Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã

LNV - Tối 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024) do Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dâng hoa, tri ân, viếng các Anh hùng liệt sĩ tại Tượng đài Chiến thắng Bình Giã - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự Lễ kỷ niệm có: Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Lê Hồng Anh; Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết; Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các địa phương và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; đặc biệt có sự tham dự của những người tham gia, làm nên Chiến thắng Bình Giã 60 năm trước và đông đảo đồng chí, đồng bào.

Trước Lễ kỷ niệm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu đã dâng hoa, tri ân, viếng các Anh hùng liệt sĩ tại Tượng đài Chiến thắng Bình Giã.

Diễn văn Lễ kỷ niệm do Bí thư Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu Phạm Viết Thanh nêu rõ, cuối năm 1964, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta đang trong giai đoạn ác liệt, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương chỉ đạo mở các chiến dịch tiến công trên chiến trường miền Nam nhằm tiêu diệt một bộ phận chủ lực quân đội Sài Gòn, hỗ trợ nhân dân phá ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng, củng cố, nối liền các khu căn cứ.

Với tinh thần quyết tâm cao, từ ngày 2/12/1964 đến ngày 3/01/1965, Trung ương Cục, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền đã mở Chiến dịch Bình Giã trên địa bàn các tỉnh Bà Rịa, Long Khánh, Biên Hòa và hai huyện phía nam Bình Thuận.

Thực hiện chỉ đạo của cấp trên, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa đã triển khai kế hoạch hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng, bảo đảm tuyệt đối bí mật, phục vụ hậu cần kịp thời cho chiến dịch. Đồng thời, gấp rút thành lập các đơn vị dân công hỏa tuyến phục vụ chiến dịch. Bộ đội địa phương tỉnh, huyện và du kích các xã xây dựng phương án phối hợp chiến đấu với bộ đội chủ lực, kết hợp tiến công các cứ điểm quân sự trên địa bàn, phá rã các ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng.

Chiến dịch Bình Giã kết thúc thắng lợi, phá vỡ từng mảng ấp chiến lược, góp phần đẩy nhanh sự phá sản chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ, mở ra những điều kiện quan trọng để quân và dân miền Nam đánh bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ", "Việt Nam hóa chiến tranh", đi đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 với thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Bí thư Phạm Viết Thanh, kế thừa truyền thống và những bài học kinh nghiệm từ Chiến thắng Bình Giã, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bà Rịa - Vũng Tàu đã đoàn kết, năng động, sáng tạo vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức, giành được những thành quả phát triển trên mọi lĩnh vực; là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển cao.

Bà Rịa - Vũng Tàu luôn quán triệt và thấm nhuần sâu sắc quan điểm của Đảng nỗ lực, phấn đấu phát triển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, trung tâm dịch vụ hàng hải của quốc gia và khu vực Đông Nam Á, trung tâm du lịch chất lượng cao đẳng cấp quốc tế, một trong những trung tâm công nghiệp lớn của vùng Đông Nam Bộ; quyết tâm và sẵn sàng tâm thế cùng cả nước bước vào Kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ tự hào, xúc động về những năm tháng hào hùng chiến đấu và chiến thắng của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam, tiếp nối hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Theo Thủ tướng, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, Bà Rịa - Vũng Tàu là căn cứ địa quan trọng, là cửa ngõ tiếp tế bằng đường biển vào miền Đông Nam Bộ với các "Chuyến tàu không số", là hành lang chiến lược nối chiến khu Đ với vùng cực Nam Trung Bộ, tạo địa bàn đứng chân cho lực lượng vũ trang, làm bàn đạp tiến công vào sào huyệt kẻ thù.

Đây cũng là vành đai xung yếu bao quanh Sài Gòn, trọng điểm phòng thủ của địch; địa bàn tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch. Nhiều địa danh lịch sử ở Bà Rịa - Vũng Tàu khắc ghi ý chí quật cường, tinh thần yêu nước, sự hy sinh cao cả của các thế hệ đi trước mà chúng ta mãi mãi biết ơn vô hạn, trân trọng và có trách nhiệm giữ gìn, phát huy trong thời gian tới.

