Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Trăm năm làng chiếu Định Yên

Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Sen hồng Đồng Tháp, từ thuở nhỏ đã được cha mẹ kể cho nghe về làng nghề chiếu Định Yên trứ danh khắp Nam Kỳ Lục tỉnh. Làng chiếu Định Yên thuộc xã Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, nằm nép mình bên dòng sông Hậu hiền hòa, thơ mộng, khiến ai cũng muốn đến khám phá.

Nghề dệt chiếu trở thành nghề thủ công truyền thống, theo hình thức "nối ngôi" đã trải qua trên 100 năm thăng trầm, bền bỉ, lưu truyền cho đến hôm nay. Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận làng chiếu Định Yên là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.


Người dân dệt chiếu bằng khung gỗ truyền thống


Chiếu Định Yên nhuộm màu tươi thắm

Lúc nào cũng vậy, hễ ai vừa tới đầu làng chiếu Định Yên sẽ cảm nhận được không khí rộn rã được tạo nên bởi âm thanh đặc trưng của những khung dệt làm ra chiếc chiếu truyền thống mà cha ông đã bao đời truyền lại. Nghề dệt chiếu được truyền nghề trong các hộ gia đình, từ những người có kinh nghiệm hướng dẫn cho con, cháu. Nghề dệt chiếu có lúc thăng trầm nhưng người dân vẫn một lòng bền bỉ "bám trụ" để duy trì và phát triển làng nghề.

Từ những năm 1920, nghề dệt chiếu Định Yên phát triển, nguyên liệu tại chỗ không đủ, phải mua thêm lác chẻ sẵn từ các nơi khác chở đến. Cho đến trước 1954, chiếu Định Yên nhờ chất lượng cao, giá cả vừa phải nên ghe thương hồ chở bán khắp các tỉnh ĐBSCL, lên đến tận Nam Vang (Campuchia).


Các hộ gia đình theo nghề được hỗ trợ đầu tư máy dệt chiếu công nghiệp


Không giống những làng nghề khác ngày càng tàn lụi trước kinh tế thị trường, làng nghề chiếu Định Yên có sức sống mãnh liệt, lưu giữ nét văn hóa của một làng nghề đặc trưng miền sông nước Cửu Long. Những năm gần đây, người dân được Nhà nước hỗ trợ đầu tư những chiếc máy dệt công nghiệp thay sức người nên làng chiếu Định Yên đã "hồi sinh", mang lại cuộc sống sung túc cho những hộ có quyết tâm đeo đuổi nghề dệt chiếu. Bà Huỳnh Thị Muội hơn 35 năm theo nghề dệt chiếu, trải lòng: "Trước đây, chiếu được dệt bằng thủ công phải có hai người, một người đẩy sợi lác vào và một người dập. Tỉ mẩn, chậm chạp, mỗi ngày làm nhanh chỉ được vài ba chiếc đã mệt lả người. Bây giờ, chiếu được dệt bằng máy công nghiệp, chỉ cần một người ngồi ghế đút từng sợi lác vào máy, mỗi ngày máy dệt được hơn chục chiếc".

Điểm khác biệt của chiếc chiếu Định Yên ở chỗ cọng lác được chọn kĩ, nhuộm màu mang đi phơi vừa nắng nên dai, dệt chiếu sẽ bền, sử dụng được lâu. Ngày trước, dệt bằng tay, sợi lác dễ hỏng, giờ chuyển sang dệt máy vừa tiết kiệm được công sức, thời gian vừa tạo thành phẩm chắc, đẹp.

Cả ba thế hệ trong gia đình bà Hà Thị Hiếu đều theo nghề dệt chiếu. Riêng bà đã gắn bó với nghề ngót hơn 40 năm. Bà Hiếu kể, nghề dệt chiếu thủ công truyền đời, nên tay người Định Yên không ai không nhằng nhịt sẹo do dao, sợi lác cắt xước. Mà nghĩ cũng lạ, bao đời dầm tay trong thứ nước màu nhuộm sền sệt, đôi bàn tay những người phụ nữ ở làng chiếu vẫn giữ nét trẻ trung thời tuổi thanh xuân.

