Trà Đạo Nhật Bản từ nơi khởi nguồn đến Việt Nam
Lịch sử của Trà ở Nhật Bản bắt đầu từ thời kỳ Nara tới đầu thời kỳ Heian (TK 8 đến cuối TK 11) khi các phái đoàn đi sứ triều Đường (Trung Quốc) mang Trà về nước. Sau đó, thiền sư Eisai (1141-1215) sang nhà Tống (Trung Quốc) tham vấn học đạo rồi học hỏi cách thưởng trà và đem hạt giống cây Trà về trồng ở Nhật. Lúc bấy giờ, người ta dùng Trà như một vị thuốc và sử dụng chủ yếu tại các Thiền viện.
Bánh Higashi được tạo hình xinh xắn
Ban đầu thói quen uống Trà phổ biến trong giới Thiền tăng nên đã sinh ra “Trà lễ”. Giữa thời kỳ Muromachi, Murata Shuko đã cùng thiền sư Ikkyu - chùa Đại Đức (Kyoto) lên ý tưởng cải tiến “Trà lễ” ở Thiền viện thành nghi thức trang trọng hơn. Cách làm Trà này cũng được giới võ sĩ đón nhận tích cực và dần lan rộng.
Chén trà đánh xong có màu xanh đẹp mắt được dâng cho khách
Góc trang trí thư pháp, hoa… trong phòng trà
Takeno Jyoo đã cải tiến thêm một bậc nữa cách thưởng trà của Murata Shuko với việc chuyển không gian dâng trà sang phòng chiếu Tatami. Ông cũng đưa ra học thuyết Wabi Trà tập trung mang tinh thần Thiền vào thưởng Trà, đề cao nét đẹp của sự chân thật ẩn trong sự tĩnh lặng của cảnh vật, cùng với lòng khiêm nhường, ôn hòa trong tâm tính con người.
Sau đó, Sen No Rikyu (1522-1591) đón nhận và kế thừa tinh tuý của Wabi Trà, rồi hoàn thiện Trà Đạo bằng cách nâng cao giá trị tinh thần của việc thưởng Trà. Ông chủ trương sử dụng nhiều hơn các dụng cụ Trà thuần Nhật, hoặc Triều Tiên thay cho những dụng cụ bằng đồng xuất xứ Trung Quốc. Ông cũng chính là người đã đặt nền móng sáng lập và định hình Trà Đạo Nhật Bản như ngày nay.
Nghệ thuật pha Trà Đạo Nhật Bản rất độc đáo
Một số cái thú khi thưởng thức Trà Đạo Nhật Bản đó là: Trước khi uống trà, chủ nhà thường mời khách ăn bánh ngọt. Loại bánh có thể trực tiếp dùng tay ăn gọi là higashi. Người ta làm bánh này từ loại đường đặc biệt kết hợp với ngũ cốc, rồi dùng khuôn tạo hình hoa lá cỏ cây, con vật xinh xắn. Một loại bánh khác gọi là omogashi được nghệ nhân nhào nặn bánh bằng tay, nhân bánh thường dùng bột đậu đỏ, còn vỏ bánh là bột nếp, đậu, khoai... Nếu mời khách ăn omogashi, chủ nhà sẽ bày bánh trên khay đựng riêng, đặt thêm một đôi đũa cùng dụng cụ để cắt nhỏ hoặc xiên qua miếng bánh rồi đưa vào miệng. Tên của dụng cụ này trong tiếng Nhật là Kuromoji. Nhiều loại bánh kẹo khác cũng được dùng mời khách, nhưng có đặc điểm chung là phải tuân theo mùa.
Các bước cơ bản khi uống Trà Đạo:
• Đầu tiên, khách dùng tay phải cầm chén, ngón cái giữ miệng chén, 4 ngón còn lại đỡ đáy chén cho lên lòng tay trái, rồi tay phải xoay ngang ghé hờ bên hông chén.
• Hơi cúi đầu, đồng thời nâng nhẹ chén trà nhằm thể hiện lòng cám ơn với những người đã mời trà mình.
• Xoay chén hai lần theo chiều kim đồng hồ, sao cho mặt trước chén trà xoay ra phía sau, rồi uống. Thường một chén trà chỉ uống trong 3-3,5 ngụm là hết. Khách tạo ra tiếng “suýt” khi hớp ngụm trà cuối. Đây là tín hiệu báo cho chủ nhà biết mình đã uống hết chén trà, cũng để biểu hiện sự hài lòng.
• Cuối cùng, xoay chén hai lần ngược chiều kim đồng hồ, sao cho mặt chính của chén về vị trí lúc ban đầu, ngắm hoa văn kiểu cách chén trà, sau đó mới trả lại chén.
Với lịch sử hàng trăm năm từ khi sư tổ Sen No Rikyu sáng lập đến nay, Trà Đạo ở Nhật Bản đã có nhiều trường phái khác nhau. Nổi bật có 3 trường phái là Omotesenke, Urasenke và Mushakojisenke. Trong đó, Trường phái Trà đạo Urasenke được biết đến phổ biến và có nhiều người theo học nhất.
Học Trà Đạo Nhật tại Việt Nam, tại sao không!
Trà Đạo Urasenke đã có mặt ở Việt Nam từ lâu, đại diện là Câu lạc bộ Trà Đạo Sài Gòn Urasenke tại TP. HCM với bề dày kinh nghiệm hơn 20 năm hoạt động. Hội trưởng CLB cho biết: “Trà Đạo có thể tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm là do bên cạnh việc thưởng Trà, trong đó còn chứa cả một hệ tư tưởng, triết lý sâu xa. Vậy nên, ngoài hiểu biết về văn hóa truyền thống của Nhật Bản, về các dụng cụ liên quan thì người dâng Trà phải hiểu đủ, đúng về chuyên môn, cũng như phải có cảm nhận thật sự sâu sắc về những triết lý nhân sinh qua các câu chữ như: Trà-Thiền-Nhất-Vị, Hòa-Kính-Thanh-Tịch, Nhất Kỳ-Nhất Hội, Bình-Thường-Tâm-Thị-Đạo, Đạo-Học-Thực, Vô… và để hiểu được ý nghĩa các câu chữ trên thì người học Trà Đạo phải bắt đầu học từ việc chuẩn bị, luyện tập, thể nghiệm, cảm nhận rồi hãy giới thiệu văn hóa Trà Đạo tới mọi người”.
Cách thưởng thức Trà Đạo cũng không kém phần đặc biệt
Được biết, CLB Trà Đạo Sài Gòn Urasenke bắt đầu sinh hoạt từ năm 1999. Thành viên ban đầu gồm có hai cô giáo người Nhật và một số người Việt Nam yêu thích văn hoá Nhật Bản. Năm 2007, CLB gia nhập Hội hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản TP. Hồ Chí Minh, một tổ chức chính trị - xã hội thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP. Hồ Chí Minh, và trở thành chi hội chính thức. Các hoạt động của CLB chủ yếu là biểu diễn, giới thiệu Trà Đạo trong phạm vi giao lưu văn hóa Việt, Nhật thông qua các sự kiện do Hội hữu nghị Việt - Nhật tổ chức.
Chương trình trải nghiệm 1 buổi tập Trà Đạo tại CLB Trà Đạo Sài Gòn Urasenke
“Ngoài ra, CLB cũng thường xuyên chiêu sinh hội viên, hướng dẫn hội viên học tập và trải nghiệm Trà Đạo” – hội trưởng CLB cho biết thêm.
Hoạt động nổi bật khác của CLB phải kể đến chương trình trải nghiệm 1 buổi tập Trà Đạo cho những người thực sự yêu thích, muốn học Trà Đạo một cách nghiêm túc. Hoạt động này diễn ra quanh năm và không yêu cầu biết tiếng Nhật.
Bài, ảnh: Điểm Điểm
.Thời gian: 15:00 Chủ Nhật hằng tuần
.Địa điểm: Toà nhà VJCC, Trường Đại học Ngoại thương - Cơ sở II, số 15, đường D5, P.25, Q Bình Thạnh, TPHCM
.Liên hệ đăng ký trải nghiệm tập Trà Đạo saigonurasenke@gmail.com hoặc nhắn tin qua trang Facebook CLB Trà Đạo Sài Gòn Urasenke
.https://www.facebook.com/CLBTraDao
.Nội dung đăng ký: nhắn NGÀY THÁNG cụ thể của ngày Chủ nhật muốn đăng ký, kèm theo TÊN, SỐ ĐIỆN THOẠI những người tham gia.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Tâm huyết phục dựng lồng đèn trung thu truyền thống của cô gái trẻ
16:23 | 29/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc
20:20 | 28/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi thư chúc các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu năm 2023.
08:45 | 27/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Một số lễ hội độc đáo ở Lai Châu
08:45 | 27/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Nhà hàng Minh Công - Niềm tin của người tiêu dùng
20:27 | 25/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Tháng 7 chi ân
20:26 | 25/09/2023 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân
Tin khác