Quân và dân Bà Rịa - Vũng Tàu đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần trung dũng, kiên cường, bất khuất của những tấm gương anh hùng, dũng cảm như các chiến sĩ nhà tù Côn Đảo, Liệt sĩ Võ Thị Sáu - Người con của quê hương đất Đỏ anh hùng, để lập những chiến công vẻ vang, trong đó có Chiến thắng Bình Giã oai hùng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Chiến thắng Bình Giã đi vào lịch sử và là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và đồng bào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng, toàn bộ miền Nam thân yêu và cả nước nói chung - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Chiến thắng Bình Giã đi vào lịch sử và là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và đồng bào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng, toàn bộ miền Nam thân yêu và cả nước nói chung - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cho biết, Chiến thắng Bình Giã có ý nghĩa chiến lược to lớn, khẳng định sự phát triển mọi mặt của cách mạng miền Nam; làm thất bại cơ bản chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ và tạo ra những tiền đề quan trọng cho những thắng lợi tiếp theo. Sau Chiến thắng Bình Giã, chính Bộ Quốc phòng Mỹ cũng phải thú nhận: "Mối thất vọng của Washington đối với tình hình quân sự càng tăng lên khi quân đội Sài Gòn bị một cú thất bại trông thấy trong trận đánh ác liệt ở Bình Giã".

Chiến thắng Bình Giã để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc, có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trước đây và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước ngày nay.

Đó là sự sáng tạo trong xây dựng đường lối cách mạng và trong tổ chức, chỉ đạo chiến dịch và xây dựng lực lượng vũ trang; sự phát huy sức mạnh tổng hợp của tinh thần yêu nước, khối đoàn kết quân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc; bản lĩnh, trí tuệ, sức mạnh, niềm tự hào, tự tôn, tinh thần tự lực, tự cường, nghị lực không lùi bước trước khó khăn và ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc ta.

Nêu bài học và kinh nghiệm quý báu của Chiến thắng Bình Giã để nghiên cứu, vận dụng sáng tạo, hiệu quả trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc ta, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, Chiến thắng Bình Giã đi vào lịch sử và là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và đồng bào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng, toàn bộ miền Nam thân yêu và cả nước nói chung.

Bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các bậc tiền bối, Anh hùng liệt sĩ, các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, dân quân, dân công hỏa tuyến, các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, cùng toàn thể đồng bào đã quên mình chiến đấu, hy sinh, làm nên Chiến thắng Bình Giã oanh liệt, oai hùng, Thủ tướng Chính phủ cũng bày tỏ niềm tự hào và phát huy truyền thống hào hùng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, với khí chất của những con người vùng đất "Miền Đông gian lao mà anh dũng", Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bà Rịa - Vũng Tàu đã phát huy thuận lợi, khơi dậy tiềm năng, tạo nên những bước phát triển đột phá, toàn diện về mọi mặt.

Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, từ một địa phương có cơ sở hạ tầng yếu kém, quy mô kinh tế nhỏ; văn hóa, xã hội nhiều thiếu thốn; đời sống của nhân dân khó khăn, Bà Rịa - Vũng Tàu đã khẳng định vị thế dẫn đầu phát triển kinh tế - xã hội, là đầu tàu kinh tế trong vùng Đông Nam Bộ; ngày càng có vai trò, tầm vóc quan trọng đối với sự phát triển của vùng và đất nước.