"Tôi không biết nghề dệt chiếu có từ bao giờ, chỉ biết đời cha mẹ, ông bà nội ngoại đều làm chiếu rồi truyền lại. Con gái trong làng nghề lớn lên mà không biết dệt chiếu là chuyện lạ. Trẻ con còn nhỏ, đi học một buổi, một buổi phụ cha mẹ phơi lác, chùi lác thành thục. Đàn ông thì làm việc nặng dập khung. Phụ nữ chọn lác, phơi, nhuộm, chọn màu. Cả làng lúc nào cũng rực rỡ bởi những sợi lác được nhuộm đủ các loại màu, mang đi phơi nắng từ trong nhà ra ngoài ngõ", tay vừa thoăn thoắt đưa những sợi lác vào khung dệt bà Hiếu vừa kể.


Công đoạn nhuộm lác


Mỗi khi tôi chạy xe máy tới ngõ làng chiếu, điều đầu tiên đập vào mắt là những bó lác được nhuộm màu vàng, đỏ, xanh, tím, trắng… đang phơi nắng cặp lề đường, cảm nhận được mùi lác thơm nồng hương nắng. Nhìn xa xa là hình ảnh những người phụ nữ đang hối hả lựa lác, nhuộm lác, phơi lác tạo nên một bức tranh sinh động đầy sắc màu của làng nghề đang trở lại thời kỳ vàng son.

Sản phẩm của làng chiếu Định Yên thường có loại chiếu vảy ốc (loại chiếu dày, chắc, bền, ngày trước ưa dùng), chiếu bông (gồm có bông in và bông dệt), chiếu con cờ (có các ô hình vuông như bàn cờ), chiếu trắng (loại trơn, mỏng dùng thông dụng trong mọi gia đình), chiếu lãy chữ (còn gọi là chiếu cổ)…

Bà Lê Thị Thể là người duy nhất ở làng nghề chiếu Định Yên còn dệt chiếu cổ đã gần 45 năm gắn bó với nghề. Bà Thể cho biết chiếu cổ thường có khổ 0,5-1,5 m, in hoa văn khi dệt phải lãy chữ cho khéo léo. Loại chiếu này dùng trải trên bàn thờ hay đặt giữa bộ ván ngựa để dọn mâm cỗ cúng kiến ông bà, tổ tiên trong ngày giỗ, cưới hỏi, tết.

Chiếu Định Yên xuất ngoại

Không chấp nhận mai một làng nghề, người dân làng chiếu Định Yên cùng với chính quyền địa phương chủ động tìm hướng đi mới giúp "hồi sinh" làng nghề dệt chiếu truyền thống, và thành lập được hợp tác xã chiếu để mở rộng thị trường tiêu thụ. Ông Phan Văn Bé Tư, Giám đốc Hợp tác xã chiếu Thanh Bình, cho biết: "Trên địa bàn xã Định Yên có khoảng 400 chiếc máy dệt với công suất khoảng 35.000 chiếc/ngày. Hiện nay, chiếu đã bán sang Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc… được bạn hàng quốc tế đánh giá cao".

Trong làng ai cũng biết đến chiếc chiếu cổ nhưng để dệt ra mỗi chiếc chiếu thật lắm công phu, tốn nhiều thời gian nên ít người chịu dệt. Dệt chiếu cổ khó nhất là kỹ thuật lãy chữ sao cho hiện chữ đẹp, bền và chỉ dệt bằng khung gỗ truyền thống. Có một thời kỳ chiếu cổ không tìm được đầu ra, bà Thể phải bỏ nghề một thời gian. Sau đó bà vẫn quay trở lại với nghề dệt chiếu cổ để giữ nghề, góp phần làm nên nét đẹp quê hương Định Yên. "Từ nhỏ, tôi theo mẹ dệt chiếu cổ, rồi xin mẹ nối ngôi. Khi mẹ qua đời, tôi vẫn theo nghề dệt chiếu cổ. Bây giờ, chiếu cổ của tôi dệt ra tới đâu bán hết tới đó, khách hàng muốn mua phải đặt trước vài ngày. Tôi đã truyền nghề dệt chiếu cổ lại cho con gái, cháu ngoại tiếp tục giữ lửa nghề", bà Thể lúc nào cũng nặng nợ với nghề dệt chiếu cổ.

"Chợ ma" - vang bóng một thời

Tôi vừa ghé vào làng chiếu Định Yên, chị Huỳnh Thị Quen đang tất bật dệt chiếu xởi lởi bằng hai câu ca dao: "Định Yên có vựa chiếu to/ Lấy chồng xứ Định khỏi lo chiếu nằm". Câu ca dao được truyền tụng từ bao đời ở làng chiếu Định Yên, đã phần nào minh chứng cho sự hưng thịnh một thời của làng chiếu đã tồn tại hơn một thế kỷ.

Thuở nhỏ, tôi được cha mẹ kể về "chợ ma", mà chỉ nghe đến cái tên đã có cảm giác rùng mình. "Chợ ma" hay còn gọi là "chợ âm phủ" từng vang bóng một thời, tạo nên sức sống mãnh liệt của làng nghề dệt chiếu. Từ xa xưa, "chợ ma" đã trở thành nét văn hóa độc đáo mà chỉ duy nhất làng chiếu Định Yên có được. Sau này, tôi được các cụ cao niên trong làng chiếu kể lại, "chợ ma" được họp từ lúc nửa đêm, bạn hàng gần xa tụ họp về, những ngọn đèn dầu cá, dầu lửa đủ sáng cho người mua, kẻ bán. Từ đó nhiều người quen gọi là "chợ ma" như trong truyện huyền thoại dân gian.

"Chợ ma" xuất hiện và duy trì phù hợp với công việc dệt chiếu, phụ thuộc vào con nước lớn, nước ròng và sinh hoạt của người dân địa phương. Ban ngày, phụ nữ đều bận rộn với các công việc để hoàn thành chiếc chiếu như se trân, phơi, nhuộm lác, dệt chiếu. Ban đêm, tranh thủ mang chiếu đến "chợ ma" bán cho thương lái.


Tái hiện phiên "chợ ma" vang bóng một thời


Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp đã có chủ trương tái hiện lại "chợ ma" để thế hệ sau, khách du lịch có thể hiểu về nét văn hóa đặc trưng, phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2018, tôi tham dự tái hiện phiên "chợ ma" có hơn 100 thợ dệt chiếu. Dưới ánh đèn dầu lập lòa và ánh đuốc sáng trong đêm đã diễn ra cảnh mua bán chiếu rộn rã giữa người mua, kẻ bán. Phiên chợ làm sống lại khung cảnh bán chiếu vốn đã vang bóng một thời.

Nhiều người dân khắp nơi tò mò, thích thú đến tham quan, chiêm ngưỡng để biết "chợ ma" hoạt động như thế nào. Anh Nguyễn Hoàng Trọng đến xem hoạt động phiên "chợ ma", nói: "Tôi đã 35 tuổi, là người con của quê hương huyện Lấp Vò có nhà cách làng chiếu Định Yên khoảng 20km nhưng chỉ nghe kể lại "chợ ma". Được tham dự phiên "chợ ma" nhóm họp giữa khuya mới chứng kiến được nét độc đáo có một không hai. Nhờ tái hiện lại mà thế hệ trẻ chúng tôi được biết đến "chợ ma" một thời nổi danh đã bị thất truyền".

Bà Lê Thị Thể kể với tôi rằng, người bán chiếu bất luận giờ nào, hễ dệt xong vài đôi chiếu là mọi người tranh thủ đem đến "chợ ma" bán ngay. Có những lúc về đêm, họ cũng mang chiếu đến bán, cầm theo chiếc đèn dầu tù mù. Từ đó, hình thành nên cái chợ chiếu ban đêm mà người ta quen gọi là "chợ ma" hoặc gọi là "chợ âm phủ". "Thời gian họp chợ lúc nửa đêm và kết thúc vào sáng ngày hôm sau. Ngày đó, mỗi phiên "chợ ma" có gần cả trăm người buôn chiếu từ khắp các tỉnh đến chọn hàng. Trên bờ, rừng chiếu đầy màu sắc rực rỡ; dưới bến ghe, xuồng đậu san sát chờ mua chiếu. Mỗi người buôn chiếu đậu ghe tại bến sông vài đêm, thu mua khoảng 1.000 chiếc mới nhổ neo, chở đi bỏ mối và bán lẻ khắp vùng ĐBSCL và sang tận Campuchia", bà Thể mắt nhìn ra dòng sông hồi tưởng lại một thời tham dự "chợ ma".

Nghề dệt chiếu đã nuôi sống biết bao gia đình, là nghề gắn bó với tên làng, tên đất. Vì lẽ đó, người dân làng chiếu Định Yên ai cũng xem nghề dệt chiếu như một trách nhiệm cần phải gắn bó với nghề. Và, tôi nghĩ, để tồn tại một làng nghề hơn một thế kỷ phải là sự gắn kết của rất nhiều thế hệ người, nhiều con người, nhiều gia đình lại với nhau đã làm "hồi sinh" làng chiếu Định Yên hôm nay.

Dương Út/Dân Việt


Tin liên quan

Tin mới hơn

An Giang: Nỗ lực bảo tồn làng nghề truyền thống

An Giang: Nỗ lực bảo tồn làng nghề truyền thống

LNV - Thời gian qua, An Giang đã ban hành, triển khai thực hiện đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách nhằm nỗ lực bảo tồn và phát triển các ngành nghề nông thôn, các làng nghề, làng nghề truyền thống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn bền vững.
Thái Nguyên tham dự hội chợ ẩm thực " món ngon từ biển" và sản phẩm OCOP làng nghề tỉnh Bình Định.

Thái Nguyên tham dự hội chợ ẩm thực " món ngon từ biển" và sản phẩm OCOP làng nghề tỉnh Bình Định.

LNV - Từ ngày 11/7/2024 đến hết ngày 15/7/2024; Hội chợ ẩm thực “Món ngon từ biển” và Sản phảm OCOP, làng nghề tỉnh Bình Định được tổ chức tại Công viên Thiếu nhi tỉnh Thành phố Quy Nhơn. Đến tham dự hội chợ có trên 100 gian hàng với nhiều tỉnh tham gia. Đặc biệt, gian hàng của Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên được nhiều người dân và du khách quan tâm .
Độc đáo làng nghề làm miến khô tại phố Núi - Buôn Mê Thuột

Độc đáo làng nghề làm miến khô tại phố Núi - Buôn Mê Thuột

LNV - Trái ngược với hình ảnh quen thuộc của những đồi cà phê bạt ngàn, làng nghề miến Chi Lăng thuộc phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) giờ đây nơi đây lại nhộn nhịp với những hoạt động sản xuất miến khô tấp nập, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Quảng Nam: Tôn vinh Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng

Quảng Nam: Tôn vinh Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm-Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Làng nghề làm trống Bắc Thai trăm năm tuổi

Làng nghề làm trống Bắc Thai trăm năm tuổi

LNV - Làng nghề làm trống Bắc Thai nổi tiếng và được biết đến như một sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hà Tĩnh. Nghề làm trống đã gắn bó với người dân nơi đây khoảng 100 năm, dù trải qua nhiều khó khăn, nơi đây vẫn giữ nghề như một nét văn hóa riêng.
Làng nghề truyền thống Minh Khánh - Đỏ lửa làng rèn trăm năm

Làng nghề truyền thống Minh Khánh - Đỏ lửa làng rèn trăm năm

LNV - Cái nghề cha truyền con nối ấy cứ thế tồn tại, qua lúc thịnh lúc suy nhưng dường như người làng rèn này chưa một ngày dừng tay búa, chưa một ngày dừng thổi lửa. Sắt và thép cứ thế được tôi luyện để ra thành phẩm phục vụ mọi người.

Tin khác

Công nghệ nâng tầm mây tre đan Vân Sơn

Công nghệ nâng tầm mây tre đan Vân Sơn

LNV - Tận dụng nguồn đất đai, lao động, và nguồn mây tre dồi dào ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình), HTX mây tre đan Vân Sơn đã kết hợp nhuần nhuyễn với ứng dụng khoa học công nghệ để đưa mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp thích ứng với kinh tế thị trường.
Nghệ nhân bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Hrê

Nghệ nhân bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Hrê

LNV - Nhờ sự nỗ lực, tâm huyết của các nghệ nhân dân gian và Người có uy tín, đã giúp bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của người Hrê ở Quảng Ngãi, từ nhạc cụ, làn điệu dân ca, những hiện vật...
Bình Định: Làng nghề trồng hoa Bình Lâm và hành trình công nhận làng nghề truyền thống

Bình Định: Làng nghề trồng hoa Bình Lâm và hành trình công nhận làng nghề truyền thống

LNV - Làng nghề trồng hoa Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước hình thành trong đời sống người dân từ lâu. Làng nghề được công nhận sẽ là động lực, khuyến khích người dân địa phương tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì phát triển làng nghề ngày càng hiện đại, văn minh, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Minh Châu xây dựng nông thôn mới nâng cao

