T.P Sông Công: Trên 80% trang trại chăn nuôi liên kết theo chuỗi
Với diện tích trang trại hơn 1.000m2, gia đình chị Triệu Thu Hải, ở xóm Bá Vân 3, xã Bình Sơn đã liên kết chăn nuôi gà trắng với Công ty CP Japfa Comfeed Việt Nam, thu lãi hơn 300 triệu đồng/năm.
Ứng dụng các tiến bộ khoa học vào chăn nuôi
Theo đánh giá của của các chủ trang trại, việc liên kết trong chăn nuôi đã giúp người dân yên tâm hơn khi giảm thiểu được rủi ro trong các khâu trong quá trình sản xuất. Cũng thông qua hoạt động này, lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn thành phố những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực. Tính đến hết năm 2021, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt trên 9.600 tấn (năm 2020 là hơn 9.100 tấn); 5 trang trại lợn và 7 trang trại gà được cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP…
Để phấn đấu đến năm 2025, toàn thành phố có khoảng 110 trang trại chăn nuôi liên kết theo chuỗi, thời gian tới, T.P Sông Công tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tăng cường chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại. Đồng thời, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân…
Cùng với đó, thành phố cũng phấn đấu có 109 cơ sở chăn nuôi gia súc theo hướng an toàn sinh học; 1 đến 3 cơ sở giết mổ động vật tập trung và nhỏ lẻ; 4 mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; 1 sản phẩm (thịt thỏ) đạt tiêu chuẩn OCOP...
Chăn nuôi hiện nay vừa là cơ hội vừa là thách thức, muốn phát triển chăn nuôi bền vững, TP Sông Công cần: Phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; phát triển chăn nuôi theo hướng thị trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Tập trung phát triển chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh, những sản phẩm chăn nuôi mang tính đặc sản của vùng, địa phương và phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp, liên kết hóa trong sản xuất tạo ra chuỗi sản phẩm hành hóa có chất lượng.
Để thực hiện các mục tiêu trên, tiến đến xây dựng ngành chăn nuôi sạch, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào chăn nuôi, ngành chăn nuôi TP Sông Công thường xuyên phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp triển khai các tập huấn.
Thông qua tập huấn, cung cấp kỹ thuật mới trong chăn nuôi gia súc, gia cầm cho học viên, từ đó áp dụng vào xây dựng mô hình chăn nuôi tại địa phương theo đúng quy trình để đưa ra sản phẩm hữu cơ chất lượng cao.
Ngoài ra, để kiểm soát dịch bệnh, thành phố đã hướng dẫn người chăn nuôi sát trùng bằng vôi bột xung quanh chuồng trại kết hợp phun hóa chất sát trùng nhằm ngăn chặn dịch bệnh xâm nhiễm vào đàn vật nuôi; tuyên truyền, khuyến cáo, yêu cầu người dân ký cam kết “5 không’ trong công tác phòng, chống dịch bệnh; thành lập các chốt kiểm dịch, các đoàn kiểm tra liên ngành nhằm kiểm tra, nhắc nhở và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm…
Chăn nuôi sinh học giải pháp thiết thực an toàn
Gia đình ông Nguyễn Văn Pha (Cải Đan – Sông Công) nuôi đàn lợn 20 con. Trước đây, ông thường thu gom nước gạo, thức ăn thừa từ các gia đình trên địa bàn về nấu cho lợn. Cách thức nuôi cũng thuần túy, không áp dụng khoa học, thậm chí không tiêm phòng vắc-xin.
Nơi nuôi nhốt được tận dụng từ gian nhà bếp cũ cuối vườn. Có năm, đàn vật nuôi mắc bệnh lở mồm long móng. Khi xuất chuồng tỷ lệ hao hụt lớn dẫn đến thiệt hại về kinh tế.
Nay, nhờ giải pháp an toàn sinh học, ông thấy việc chăn nuôi dễ dàng hơn, làm chủ được tình hình, nếu chẳng may có dịch bệnh cũng kịp thời ứng phó.
Quá trình nuôi, ông rút được một số lưu ý về kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học như sau:
Yêu cầu về chuồng trại: Vị trí xây dựng trang trại phải phù hợp với quy hoạch của địa phương, hoặc được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Khoảng cách từ trang trại đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt tối thiểu 100m; cách nhà máy chế biến, giết mổ lợn, chợ buôn bán lợn tối thiểu 1 km. Nơi xây dựng trang trại phải có nguồn nước sạch; đảm bảo điều kiện xử lý chất thải theo quy định.
Trại chăn nuôi phải có tường hoặc hàng rào bao quanh nhằm kiểm soát được người và động vật ra vào trại và phải bố trí riêng biệt các khu: khu chăn nuôi; khu vệ sinh, sát trùng thiết bị chăn nuôi; khu cách ly lợn ốm... Phải có hố khử trùng ở cổng ra vào trại chăn nuôi, khu chuồng nuôi và tại lối ra vào mỗi dãy chuồng nuôi.
Đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải phải kín, đảm bảo dễ thoát nước và không trùng với đường thoát nước khác.
Không sử dụng thức ăn thừa của đàn gia súc đã xuất chuồng, thức ăn của đàn gia súc đã bị dịch. Bao bì, dụng cụ đựng thức ăn của gia súc bị dịch bệnh phải được tiêu độc, khử trùng.
Nước dùng cho gia súc uống phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Thành phần vô cơ (Asen, xianua, chì và thủy ngân), vi sinh vật (vi khuẩn hiếu khí và coliform tổng số) dưới mức cho phép…
Bài, ảnh: Minh Phúc – Thanh Hậu
Tin liên quan
Tin mới hơn
Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới
11:01 | 03/10/2024 Nông thôn mới
Bừng sáng nông thôn mới nơi miền đất khó
10:23 | 03/10/2024 Nông thôn mới
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự Lễ công bố huyện Tây Sơn đạt chuẩn NTM
13:29 | 02/10/2024 Nông thôn mới
Hà Nội: Bảo tồn, nâng cao đời sống văn hoá gắn với xây dựng nông thôn mới
10:07 | 30/09/2024 Nông thôn mới
Bình Định phấn đấu đến năm 2025 có 85% số xã đạt chuẩn nông thôn mới
10:00 | 30/09/2024 Nông thôn mới
Bình Phước: Phước Tín phấn đấu về đích nông thôn mới kiểu mẫu
09:33 | 27/09/2024 Nông thôn mới
Tin khác
Yên Bái: Xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn văn hoá
09:42 | 25/09/2024 Nông thôn mới
Bình Định: Xã Ân Hữu đạt chuẩn nông thôn mới
14:59 | 23/09/2024 Nông thôn mới
Phú Yên tập trung thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025
15:20 | 19/09/2024 Nông thôn mới
Phát huy tiềm năng làng nghề gắn với OCOP
13:54 | 18/09/2024 Nông thôn mới
Xã Nhơn Tân đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:01 | 18/09/2024 Nông thôn mới
Kinh tế tập thể góp phần xây dựng nông thôn mới ở Hải Lăng
10:32 | 18/09/2024 Khuyến công
Sơn La: Nâng cao đời sống của người dân từ việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia
16:27 | 16/09/2024 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Hội viên các cấp Hội nông dân tỉnh chung tay xây dựng nông thôn mới
15:32 | 13/09/2024 Nông thôn mới
Làm kinh tế giỏi, góp phần xây dựng xã NTM nâng cao
09:57 | 13/09/2024 Nông thôn mới
Phú Yên: Xã Hòa Quang Bắc được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu
11:03 | 11/09/2024 Nông thôn mới
Quảng Ngãi: Nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã
11:18 | 10/09/2024 Nông thôn mới
Nam Định: Phát huy vai trò của Hội Nông dân các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh
09:36 | 05/09/2024 Nông thôn mới
Thanh Hoá: Làng nghề Mật Sơn hối hả mùa tết trung thu
09:36 | 05/09/2024 Nông thôn mới
Huyện Bá thước (Thanh Hoá): Tập trung đẩy nhanh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công
07:09 | 01/09/2024 Nông thôn mới
Bắc Kạn: Chung sức đồng lòng xây dựng nông thôn mới
07:09 | 01/09/2024 Nông thôn mới
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động
09:24 Làng nghề, nghệ nhân
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
09:24 Làng nghề, nghệ nhân
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn
09:11 OCOP
Khuyến công Đắk Lắk: Hỗ trợ thiết bị tiên tiến trong sản xuất hạt Mắc ca
09:09 Khuyến công
Triển lãm thêu ren, lụa, túi vải quy tụ 400 mẫu sản phẩm từ các làng nghề
09:09 Khuyến công