Bí thư Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu Phạm Viết Thanh đọc Diễn văn kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bí thư Tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu Phạm Viết Thanh đọc Diễn văn kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Quê hương Bình Giã, nơi mở màn Chiến dịch năm xưa, vùng đất một thời máu lửa và oanh liệt, nay có diện mạo của một vùng quê bình yên, trù phú; cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sạch đẹp; đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nhất là gia định chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số được nâng cao... Những địa danh nổi tiếng một thời khói lửa chiến tranh đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, dịch vụ; trong đó các giá trị lịch sử cách mạng được chú trọng bảo tồn, phát huy, trở thành một động lực của sự phát triển.

Thủ tướng tin tưởng Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tiếp tục phát huy truyền thống lịch sử cách mạng hào hùng và những thành tựu đã đạt được để bứt phá vươn lên, phát triển mạnh mẽ, xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển toàn diện, trở thành một trong những khu vực động lực phát triển quan trọng, một trong những điểm sáng về kinh tế - xã hội trong khu vực miền Đông Nam Bộ và cả nước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, lịch sử là gốc rễ, là nền tảng, là sức mạnh của hiện tại và tương lai của đất nước ta, dân tộc ta. Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã là dịp để ôn lại truyền thống lịch sử cách mạng; tri ân công lao to lớn, sự cống hiến, hy sinh vô bờ bến của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn, bản lĩnh, trí tuệ, sức mạnh và ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc Việt Nam.

Phấn khởi, tự hào trước truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, công lao lo lớn của các thế hệ đi trước, Thủ tướng lưu ý thế hệ hôm nay và mai sau càng nhận thức rõ sứ mệnh, trách nhiệm và phải nỗ lực hết sức mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng, ra sức thi đua, nỗ lực, phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh, đưa đất nước vững bước trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển.

Phát huy những bài học kinh nghiệm quý và tinh thần Chiến thắng Bình Giã và các chiến thắng, chiến công oai hùng của dân tộc, chúng ta cần phát huy mạnh mẽ bản lĩnh, trí tuệ, ý chí, tinh thần và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam để khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tại Lễ kỷ niệm, các đại biểu được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc có chủ đề "60 năm bản hùng ca Chiến thắng Bình Giã" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tại Lễ kỷ niệm, các đại biểu được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc có chủ đề "60 năm bản hùng ca Chiến thắng Bình Giã" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng với đó, đẩy mạnh các đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng; xác định rõ hoàn thiện thể chế là "đột phá của đột phá"; tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; phấn đấu đạt tăng trưởng GDP khoảng 8% năm 2025 và đạt mức 2 con số trong giai đoạn tiếp theo để thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: Phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.

Cho rằng, thời gian tới, tình hình thế giới dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang đối với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị phát huy hơn nữa truyền thống quý báu, tinh thần yêu nước, đoàn kết, chung sức, đồng lòng, khơi dậy, thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần quyết chiến, quyết thắng, đặc biệt là sự phấn khởi, niềm tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, của các thế hệ đi trước và củng cố niềm tin và thấy rõ trách nhiệm với đất nước của các thế hệ hôm nay và mai sau; nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức; quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích mới.

Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã oai hùng với những bài học quý về nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thế trận lòng dân, về phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc sẽ tạo thêm động lực, tiếp thêm sức mạnh cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và cả nước nói chung trong chặng đường phát triển tiếp theo. Qua đó, càng thêm trân trọng giá trị của hòa bình và quyết tâm hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, thịnh vượng, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc, như Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định.

Tại Lễ kỷ niệm, các đại biểu được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc có chủ đề "60 năm bản hùng ca Chiến thắng Bình Giã", với các tiết mục văn nghệ khẳng định sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam; sự quật khởi, quật cường, anh dũng của quân và dân ta để làm nên những chiến công hiển hách; bày tỏ tri ân thế hệ đi trước đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc; cả nước chung sức, đồng lòng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Baochinhphu.vn

Tin liên quan

Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Chile

Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Chile

LNNV - Tối 11/11 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Santiago de Chile, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và chính thức khai trương Văn phòng Tùy viên quốc phòng Việt Nam tại Chile.
Kỷ niệm 70 năm đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc

Kỷ niệm 70 năm đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc 'Quê Thanh: nghĩa Bắc - tình Nam'

LNV - Tối 27/10, tại TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sỹ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc (1954 – 2024) và khánh thành Khu lưu niệm với chủ đề “Quê Thanh: nghĩa Bắc – Tình Nam”.
Mái nhà chung của những người phụ nữ yêu di sản văn hóa

Mái nhà chung của những người phụ nữ yêu di sản văn hóa

LNV - Lễ kỷ niệm 4 năm thành lập CLB Phụ nữ với Di sản văn hóa (Hội Di sản văn hóa Việt Nam) và khai mạc triển lãm ảnh Di sản quanh ta đã được CLB tổ chức trang trọng chiều 6.6 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội).

Tin mới hơn

Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga

Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga

OVN - Chị Nguyễn Thị Thanh Nga - chủ cơ sở kinh doanh Yến Sào Thiên Nga, là một trong những người tiên phong trong việc dẫn dụ, nuôi và chế biến tổ yến tại 45 Lê Duẩn, Thị trấn Đắk Mil, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Với đam mê và sự nỗ lực không ngừng, chị đã biến ý tưởng ban đầu thành một mô hình kinh doanh hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã

LNV - Tối 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024) do Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức.

Tin khác

Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới

Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới

LNV - Năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục tham dự cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm Việt Nam gồm 16 doanh nghiệp của Hà Nội và các tỉnh thành Việt Nam tại Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế Artigiano lần thứ 28 diễn ra tại Trung tâm triển lãm ở thành phố Milan, Italia.
Làng nghề mộc Vạn An đón nhận danh hiệu Làng nghề Hà Nội

Làng nghề mộc Vạn An đón nhận danh hiệu Làng nghề Hà Nội

LNV - Sáng 30/11, UBND xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An - Làng nghề Hà Nội. Lãnh đạo thị xã, các phòng, ban cùng đông đảo người dân thôn Vạn An, xã Sơn Đông đến dự buổi lễ.
TP Quý Dương và TP. HCM: Cầu nối hợp tác bền vững Việt – Trung

TP Quý Dương và TP. HCM: Cầu nối hợp tác bền vững Việt – Trung

Hội nghị giao thương Việt Nam – Trung Quốc (Quý Dương) tổ chức tại TP. HCM ngày 26/11 đã diễn ra thành công, với cam kết thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực du lịch, kinh tế, và logistics. Một trong những kết quả đáng chú ý là việc khôi phục đường bay thẳng TP. HCM – TP. Quý Dương và mở tuyến xe tải xuyên biên giới kết nối Việt Nam với Khu thương mại Tự do và Kho ngoại quan Quý Dương tại Hà Nội.
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"

Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"

LNV - Được sự đồng ý của Thị ủy, HĐND, UBND Thị xã Sơn Tây, sáng 31/11/2024 Đảng ủy, HĐND, UBND, UB-MTTQ xã Sơn Đông cùng cán bộ, nhân dân Thôn Vạn An, xã Sơn Đông, TX Sơn Tây tổ chức trọng thể Lễ đón nhận Bằng công nhận Làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ

Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ

LNV - Tối 30/11, phường Vạn Phúc (quận Hà Đông - Hà Nội) khai mạc Tuần văn hóa, du lịch, thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 với chủ đề “Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ”.
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV

Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV

LNV - Theo Chương trình Kỳ họp thứ 8, vào 15h30 chiều nay (30/11), Quốc hội làm lễ bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV sau 29,5 ngày làm việc tích cực và hiệu quả.
Phú Yên đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển

Phú Yên đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển

LNV - Ngày 28/11, tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024) và đón nhận Bằng Di tích quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển tại Di tích lịch sử quốc gia Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, thị xã Đông Hòa.
Hà Nội: Tinh hoa nghề lụa truyền thống hội tụ tại làng nghề Vạn Phúc

Hà Nội: Tinh hoa nghề lụa truyền thống hội tụ tại làng nghề Vạn Phúc

LNV - Tuần Văn hóa - Du lịch - Thương mại làng nghề Vạn Phúc (Hà Nội) không chỉ tôn vinh truyền thống nghề lụa, quảng bá sản phẩm địa phương mà còn thúc đẩy du lịch và giá trị thương mại, tạo nên dấu ấn đậm nét cho phường Vạn Phúc và quận Hà Đông.
Huế đón bằng công nhận Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng là di sản tư liệu của UNESCO

Huế đón bằng công nhận Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng là di sản tư liệu của UNESCO

LNV - Bảo vật quốc gia Cửu Đỉnh chính thức đón nhận bằng công nhận là di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.
Thừa thiên-Huế: Công nhận thêm 2 nghề truyền thống

Thừa thiên-Huế: Công nhận thêm 2 nghề truyền thống

LNV - Ngày 27.11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vừa có các Quyết định công nhận thêm hai nghề là Nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao - Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá

Sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao - Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá

OVN - Ngày 25-11, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 426/QĐ-UBND phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm đạt điểm sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao (đợt 1) tỉnh Tuyên Quang năm 2024.
Giữ nghề truyền thống - Câu chuyện từ cộng đồng

Giữ nghề truyền thống - Câu chuyện từ cộng đồng

LNV - Gìn giữ nghề sơn mài truyền thống hay khôi phục nghề khắc in mộc bản không còn là câu chuyện làng nghề, mà là câu chuyện đi tìm thị trường cho các sản phẩm nghề thủ công truyền thống nói chung.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Phú Sơn duy trì danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Phú Sơn duy trì danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố

LNV - Trường THCS Phú Sơn tiền thân là Trường cấp 2 của huyện Bất Bạt, được thành lập năm 1956, ban đầu trường chỉ có 2 lớp học với vài chục học sinh, sau gần 70 năm xây dựng và phát triển, đến nay nhà trường đã có một cơ ngơi đàng hoàng to đẹp, đạt chuẩn Quốc gia, với 12 lớp học, 42 cán bộ giáo viên nhân viên, quản lý giáo dục 667 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9.
Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp sáng tạo, làng nghề của Phụ nữ Thủ đô và Vùng Đồng bằng sông Hồng

Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp sáng tạo, làng nghề của Phụ nữ Thủ đô và Vùng Đồng bằng sông Hồng

LNV - Vừa qua, tại Vườn hoa Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” lần thứ 4 nhằm giao lưu, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống, sản phẩm sáng tạo của phụ nữ Thủ đô và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Hồng.
Khen thưởng nghệ nhân, thợ lành nghề có nhiều đóng góp trùng tu điện Thái Hòa

Khen thưởng nghệ nhân, thợ lành nghề có nhiều đóng góp trùng tu điện Thái Hòa

LNV - Ngày 8/11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trao tặng Giấy khen cho các nghệ nhân và thợ lành nghề có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, tu bổ di tích điện Thái Hòa, Đại Nội Huế.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

LNV – Với lợi thế có đến 10 làng nghề truyền thống, những năm qua Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã có nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương. Trong đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

LNV- Những năm qua, công tác khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động làng nghề, lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện. Đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn

Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn

LNV - Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay toàn tỉnh Phú Yên có gần 350 sản phẩm OCOP. Chương trình đã thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.
Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu

Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu

LNV - Các sản phẩm của Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu nổi tiếng không chỉ bởi sự đa dạng, chất lượng, sự tinh xảo về nghệ thuật chế tác mà còn thể hiện tính đặc trưng của văn hóa làng nghề tiểu thủ công truyền thống của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga

Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga

OVN - Chị Nguyễn Thị Thanh Nga - chủ cơ sở kinh doanh Yến Sào Thiên Nga, là một trong những người tiên phong trong việc dẫn dụ, nuôi và chế biến tổ yến
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động