Hà Nội: 19°C Hà Nội
Đà Nẵng: 25°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 25°C Thừa Thiên Huế

Tết về gói bánh chưng xanh

LNV - Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Hai câu ca dao trên đã gói ghém được những thứ thiết yếu trong Tết xưa của người Việt. Mỗi gia đình dù giàu hay nghèo, sang hay hèn cũng đều chuẩn bị mọi thứ cho tươm tất, đủ đầy hơn ngày thường, trong đó không thể thiếu được chiếc bánh chưng xanh. Trước là để cúng trời đất, tổ tiên, sau là ăn trong mấy ngày Tết và còn để đi lễ hay làm quà biếu. Đó là một phong tục đẹp và nét văn hóa truyền thống từ ngàn đời nay của dân tộc ta. Song có lẽ háo hức và mong chờ Tết hơn cả vẫn là lứa tuổi học trò vô lo vô nghĩ nhất.
Tết về gói bánh chưng xanh

Nhớ cảnh gói bánh chưng xưa

Thế hệ đầu 7X chúng tôi sinh ra và lớn lên trong thời kì đất nước còn nhiều khó khăn vất vả, thiếu thốn đủ đường. Vì thế đứa nào đứa ấy cũng mong từng ngày để đến Tết. Bởi chỉ có Tết mới được mặc quần áo mới, tung tăng đi chơi, được ăn các món ngon hơn ngày thường, nhất là bánh chưng. Để gói được nồi bánh, nhà nhà phải rục rịch chuẩn bị cả tháng trời. Nào là tích trữ củi phơi khô. Củi càng to càng cháy đượm, than hồng âm ỉ. Gạo nếp, đỗ xanh phải để dành. Lợn trong chuồng vỗ béo còn cho đánh đụng. Từ 27, 28 trở đi, sau khi ruộng nương, đồng áng cơ bản đã cấy xong, nhà nhà mới đi chợ sắm sửa. Nào là măng miến, gia giảm, vàng hương, bánh pháo tét, quần áo, giầy dép cho lũ trẻ, và không quên mua vài mớ lá dong xanh tươi, đoạn giang về chẻ lạt để gói bánh. Đến 29 thì nhà nào nhà ấy nhộn nhịp, tấp nập hẳn lên. Tiếng gà kêu quang quác, tiếng lợn eng éc từ tinh mơ sáng sớm. Không khí Tết rộn rực khắp làng trên xóm dưới. Trẻ con háo hức bật dậy rõ sớm, trực chờ để theo người lớn đi đụng lợn. Vừa được xem, vừa được nếm thử miếng lòng nóng hổi, thơm ngậy. Suất này chỉ ưu tiên em út, còn các anh chị lớn hơn thì ở nhà dọn dẹp và chuẩn bị cho việc gói bánh. Đứa thì rửa lá và lau khô, phụ giúp mẹ vo gạo, đãi đỗ. Đứa thì bê củi vào bếp để chiều tối luộc bánh. Đứa thì quét dọn nhà cửa. Đứa thì đi chuẩn bị cỏ, rơm cho trâu bò… Ngày thường còn tị nạnh, tranh cãi nhau từng tí một, nhưng mấy ngày này thì cứ răm rắp, mỗi đứa một việc, bởi cứ nghĩ đến Tết là rạo rực hết cả lên. Vui không kể xiết! Đứa nào cũng mong ngóng để chuẩn bị cho việc gói và luộc bánh.

Tết về gói bánh chưng xanh

Để có được những chiếc bánh thơm ngon, xanh ngắt thì việc chọn nguyên liệu là rất quan trọng, sau là tẩm ướp gia vị, nữa là kĩ thuật gói và luộc. Công đoạn nào cũng cần thiết. Gạo nếp phải tròn mẩy, được loại nếp cái hoa vàng là ngon nhất, ngâm vài tiếng, vo sạch, để ráo nước, cho lượng muối vừa đủ để bánh được đậm đà. Đỗ xanh cũng phải đều hạt, lòng vàng, xay vỡ ra, ngâm và đãi kĩ cho sạch vỏ, rồi đồ lên, đánh nhuyễn, viên thành từng nắm tròn làm nhân hoặc có thể gói trực tiếp. Sau khi thịt lợn đã đánh đụng hoặc mua ở chợ về, bố chọn những miếng ba chỉ rửa sạch, thái miếng to bản, đều nhau, cho hạt tiêu xay rang thơm nức mũi, nước mắm, mì chính, trộn đều, ướp khoảng 30 – 40 phút cho gia vị thấm hết vào thịt thì nhân càng ngon. Tất cả nguyên liệu đã được chuẩn bị đầy đủ cho việc gói bánh. Chiếc chiếu vẫn ngối ăn cơm được trải ra giữa sân đã quét dọn sạch sẽ, mấy chị em chúng tôi ngồi quây quần, chăm chú xem, vừa học cách bố gói, vừa phụ giúp những việc lặt vặt. Bố gấp những chiếc lá dong to đều thành bốn góc và cho gạo, nhân đỗ, thịt vào giữa, dàn đều, rồi gập lá lại, buộc bằng những chiếc lạt giang trắng phau mềm mại bền dai thành từng chiếc bánh vuông vức, chặt chẽ. Cứ như vậy, bố gói rất nhanh, không cần khuôn mà chiếc nào chiếc ấy cũng đều chằn chặn, trông rất đẹp mắt. Thích nhất là được bố gói cho mỗi đứa một chiếc bánh nhỏ xinh, đánh dấu bằng những chiếc lạt buộc khác nhau cho đỡ lẫn. Bánh sau khi gói xong được xếp lần lượt vào nồi gang lớn. Củi đã có sẵn, chỉ việc nổi lửa lên. Nồi bánh chẳng mấy mà sôi sùng sục, ấm sực cả gian bếp, không đứa nào muốn dời. Siêu nước cũng được đặt bên cạnh cho nóng để chế thêm vào khi nồi bánh cạn. Đứa nào cũng thủ một vài củ khoai, bắp ngô để nướng trên bếp than hồng rực và ăn rí rách với nhau, mặt mũi đen nhẻm như vẽ hề cả một lượt. Mâm cơm tối được dọn ngay ở gian bếp cho ấm áp. Tiếng cười nói râm ran như nhà có cỗ. Dọn xong, đứa nào cũng bảo thức để trông nồi bánh, nhưng chưa đến 12 giờ, cả lũ đã lăn ra ngủ như chết ngay tại chiếc ổ rơm được trải trong bếp. Quá nửa đêm, bố mẹ trực để vớt bánh ra xếp thành hàng rồi ép cho thật chặt bằng vật nặng đặt lên thanh gỗ cho đều. Sáng dậy, mỗi đứa đã có chiếc bánh xinh để dành, ngắm nghía chán, rồi mới ăn. Những chiếc bánh chưng xanh mướt được bố trịnh trọng đặt trên ban thờ gia tiên hòa quyện trong mùi hương trầm thơm ngát tạo nên hương vị đặc trưng của ngày Tết cổ truyền. Nhìn di ảnh các cụ đã khuất như đang mỉm cười hài lòng trước sự thành tâm của con cháu mà thấy ngôi nhà thêm ấm cúng, an vui, hạnh phúc. Mâm cơm trong mấy ngày này đều có đĩa bánh chưng dẻo dền, thơm ngậy, đậm đà mà chỉ đến Tết mới được ăn.

Tết về gói bánh chưng xanh

Kỉ niệm lần đi chúc Tết cô giáo

Có một kỉ niệm mà suốt đời tôi không thể quên. Đó là năm lớp 7 (cuối cấp 2), cả nhóm khoảng chục đứa trong làng xã rủ nhau đi chúc Tết cô chủ nhiệm, đồng thời cũng dạy bộ môn Văn rất hay, tên là Trần Thu Phương. Nhà cô cách xa trường nên phải ở tập thể. Nhưng mấy ngày trước Tết, cô đã về quê chồng ở xã Phan Tây Hồ (Tiên Lữ - Hưng Yên) để sum họp cùng gia đình. Cả bọn hẹn hò nhau sáng mồng Hai đi sớm vì chưa ai biết nhà, đường lại xa đến hơn chục cây số. Tất cả cùng đi bộ. Đứa nào cũng háo hức dạy rõ sớm, mặc bộ quần áo mới, rồi xin bố mẹ cho đi. Nhiều đứa còn chưa kịp ăn gì nhưng rất hào hứng. Cả nhóm kéo nhau đi mà chỉ có mỗi gói mứt Tết đến nhà cô. Hỏi thăm đường chán chê, mãi gần trưa mới tìm được nhà. Nhìn cả lũ học trò cuốc bộ, mặt mũi phờ phạc vì đói và rét, cô cảm động và rất thương. Trên ban thờ có gói kẹo cùng hộp mứt đang thắp hương, cô cũng vái xin để hạ xuống cho cả nhóm ăn. Ào cái đã hết sạch. Cô lại bóc tiếp hai cái bánh chưng mới đủ chia. Mỗi đứa ăn một miếng. Còn thừa, cô ép bằng được mấy đứa chia nhau ăn thêm miếng thứ hai cho no bụng để có sức đi bộ về. Cô gần gũi, thân thương như người mẹ thứ hai nên rất hiểu học trò của mình. Quả thật, với tôi, chưa bao giờ ăn miếng bánh chưng nào ngon đến thế. Có lẽ phần vì quá đói mệt, phần vì bánh nhà cô lại gói ngon dền. Miếng ngon thường làm cho người ta nhớ lâu cùng với tình cảm yêu thương chan chứa của cô chủ nhiệm đã mãi khắc ghi trong tâm trí tôi cũng như nhiều bạn khác nữa. Thi thoảng có dịp lại gặp nhau, chúng tôi cùng ôn lại để luôn nhớ về cô giáo cũ của mình với miếng bánh chưng xanh đậm đà tình nghĩa thầy trò và hương vị quê hương yêu dấu.

Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại có đủ đầy và tiện lợi đủ thứ nhưng những gì là phong tục và kỉ niệm thì sẽ mãi được lưu giữ và khắc ghi trong tâm khảm của mỗi người.

Phạm Thị Hường

Tin liên quan

Tin mới hơn

Ấn tượng với cụm linh vật năm Ất Tỵ 2025 tại Bình Định

Ấn tượng với cụm linh vật năm Ất Tỵ 2025 tại Bình Định

LNV - Chiều 21/1, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn, Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định tổ chức Lễ khánh thành cụm linh vật năm Ất Tỵ 2025 đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến xem thưởng lãm, chụp hình vào những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Tin khác

Giữ gìn nét đẹp văn hóa Tết truyền thống của người Việt

Giữ gìn nét đẹp văn hóa Tết truyền thống của người Việt

LNV - Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, những phong tục trong ngày Tết Nguyên đán vẫn được người Việt giữ gìn nguyên vẹn đến ngày nay. Mỗi khi Tết đến Xuân về các con, các cháu đem lễ vật để dâng cúng tổ tiên, các cụ, ông bà, cha mẹ…, luôn được xem là một nét đẹp truyền thống theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “chim có tổ, người có tông”…
TP. HCM: Không khí rộn ràng, vàng mã đắt hàng dịp Tết ông Công, ông Táo

TP. HCM: Không khí rộn ràng, vàng mã đắt hàng dịp Tết ông Công, ông Táo

LNV - Để phục vụ cho dịp đưa tiễn ông Công, ông Táo về trời (23 tháng Chạp, Âm lịch), người dân TP. HCM lại tranh thủ thời gian đi mua sắm vàng mã, nhang đèn chuẩn bị cho mâm cúng.
Rau dớn " gọi" mùa Xuân xứ Quảng

Rau dớn " gọi" mùa Xuân xứ Quảng

LNV - Nhắc đến Quảng Nam, không thể không kể đến một loại rau độc đáo - rau dớn, mà không chỉ là nguồn dinh dưỡng quan trọng của miền núi mà còn là biểu tượng sống động của mùa Xuân ấm áp lại về. Rau dớn không chỉ thu hút sự ưa chuộng trong bữa ăn hàng ngày mà còn trở thành một món đặc sản quyến rũ cho du khách và những người sành ẩm thực.
Lời giải cho bài toán bảo tồn văn hóa đồng bào M’Nâm

Lời giải cho bài toán bảo tồn văn hóa đồng bào M’Nâm

LNV - Nhờ định hướng kết hợp phát triển du lịch với nông nghiệp, lấy cây cà phê làm điểm nhấn để quảng bá và bảo tồn giá trị văn hóa đồng bào M’Nâm, làng Kon Chênh ở xã Măng Cành (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) đang trở thành một trong những “điểm sáng” trên bản đồ du lịch cộng đồng Việt Nam.
Trường THCS Nga Liên Giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia

Trường THCS Nga Liên Giữ vững danh hiệu trường chuẩn Quốc gia

LNV - Trong nhiều năm qua, trường THCS Nga Liên (Nga Sơn, Thanh Hóa) đã không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, luôn được các cấp lãnh đạo huyện Nga Sơn quan tâm, nhân dân địa phương tin tưởng, ủng hộ và đánh giá cao về đổi mới công tác quản lí giáo dục, cũng như nâng cao chất lượng dạy và học. Với sự cố gắng vươn lên qua từng năm học, trường vinh dự được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2023.
Gốm Chu Đậu - Món Quà Truyền Thống Văn Hóa Và Niềm Tự Hào Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam

Gốm Chu Đậu - Món Quà Truyền Thống Văn Hóa Và Niềm Tự Hào Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam

LNV - Gốm Chu Đậu không chỉ là sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng của Việt Nam mà còn là biểu tượng văn hóa mang đậm nét truyền thống dân tộc. Được công nhận là thương hiệu quốc gia, gốm Chu Đậu đã ghi dấu ấn sâu sắc trên bản đồ gốm sứ thế giới, trở thành món quà ý nghĩa dành tặng đối tác, bạn bè và người thân, mang theo giá trị lịch sử, nghệ thuật và phong thủy.
Bình Định: Phù Mỹ tận tâm với công tác an sinh xã hội

Bình Định: Phù Mỹ tận tâm với công tác an sinh xã hội

LNV - Xác định chính sách an sinh xã hội là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự ổn định chính trị - xã hội, là chìa khóa để phát triển toàn diện và bền vững, huyện Phù Mỹ thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, nâng cao sức khỏe thể chất, đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam

Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam

LNV - Nhắc đến rắn, chúng ta có thể hình dung ra một loại động vật bò sát có máu lạnh với những nét uốn lượn mềm mại khi chúng di chuyển. Tuy nhiên đâu phải sợ là không gặp, hoặc không có cơ hội được thấy, nhất là ở miền nam Việt Nam. Bắt rắn, ăn rắn, làm thuốc rắn, rượu rắn, cao rắn, kể chuyện về rắn, tất cả những điều này đã trở thành một nét văn hoá sâu đậm trong đời sống của người bình dân Việt Nam.
Người thi sỹ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết

Người thi sỹ gieo những vần thơ bằng trái tim nhiệt huyết

LNV - Với những vần thơ trong trẻo và bình dị, Nhà báo, Nhạc sĩ Đinh Văn Bình đã bước vào sân chơi văn học khi vừa chính thức trở thành hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Từ trải nghiệm trong cuộc sống, anh đã xuất bản 3 tập thơ: “Một mình”, “Chồi xuân ngày mới” và “Thân thương tuổi học trò” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Nhà xuất bản Tri thức phát hành được gửi tặng đến người thân, bạn bè và bạn đọc.
Ngân hàng thực phẩm Bình Định trao tặng thực phẩm cho người yếu thế

Ngân hàng thực phẩm Bình Định trao tặng thực phẩm cho người yếu thế

LNV - Được sự đồng thuận thống nhất cao giữa Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định và Ngân hàng thực phẩm Việt Nam, ngày 16/1, tại thành phố Quy Nhơn đã diễn ra Lễ ra mắt Ngân hàng thực phẩm Bình Định (Food bank Bình Định) và ký kết Chương trình hỗ trợ, trao tặng thực phẩm cho người yếu thế tại Bình Định.
Bác Hồ và những mùa Xuân kháng chiến

Bác Hồ và những mùa Xuân kháng chiến

LNV - “Bác Hồ và những mùa Xuân kháng chiến” là câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh và những mùa Xuân trong thời kỳ kháng chiến gian khổ, đặc biệt là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Mỗi mùa xuân đến, mặc dù đất nước còn trong cảnh chiến tranh, Bác vẫn luôn dành thời gian thăm hỏi, động viên đồng bào, chiến sĩ, và khích lệ tinh thần nhân dân.
Phiên chợ vùng cao cuối năm

