Tiền Giang: Bảo tồn và phát triển 13 làng nghề được công nhận trên địa bàn tỉnh
Cố gắng duy trì sản xuất
Tiền Giang hiện có 13 làng nghề đang hoạt động, trong đó có 8 làng nghề và 5 làng nghề truyền thống tập trung ở 8 huyện, thị, thành gồm: Huyện Châu Thành 4 làng nghề truyền thống; huyện Chợ Gạo 2 làng nghề; huyện Cái Bè 2 làng nghề; các huyện Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phước, TP. Mỹ Tho mỗi đơn vị có 1 làng nghề; TX. Gò Công 1 làng nghề truyền thống.
![]() |
Làng nghề truyền thống Tủ thờ Gò Công |
Nhìn trên bức tranh tổng thể, các làng nghề trên địa bàn tỉnh thuộc nhóm ngành nghề sản xuất như: Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản (bún, hủ tiếu, bánh phồng, bánh tráng, chế biến thủy sản), sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (chạm khắc gỗ), đan lát (bàng buông, dệt chiếu, bó chổi), sản xuất đồ gỗ (tủ thờ).
Số liệu thống kê gần đây cho thấy, hiện toàn tỉnh có khoảng 3.670 hộ với 11.867 lao động làm việc tại các làng nghề; Trong đó, lao động tham gia sản xuất thường xuyên 10.085 lao động; có 65 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong làng nghề; Thu nhập bình quân từ 3,5 - 5 triệu đồng/người/tháng.
Trên thực tế, các làng nghề đã có những đóng góp quan trọng trong giải quyết việc làm, phát huy và khai thác tốt lao động có tay nghề, tạo ra thu nhập cho người dân nông thôn. Đồng thời, các làng nghề cũng đãgóp phần giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân và thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Hủ tiếu Mỹ Tho là món ăn đặc trưng của Nam bộ có từ rất lâu và nổi tiếng cách nay hơn một trăm năm. Nguyên liệu chính làm nên món ăn nổi tiếng này là gạo Gò Cát có tại địa phương. Năm 1983, qua tìm hiểu và học hỏi bạn bè, ông Trương Văn Thuận mở cơ sở sản xuất bánh bún, hủ tiếu tại ấp Hội Gia, xã Mỹ Phong. Lúc đầu, chỉ có một cơ sở của ông Thuận.
Sau đó, ông Thuận đã tập hợp được một số thanh niên nhàn rỗi trong ấp đến hỗ trợ giúp việc. Đến nay, số thanh niên này rành nghề và mở được 7 cơ sở có quy mô lớn. Năm 2005, Tổ hợp tác Hủ tiếu Mỹ Tho được thành lập với 8 thành viên.
Năm 2007, Làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho được UBND tỉnh Tiền Giang công nhận. Làng nghề có quy mô nhỏ, với 22 cơ sở sản xuất bánh, bún, hủ tiếu; có khoảng 100 lao động tham gia làng nghề. Các cơ sở tập trung chủ yếu ở 2 ấp Mỹ Hòa và Hội Gia (Mỹ Phong 8 cơ sở với khoảng 40 lao động) và phường 9, TP. Mỹ Tho. Sản phẩm chủ yếu của làng nghề là bánh tét, bánh ít, hủ tiếu, bánh hỏi, bánh tằm.
Số lượng sản phẩm khoảng 120 tấn/tháng. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm của làng nghề chủ yếu trong và ngoài tỉnh, tập trung là chợ Mỹ Tho.
Theo UBND xã Mỹ Phong, thời gian qua, được sự quan tâm của các ngành chức năng hỗ trợ đầu tư máy móc, kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất, làng nghề từng bước được phát triển theo chiều hướng bền vững, riêng mặt hàng hủ tiếu được các ngành chức năng giúp đỡ, tài trợ xây dựng được thương hiệu hủ tiếu Mỹ Tho độc quyền toàn quốc năm 2008. Tuy nhiên, tình hình giá cả không ổn định, thời tiết thay đổi thất thường làm ảnh hưởng đến việc phơi hủ tiếu.
Đồng thời, trong năm 2022 do còn bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh Covid-19 nên hoạt động của các cơ sở trong làng nghề cũng bị ảnh hưởng, sản phảm cung cấp cho thị trường giảm và doanh thu giảm so với cùng kỳ các năm trước. Hiện nay, vẫn còn một số cơ sở sản xuất còn thiếu vốn cải tạo mặt bằng, đầu tư trang thiết bị sản xuất dẫn đến chưa đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm làm ra chưa đóng gói bao bì, chưa có tên tuổi và địa chỉ, nguồn điện hay cúp đột xuất.
Do đó, xã cũng đề nghị các ngành chức năng xem xét, tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho làng nghề để có kinh phí trong việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn trước khi đưa ra môi trường góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường; đồng thời, hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho các hộ có nhu cầu đầu tư phát triển; hỗ trợ đầu tư nguồn điện 3 pha cho làng nghề.
![]() |
Làng nghề Bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho. |
Nỗ lực khôi phục
Nhìn một cách tổng thể, bên cạnh hiệu quả mang lại, hoạt động các làng nghề hiện nay còn nhiều hạn chế như: Quy mô sản xuất nhỏ lẻ theo hình thức hộ gia đình, sử dụng ngay diện tích ở làm nơi sản xuất, xen kẽ với khu dân cư trong làng nghề, mặt bằng sản xuất chật hẹp; sản xuất thủ công, công nghệ lạc hậu nên việc tiếp cận thị trường, quảng bá sản phẩm còn yếu.
Việc đầu tư máy móc và cải tiến công nghệ, áp dụng khoa học - kỹ thuật còn hạn chế. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm của một số làng nghề không ổn định, dẫn đến bị động trong sản xuất, nhiều cơ sở sản xuất không dám đầu tư mở rộng.
Người làm nghề ngày càng giảm do phần lớn thanh niên chọn làm việc ở các khu công nghiệp có thu nhập cao hơn. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ sản xuất còn yếu kém, hạ tầng giao thông nông thôn chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển nhẹ giữa các vùng.
Khả năng gắn kết làng nghề với các tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh còn rất khó khăn do hoạt động làng nghề còn trầm lắng nên việc tiếp cận, tìm hiểu và trải nghiệm với các sản phẩm du lịch làng nghề khó thu hút du khách...
Đánh giá từ thực tế của các làng nghề hiện nay, theo UBND tỉnh, việc bảo tồn và phát triển làng nghề là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế; đồng thời, duy trì, bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa của địa phương, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông hộ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn.
Từ thực tế này, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch Bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2023 - 2030. Theo đó, mục tiêu mà tỉnh đề ra là đến năm 2025 bảo tồn và phát triển 13 làng nghề được công nhận trên địa bàn tỉnh; đồng thời, xây dựng từ 1 - 2 làng nghề gắn với du lịch; trên 70% làng nghề hoạt động có hiệu quả.
Tỉnh phấn đấu có 80% người lao động trong làng nghề được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động; có ít nhất 50% làng nghề có sản phẩm được phân hạng theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); thu nhập bình quân của lao động tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020; 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường. Đến năm 2030, mục tiêu mà tỉnh đề ra là tiếp tục bảo tồn và phát triển các làng nghề được công nhận trên địa bàn tỉnh; đồng thời, xây dựng từ 2 - 3 làng nghề gắn với du lịch; trên 80% làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả...
Trong chặng đường tới cần gắn kết phát triển làng nghề với du lịch. Bởi hiện có một số làng nghề có khả năng gắn kết du lịch như: Làng nghề Bánh phồng Cái Bè gắn với tuyến, điểm du lịch Chợ nổi Cái Bè, Làng cổ Đông Hòa Hiệp; Làng nghề truyền thống Dệt chiếu Long Định gắn với tuyến, điểm du lịch Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười, Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác; Làng nghề Bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho gắn với tuyến, điểm du lịch tại TP. Mỹ Tho; Làng nghề truyền thống Tủ thờ Gò Công gắn với tuyến, điểm du lịch biển Tân Thành và Cồn Ngang. Tuy nhiên, hiện nay khả năng gắn kết với các tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh còn rất khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Tin liên quan

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại
09:08 | 15/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị
11:40 | 01/03/2025 Nghiên cứu trao đổi
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân