Tín ngưỡng thờ Mẫu sau vinh danh: Nỗi lo lạc nhịp
Hiểu đúng về di sản
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được công nhận là do cộng đồng thực hành di sản (cung văn, tín đồ, thanh đồng, đạo quan, thủ nhang đồng đền…), những người trực tiếp thực hành và trao truyền di sản hàng nhiều trăm năm nay. Bản thân tín ngưỡng thờ Mẫu có giá trị nhân văn sâu sắc bởi nó gắn liền với đời sống tinh thần và các phong tục, tập quán của người Việt.
Nhưng theo nhận định của nhiều chuyên gia di sản phi vật thể thì thực hành nghi lễ lên đồng trong thời kỳ kinh tế thị trường bùng phát và có chiều hướng khó kiểm soát, khiến cho một số cá nhân lợi dụng, trục lợi và làm sai lệch giá trị văn hóa, xã hội. Trong thời gian qua, các cơ quan quản lý văn hóa từ trung ương đến địa phương có những trở ngại trong việc quản lý lên đồng.
Do đó, “sức nặng” rất lớn đang đặt lên vai của Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch và tất cả các cấp. Đặc biệt là các cấp địa phương, vùng sâu, vùng xa. Chúng ta cần phải có nhiều cuộc thảo luận để các nhà quản lý văn hóa hiểu rõ và hiểu đúng về “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ”.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hiền - Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, “áp lực” đang không chỉ về phía nhà quản lý mà ở ngay trong chính cộng đồng và cần có sự phối hợp chặt chẽ.
Ở đó, các tổ chức, đơn vị như Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, Trung tâm Xúc tiến quảng bá di sản văn hóa phi vật thể, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam và các tổ chức, cơ quan khác cùng với các Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tiếp tục triển khai các hoạt động của các câu lạc bộ văn hóa thờ Mẫu, chầu văn như liên hoan hát văn, tổ chức giao lưu lên đồng giữa các đền các phủ, và với các hình thức shaman giáo khác của các dân tộc ở Việt Nam và các nước.
Khuyến khích những nghệ nhân hát văn cao tuổi truyền dạy những bài hát, điệu hát văn cổ cho thế hệ trẻ. Những người cao tuổi, hiểu biết ở địa phương cùng với các nhà nghiên cứu trung ương tìm hiểu, nghiên cứu và phục hồi một số nghi lễ dân gian vốn có trong lễ hội Phủ Dầy như tục rước nước tại đền Giếng để làm lễ mộc dục; phục hồi đường rước thỉnh kinh ở Phủ Dầy lên các chùa trong khu vực.
Các thủ nhang, thanh đồng, cung văn phối hợp với các Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, các đơn vị, công ty du lịch, kết nối với các phủ, các điện thờ giới thiệu cho khách thăm quan, khách hành hương về giá trị và bản sắc văn hóa Việt trong diễn xướng lên đồng, hát văn, lễ hội dân gian…
Đừng bỏ quên hát văn
Không chỉ nỗi lo trong biến tướng của “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ” hậu vinh danh mà việc bảo tồn một trong những “hồn cốt” của tín ngưỡng là hát văn cũng đang đặt ra nhiều băn khoăn.
Theo nhà nghiên cứu âm nhạc Hồ Thị Hồng Dung - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam: “Dòng chảy thời gian quả là khắc nghiệt, sau một thời gian bị kìm nén từ những năm 50 tới những năm 80 của thế kỷ XX, khi được phục hồi, âm nhạc hát văn của tín ngưỡng Tứ phủ đã có những thay đổi mạnh mẽ. Sự tác động của kinh tế và đời sống xã hội, nhạc pop và nhạc phương Tây đã làm thay đổi thẩm mỹ âm nhạc của cung văn cũng như con nhang đệ tử”.
Bà Dung cho rằng: Cung văn hiện nay phần lớn chỉ học đàn và hát, thậm chí qua băng cassette mà không được đào tạo theo lối truyền thống biết khoa cúng, ngạch sớ, chữ Hán-Nôm và ít người hát được trọn vẹn một bản văn thờ.
Chất lượng cung văn hiện nay cũng là một vấn đề mà một số cung văn lão thành có ý kiến. Ngoài ra, từ những năm 1990, hầu hết các dàn nhạc hát văn đều sử dụng loa, amply, micro.
Âm thanh được khuếch đại và nhờ vậy người cung văn không phải hát to, không tốn hơi. Tuy nhiên, những thiết bị kém chất lượng này lại đôi khi làm méo mó âm thanh.
Theo kinh nghiệm của các nước châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, những hình thức nghệ thuật cổ của họ được giới thiệu một cách nguyên bản, càng cổ thì càng được trân trọng. Làm thế nào để gìn giữ được bản sắc của hát văn mà không bị hoà trộn với các hình thức ca hát nghệ thuật dân tộc khác”.
Hoàng Minh
Tin liên quan
Tin mới hơn
Khai mạc Lễ hội Văn hóa – Du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng
20:29 | 26/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Đình Thi, tận tụy với phong trào địa phương
11:01 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Văn nghệ tri ân hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng
09:24 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Giới thiệu sản phẩm lưu niệm độc đáo từ bộ tứ bảo vật của cố đô Huế
08:50 | 25/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Vẻ đẹp hình tượng rắn Naga trên tháp Dương Long
10:57 | 23/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 - Lễ hội hoa lớn nhất Miền Bắc
09:55 | 23/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Tin khác
Ngày hội tôn vinh hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”
10:24 | 18/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Gặp các nhân vật thuộc Cụm tình báo H63 tại buổi họp mặt truyền thống Phòng tình báo Miền
09:31 | 17/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Xuân Quê hương 2025 - Việt Nam vươn lên trong kỷ nguyên mới
09:16 | 16/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Giá trị nhân văn từ Lễ hội Thần làng
09:26 | 12/12/2024 Văn hóa - Xã hội
TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân
14:52 | 11/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh: Xứng tầm bệnh viện chuyên khoa tuyến đầu của tỉnh
09:24 | 09/12/2024 Văn hóa - Xã hội
Quận Hoàn Kiếm tổ chức Kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia
08:58 | 03/12/2024 Văn hiến Hà Thành
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy di sản mộc bản
11:45 | 27/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Thạp gốm hoa nâu Hiệp An - Bảo vật quốc gia thời Trần
10:59 | 26/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS tiên phong coi trọng giáo dục pháp luật cho học sinh
10:55 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Hội An - Thương cảng cổ xưa
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Phở ngô - “Sứ giả văn hóa” của vùng núi đá Hà Giang
09:56 | 25/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 | 22/11/2024 Văn hiến Hà Thành
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức