Tranh thờ Ông Táo
Sách Gia Định thành thông chí chép tục thờ Táo ở đất Gia Định xưa như sau: “Ở hai bên tả hữu vẽ hai hình người nam, ở giữa vẽ một hình người nữ, cùng tượng trưng quẻ Ly hỏa, ngụ ý một hào âm ở giữa hai hào dương làm chủ”. Tuồng như sự tích Táo quân là câu chuyện được biện sự để cắt nghĩa nguồn gốc ba Ông Táo theo quan điểm Dịch lý về quẻ Ly hỏa “một hào âm ở giữa hai hào dương”. Sự tích cổ kể rằng:
Ngày xưa có hai vợ chồng (chồng là Trọng Cao, vợ là Thị Nhi) rất yêu thương nhau. Nhưng khốn nỗi ăn ở với nhau đã lâu mà họ không có con, với lại tính chồng hay nóng giận. một hôm, trong cơn nóng giận, chồng đánh vợ. Thị Nhi buồn lòng bỏ nhà đi xứ khác. Ở đó, Thị Nhi lấy người chồng khác là Phạm Lang và cuộc hôn nhân mới rất hạnh phúc.
Tình cờ một hôm, Trọng Cao trên đường tìm vợ, đến gõ cửa nhà Phạm Lang. Lúc đó, Phạm Lang đi săn vắng nhà. Thị Nhi nhận ra chồng cũ liền mừng rỡ, tiếp đón nồng hậu. Trọng cao được bữa cơm rượu no say nằm lăn ra ngủ. Lúc đó, Phạm Lang đi săn trở về. Thị Nhi không muốn chồng mới biết chuyện cũ liền giấu Trọng Cao vào đống rơm ngoài vườn. Hôm đó, Phạm Lang săn được con thú lớn nên khi về nhà đã quăng con thú vào đống rơm, rồi nổi lửa để thui. Đống rơm bốc cháy rừng rực một hồi thì Thị Nhi mới hay ra cớ sự. Thương chồng cũ hóa ra giết chồng, Thị Nhi đau đớn nhảy vào đống lửa đang bốc ngùn ngụt. Phạm Lang chẳng rõ cớ sự, cuối cùng thất chí cũng gieo mình chết luôn bên cạnh Thị Nhi. Ngọc Hoàng cảm động vì tình cảm của ba người hạ giới bèn cho làm thần Bếp.
Câu chuyện trên là cơ sở để loại tranh mộc bản “Táo quân thần vị” vẽ bộ ba một Bà hai Ông thấy phổ biến ở miền Bắc.
Bài vị Táo quân
Tranh một Bà hai Ông tuy vậy không phổ biến lắm. Trái lại chúng ta thấy nhiều là bài vị thờ Ông Táo viết chữ Hán với danh hiệu “Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân” hay “Định phúc Táo quân”.
Qua quan sát thực tế, chúng ta thấy rằng: 1/ Thần Bếp có danh hiệu là Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, được thờ ở dưới bếp; 2/ Táo quân thường được định danh là Định phước Táo quân, thờ ở trang thờ, ngay phía trên bàn thờ Tổ tiên ở gian giữa nhà trên (ở miền Nam) hay ngay trên cửa chính, phía bên trong nội thất nhà trên, đối diện với hương án thờ tổ tiên như thấy ở Quảng Nam).
Theo các bô lão vùng Trung Bộ thì đó là nơi thờ Ngũ Tự: Táo, Tỉnh, Môn, Hộ, và Trung lựu. Ở những ghi chép của Đặng Huy Trứ (1825-1874) trong Đặng Dịch Trai ngôn hành lục (Dịch Trai Đặng Văn Trọng: cha của Đặng Huy Trứ), tác giả đưa ra quan điểm chính thống về việc thờ tự: “Thiên tử tế Trời Đất, các chư hầu tế sông núi, các quan đại phu tế Ngũ tự, sĩ dân và dân thường chưa được tế Ngũ tự mà chỉ được tế Táo thần và Trung lựu thần. Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ có công dụng lớn nên sĩ tử và dân thường theo Ngũ tự thuộc ngũ hành nên thờ cúng: Nhà (Hộ), bếp (Táo), gian giữa (Trung lựu), cửa (Môn), giếng (Tỉnh) đối với mọi nhà, thiếu một cái cũng không được. Điều này cho thấy việc thờ Định phúc Táo quân ở trang thờ giữa nhà có nguồn gốc từ tín ngưỡng Ngũ tự và việc thờ Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân dưới bếp là truyền thống thờ thần Bếp của dân gian, chưa bị tín ngưỡng thờ Ngũ tự của nhà Nho chi phối.
Tranh thờ Ông Táo - Ông Táo với hai vị hầu cận
Ở Nam bộ, bài vị Ông Táo, cả hai loại rất phổ biến, bên cạnh loại tranh Táo quân được vẽ trên kiếng: Ông Táo mặc quan phục ngồi ngai đường bệ, tay cầm hốt và hai bên là hai thuộc hạ. Một là võ tướng cầm chùy hay cờ và một là văn quan ôm túi đựng ấn “Táo quân” hay cầm cuộn giấy/ sổ ghi công tội. Rõ ràng là, tranh Táo quân loại này không bắt nguồn từ sự tích “Một bà hai ông” nói trên, mà căn cứ vào một tín lý khác.
Theo Táo quân chơn kinh (NXB L’Union Saigon 1953), Ông Táo có họ Trương tên Đan, tự Tử Quách, vợ là Bà Táo Lai Nữ và hai phụ tá là Tả mạng thần quan ghi sổ công và Hữu mạng thần quan ghi sổ quá.
Theo Lê Văn Phát (trong La vie intime d’un Annamite de Cochinchine et ses croyances vulgaires/ NXB Schneider, Saigon, 1907) thì Ông Táo có tên là Trương Thiện Táo – một phán quan đời nhà Tống (bên Trung Quốc), có nhiệm vụ theo dõi và xét xử giảm khinh tội phạm. Ông mất, Ngọc Hoàng tưởng đến công đức của ông, đã phong cho ông chức vụ giám sát công việc của người đời và hằng năm báo cáo để Ngọc Hoàng thưởng công phạt tội cho người ở trần thế chính xác và công bình. Ông Trương Thiện Táo có hai bộ hạ là Hồng Lực Sĩ vốn là tay ăn cướp bị Táo khuất phục và Tạ Phán quan lo giữ sổ ghi chép công tội của con người.
Dù danh tính Ông Táo và hai người hầu cận mỗi sách viết một khác, song chắc chắn rằng Táo quân chơn kinh là dữ liệu có phần chính thức hơn. Nói cách khác, tranh kiếng vẽ Ông Táo, gồm Ông Táo Quách Tử/ Trương Đan và hai hầu cận tả, hữu là hai vị “Tả mạng, Hữu mạng thần quan”. Loại tranh này được sản xuất từ nhiều nơi, do nhiều nghệ nhân thực hiện nên đây là một sưu tập phong phú về số lượng dị bản, cũng như đa dạng về kỹ pháp, hình họa và phong cách mỹ thuật.
Bài và ảnh Huỳnh Thanh Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn

Dâng 180 mâm lễ hình bản đồ Việt Nam dâng lên Vua Hùng
10:43 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội: Nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
10:40 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiều hoạt động về "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam" tại Hà Nội
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
12:03 | 05/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực
21:01 | 04/05/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 | 30/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân