Thương hiệu “Gà Lạc Thủy” (Hòa Bình): Không ngừng vươn xa
Thương hiệu “Gà Lạc Thủy”
Năm 2011, Viện chăn nuôi khảo sát tại huyện Lạc Thủy và khảng định rằng: Trên địa bàn huyện đang tồn tại một giống gà địa phương được người nông dân chăn nuôi khá tốt, mang lại thu nhập cao và tạm đặt tên là “Gà Lạc Thủy”. Đây là một giống gà bản địa, thuộc nhóm gà hướng thịt của Việt Nam, do đó được đưa vào danh mục nguồn gen vật nuôi các giống bản địa của Việt Nam.
Gà Lạc Thủy có nguồn gốc xa xưa ở Lạc Thủy, ở nơi khác chưa tìm thấy. Giống gà này có đặc điểm ngoại hình khác với gà Đông Tảo, gà Hồ, gà Móng, nhưng mới nhìn qua thì giống với gà Mía. Tuy nhiên qua từng giai đoạn lại có sự thay đổi và không còn giống với gà Mía. Đây là một trong những giống gà nội thuần nhất, đồng nhất về ngoại hình và có nguồn gen đặc hữu. Là giống gà có mã đẹp, chất lượng thịt thơm ngon, được thị trường ưa chuộng, cho hiệu quả kinh tế cao. Gà Lạc Thủy có khả năng chống chịu bệnh, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, nhất là vào mùa lạnh khá tốt, dễ nuôi, lớn nhanh.
Chị Nghiêm Thị Thanh bên những con gà con mới nở.
Về ngoại hình, gà con 01 ngày tuổi có bộ lông đồng nhất, màu trắng ngà, da vàng, mỏ và da chân màu vàng, tốc độ mọc lông nhanh, chỉ sau 1 tuần tuổi đã mọc hết lông cánh. Sau 4 tuần tuổi có thể phân biệt trống, mái qua đặc điểm ngoại hình. Đây là đặc điểm nổi bật nhất của giống gà này, mà không giống gà nào khác có được. Khi 04 tuần tuổi, con mái có lông trắng, hồng nhạt; con trống lông đã bắt đầu ngả màu đỏ tía. Gà Lạc Thủy trước 04 tuần tuổi có bộ lông trắng hồng, chưa phân biệt trống, mái. Khi trưởng thành con mái có lông màu lá chuối khô, hơi giống với gà Mía; con trống có bộ lông màu mận chín, đỏ tím, da chân vàng, mào đơn đỏ. Không chỉ có ngoại hình đẹp mà chất lượng thịt thơm, ngon, cho chất lượng cao.
Trên địa bàn huyện, gà Lạc Thủy được nuôi theo hình thức tự do, bán tập trung và tập trung, nhưng theo hình thức nào thì gà Lạc Thủy đến giai đoạn 8 tuần tuổi trở đi đều được thả tự nhiên trên những vùng đất đồi gò rộng, có bóng mát của cây cối nên chất lượng thịt thơm ngon, mẫu mã đẹp được nhiều khách hàng ưa chuộng, nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều.
Cuối năm 2017, UBND huyện Lạc Thủy phê duyệt chủ trương xây dựng dự án: “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Gà Lạc Thủy”, giao cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan, Công ty Cổ phần đầu tư Nông nghiệp và Công nghệ Trường Sơn xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Gà Lạc Thủy” cho các sản phẩm “Gà Lạc Thủy” tỉnh Hòa Bình. Kết quả kiểm tra các yếu tố đều an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm. UBND huyện Lạc Thủy lập hồ sơ trình Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận Nhãn hiệu chứng nhận “Gà Lạc Thủy”.
Trang trại nuôi “Gà Lạc Thủy” của chị Nghiêm Thị Thanh.
Đến nay, nhãn hiệu chứng nhận “Gà Lạc Thủy” được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. UBND huyện Lạc Thủy ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Gà Lạc Thủy” của huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình; Xây dựng Bộ nhận diện thương hiệu “Gà Lạc Thủy”. Đến thời điểm hiện tại, UBND huyện Lạc Thủy đã cấp chứng nhận cho 30 cơ sở đủ điều kiện sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Gà Lạc Thủy”.
Doanh nghiệp phát triển từ nuôi Gà Lạc Thủy
Về huyện Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình), tôi được giới thiệu đến thăm quan cơ sở ấp trứng và mô hình nuôi “Ga Lạc Thủy” của gia đình chị Nghiêm Thị Thanh. Chị Thanh hiện là Giám đốc Công ty TNHH Giống gia cầm Lạc Thủy, có địa chỉ đặt tại: Thôn 7, xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.
Cơ sở của chị Nghiêm Thị Thanh là một trong 30 cơ sở đủ điều kiện được UBND huyện Lạc Thủy cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu “Chứng nhận gà Lạc Thủy” ngày 03/10/2019 với đầy đủ các giấy tờ về vệ sinh an toàn thực phẩm; Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đảm bảo kháng thể cúm gia cầm, kháng thể Newcaslte, kháng thể Gumboro theo kết quả xét nghiệm của Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương (Cục Thú y).
Bên trong lò ấp trứng của Công ty TNHH Giống gia cầm Lạc Thủy.
Chị Nghiêm Thị Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Giống gia cầm Lạc Thủy cho biết: Công ty của chị hiện tại mỗi tháng ấp nở 30 vạn con gà giống và cung cấp ra thị trường ở hầu khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Lúc đầu là tự thân vận động, tự nuôi con bố mẹ. Sau đó, lấy quả trứng cho ấp, rồi tiếp tục mở rộng quy mô, thành lập doanh nghiệp để có sự bảo đảm pháp luật với bà con.
Hiện nay, cơ sở của chị Thanh mở rộng diện tích lên đến trên 5 hec-ta để chăn nuôi “Gà Lạc Thủy” và trồng cây ăn quả (đặc biệt là cây cam nhà chị đã bắt đầu thu hoạch). Trang trại của chị được phòng dịch tuyệt đối, được công nhận là an toàn vệ sinh thực phẩm.
Định hướng hướng phát triển của Công ty TNHH Giống gia cầm Lạc Thủy là đến tháng 2/2020 mỗi tháng xuất ra thị trường 40-50 vạn con gà giống. Tiến tới tăng đàn bố mẹ (hiện có 3 vạn đàn bố mẹ). Mở rộng thêm về quy mô để phục vụ tốt hơn nhu cầu chăn nuôi gà của bà con nhân dân.
Bài và ảnh: Văn Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 Tin tức

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 Tin tức