật”.
![]() |
Du khách nước ngoài rất ấn tượng và xin thư pháp Việt về tặng gia đìnhViệt về tặng gia đì |
Chia sẻ với phóng viên, ông Vũ Thanh Tùng (nghệ danh Xuân Như) - Giám tuyển, thiết kế triển lãm cho biết: “Mục đích lớn nhất của Triển lãm “Nghiên bút còn thơm” là để cho những ai yêu thích, muốn học hỏi, tìm hiểu nghệ thuật thư pháp Quốc ngữ có thể tìm hiểu sâu, tìm hiểu đúng đắn hơn bản chất thư pháp Quốc ngữ, để từ đó có định hướng cho chính bản trên trên con đường nghệ thuật của mình. Cảm hứng ban đầu xuất phát từ nghiên mực đá thời Lê và hai bút lông đá ở nhà Bái Đường di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhờ đó chúng tôi đã lên ý tưởng và lấy tên cho triển lãm này, đó là Nghiên bút còn thơm. Các tác phẩm nhỏ trên mặt đất cùng với module chạy vòng xung quanh không gian trưng bày trên các ô cao mang hàm ý kết nối tác phẩm, kết nối tác giả, kết nối 3 miền Bắc – Trung – Nam, kết nối cộng đồng của mình, kết nối với công chúng trong một không gian thư pháp tràn ngập chữ”.
Đại diện nhóm tác giả, ông Bùi Chính Hưng khẳng định đây là một triển lãm đặc biệt và “Chúng tôi muốn gửi gắm thông điệp về sự trường tồn của các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là thư pháp chữ Quốc ngữ”.
![]() |
Du khách thăm quan xin chữ Th.s Phạm Đình Ngọc – tác giả tham gia triển lãmtác giả tham gia triển lã |
Trong suốt thời gian diễn ra triển lãm, các nhóm tác giả 3 miền Bắc Trung Nam thay nhau trực viết tặng chữ cho du khách thăm quan. Đây là hoạt động thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân cũng như du khách nước ngoài khi thăm Văn Miếu dịp này.
Triển lãm lần này có thể nói như một bữa tiệc buffet Thư pháp thịnh soạn với nhiều món ngon, độc, lạ được bài trí sang trọng nhưng vẫn không kém phần ấm cúng để quan chúng có thể tự lựa chọn và tìm ra món ăn nào phù hợp với khẩu vị của mình trong buổi dạ tiệc lung linh đầy sắc màu và ánh sáng. Chữ và chữ, giấy và mực, tất cả được hiển hiện, phô bày qua ánh sáng. Đó không chỉ là ý đồ nghệ thuật riêng của triển lãm, mà còn là những điều các tác giả muốn gửi gắm, chia sẻ với công chúng, và cũng chính là mốc đánh dấu sự cho khởi đầu và hứa hẹn về sự chuyển mình của Thư pháp Quốc ngữ - Thư pháp chữ Việt trong dòng chảy của Nghệ thuật Thư pháp ở Việt.
Với ý nghĩa đó càng khẳng triển lãm Nghiên bút còn thơm với 70 tác phẩm thực sự là hoạt động ý nghĩa chào đón kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô.
Tin liên quan

Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Triển lãm “Hồn của đất” tình yêu với Bác Hồ và Tổ quốc
09:26 | 25/10/2024 Tin tức

Hà Nội triển khai hiệu quả chương trình khuyến công
23:49 | 17/10/2024 Tin tức
Tin mới hơn

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975
10:02 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”
09:58 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái
09:17 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn nghề truyền thống ở bản Sưng
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Tràng An - Hành trình về miền di sản linh thiêng
09:22 | 21/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát
10:11 | 18/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Dân làng Canh Tiến phấn khởi đón điện lưới quốc gia
10:19 Nông thôn mới

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Giang: Du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống ở Hà Giang
10:09 Du lịch làng nghề

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 30/4
10:07 Tin tức