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Minh Châu xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Minh Châu được gọi với cái tên là "xã đảo" nằm giữa Sông Hồng thuộc địa phận huyện Ba Vì (Hà Nội). Khó khăn trở ngại lớn nhất của người dân nơi đây là đi lại sinh hoạt từ xã về huyện, nhất là trong các mùa mưa bão, lũ lụt, phải sử dụng thuyền, đò.
Có chính sách thông thoáng hỗ trợ làng nghề Hà Nội phát triển

Có chính sách thông thoáng hỗ trợ làng nghề Hà Nội phát triển

LNV - Sáng 5-7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tại làng nghề trên địa bàn thành phố.
Người đam mê với điêu khắc gốm

Người đam mê với điêu khắc gốm

LNV - Nhà điêu khắc Lê Anh Vũ, sinh năm 1984, tại Giang Cao, xã Bát Tràng, Gia Lâm (Hà Nội) và hiện đang là giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Luật Thủ đô (sửa đổi): Thúc đẩy gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề

Luật Thủ đô (sửa đổi): Thúc đẩy gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề

LNV - Trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), thành phố đặc biệt quan tâm đến vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề. Trong Luật Thủ đô mới được Quốc hội thông qua đã có nhiều điều, khoản thúc đẩy phát triển lĩnh vực giàu tiềm năng này.
Ẩm thực cá ngừ đại dương và OCOP, Làng nghề được tôn vinh tại Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

Ẩm thực cá ngừ đại dương và OCOP, Làng nghề được tôn vinh tại Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

LNV - Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 15/7/2024, trong đó chương trình giới thiệu nghệ thuật ẩm thực cá ngừ đại dương gắn với Hội chợ ẩm thực “Món ngon từ biển” và Hội chợ OCOP, Làng nghề tỉnh Bình Định là điểm nhấn tạo sự khác biệt để thu hút du khách mọi miền đất nước hội tụ về Bình Định.
Nghệ nhân nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho làng nghề đúc truyền thống

Nghệ nhân nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho làng nghề đúc truyền thống

LNV - Nghệ nhân bàn tay vàng Nguyễn Thế Uy (sinh năm 1979), sinh ra và lớn lên tại làng đúc truyền thống thuộc xã Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng. Gia đình anh có 3 thế hệ làm nghề đúc nơi đây. Hiện anh làm Giám đốc Công ty TNHH MTV BK (trụ sở tại thôn Văn Cú, xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng),
Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

LNV - Nghề làm lồng chim ở làng Canh Hoạch đã có từ lâu đời có hơn 1000 hộ làm lồng chim. Người được coi là ông tổ làng nghề phải kể đến cố nghệ nhân Nguyễn Văn Tý. Sau này, cụ Nguyễn Văn Tý truyền nghề cho con trai là Nguyễn Văn Nghi (cụ Ba Mi). Sinh thời, cụ Nguyễn Văn Nghi nức tiếng trong vùng bởi có "đôi tay vàng".
Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

OVN - Dù có nhiều giai đoạn thăng trầm, nghề làm tương ở Làng Bợ (xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) vẫn nức tiếng gần xa nhờ hương vị thơm ngon. Sản phẩm đạt chất lượng OCOP 4 sao vừa góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời cũng lưu giữ được hồn cốt của làng quê ven sông Đà.
Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

LNV - Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn là một trong 5 làng nghề được tỉnh Bình Định lựa chọn để tập trung hỗ trợ phát triển trong giai đoạn 2023-2025 trở thành điểm du lịch làng nghề.
Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

LNV - Sáng 27/6, tại quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức hội thảo “Vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội”, với sự tham gia của Hội LHPN 15 quận huyện, đại diện các nghệ nhân, làng nghề truyền thống…
Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

LNV - Sáng 1-7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc kỳ họp thứ mười bảy-kỳ họp giữa năm để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

LNV - Sở NN&PTNT vừa phối hợp UBND huyện Đồng Xuân, Trung tâm Xúc tiến du lịch (Sở VHTT&DL), Công ty TNHH Du hành Đại Hữu, Trường phổ thông Duy Tân tiến hành khảo sát, đánh giá hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình để gắn với phát triển du lịch cộng đồng nông thôn tại khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động