Nét đặc sắc của ẩm thực Huế
08:44 | 25/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Trung thu nét đẹp truyền thống của người Việt
08:44 | 25/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Triển lãm tranh mỹ thuật mang tên “Chơi”
08:59 | 22/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Thành Tuyên chính thức diễn ra từ ngày hôm ngay 20/9/2023 đến hết ngày 27/9/2023
08:56 | 21/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Bộ Y tế đề xuất nới phạm vi chi trả bảo hiểm y tế với thuốc hiếm
20:56 | 19/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Quê hương đổi mới
11:22 | 13/09/2023 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại lễ hội Trung thu 2023
10:33 | 12/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Nhớ mùa trung thu năm ấy
09:16 | 11/09/2023 Văn hóa - Xã hội

“Gió thổi mùa thu hương cốm mới”
09:15 | 11/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Khai mạc Ngày hội văn hoá các dân tộc miền trung
14:21 | 08/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Bánh cuốn ngọt miền Tây
09:34 | 07/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Người trẻ nặng lòng với truyền thống lịch sử dân tộc
09:33 | 07/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Xôi cốm - món quà thanh tao của người Hà Nội
15:18 | 06/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc xã Hoà Lâm
15:17 | 06/09/2023 Văn hóa - Xã hội

Huyện Lý Nhân (Hà Nam) : Thôn Cát Vinh, xã Công Lý khánh thành Nhà Văn hóa chào mừng kỷ niệm 78 năm ngày Quốc khánh 2/9.
16:32 | 04/09/2023 Văn hóa - Xã hội



Tâm huyết phục dựng lồng đèn trung thu truyền thống của cô gái trẻ
16:23 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm OCOP với các tỉnh
16:22 OCOP

Du lịch làng nghề - Hướng đi mới của Phú Xuyên trong xây dựng nông thôn mới
16:21 Nông thôn mới

Làng bánh Trung thu truyền thống hơn 100 năm tuổi nghề ở ven đô
16:19 Làng nghề, nghệ nhân

Hoạt động khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam năm 2022 và 8 tháng đầu năm 2023
16:16 Khuyến công