Phiên chợ vùng cao cuối năm

LNV - Đến với chợ vùng cao phía Bắc ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái…, du khách sẽ được đắm mình trong không gian sắc màu của quần áo thổ cẩm, những thiếu nữ dân tộc Tày, Nùng, Mông… xinh tươi trong bộ trang phục truyền thống, cùng với hàng hóa tạo nên bức tranh nhiều màu sắc, không khí vui tươi của những ngày cuối năm.
Đọc sách: Con Út gia đình ông Lân Trai

Đọc sách: Con Út gia đình ông Lân Trai

LNV - Một cuốn tiểu thuyết có tính tự sự viết về gia đình dày hơn 700 trang mô tả một thời đại lịch sử đầy gian nan và khó khăn, vất vả của dân tộc. Đó là giai đoạn kháng chiến chống Pháp, hoà bình lập lại, cải cách ruộng đất rồi đánh Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội khi đất nước thống nhất. Nó có thời gian dài bằng chiều dài của một đời người. Nhưng đặc biệt là người viết không phải là nhà văn chuyên nghiệp, mà là nhà giáo ưu tú Trịnh Quốc Đạt, nguyên Hiệu trưởng Trường trung cấp Chế biến gỗ Trung ương, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Đêm nhạc Acoustic “Đóa Xuân ngời”

Đêm nhạc Acoustic “Đóa Xuân ngời”

LNV - Ngày 30 tháng 12 năm 2024, tại Hội quán Trúc Lâm, số 240C Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Đêm nhạc Acoustic "Đoá Xuân ngời". Đây là một hoạt động trong hành trình của Dự án âm nhạc "Hiệu triệu" nơi những tiếng lòng yêu nước được Ca sĩ châu Á David Le sáng lập và thực hiện cùng ekip hùng hậu với sự tham gia của nhiều giáo sư, tiến sĩ, NSND, người nổi tiếng trong, ngoài nước và người nước ngoài yêu Việt Nam cùng sự đồng hành của các cơ quan báo đài.
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt  hóa thành sắc màu mùa xuân

Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân

LNV - Bao lì xì không chỉ là món quà mang lời chúc may mắn, mà còn là nét đẹp trong văn hóa phong tục của người Việt Nam vào mỗi dịp Tết. Với những nét vẽ ngây thơ, trong sáng và giản dị trên bao lì xì, các em học sinh của Trường PTCS Dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội đã mang đến một mùa xuân trọn vẹn, giúp lan tỏa nhiều thông điệp ý nghĩa về lòng nhân ái, sự sẻ chia và sức mạnh tinh thần vươn lên trong cuộc sống.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Ấn tượng với cụm linh vật năm Ất Tỵ 2025 tại Bình Định

Ấn tượng với cụm linh vật năm Ất Tỵ 2025 tại Bình Định

LNV - Chiều 21/1, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn, Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định tổ chức Lễ khánh thành cụm linh vật năm Ất Tỵ 2025 đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến xem thưởng lãm, chụp hình vào những ngày giáp Tết Nguyên đá
Lễ hội Chùa Hương năm 2025: Điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt

Lễ hội Chùa Hương năm 2025: Điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt

LNV - Sáng ngày 20/1/2025, UBND huyện Mỹ Đức tổ chức họp báo thông tin về Lễ hội Chùa Hương năm 2025 với chủ đề: “Lễ hội Chùa Hương điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt” và công bố Quyết định công nhận khu Du lịch cấp Thành phố Di tích Quốc gia đặ
Tạp chí Làng nghề Việt Nam tham gia Hội báo Xuân Ất Tỵ năm 2025 tỉnh Bình Định

Tạp chí Làng nghề Việt Nam tham gia Hội báo Xuân Ất Tỵ năm 2025 tỉnh Bình Định

LNV - Hội báo Xuân Ất Tỵ năm 2025 tỉnh Bình Định có gần 300 ấn phẩm xuân của các cơ quan báo chí tỉnh Bình Định, báo chí Trung ương, báo ngành, báo địa phương trên cả nước, trong đó có ấn phẩm chúc mừng năm mới 2025 của Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Tết về gói bánh chưng xanh

Tết về gói bánh chưng xanh

LNV - Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Hai câu ca dao trên đã gói ghém được những thứ thiết yếu trong Tết xưa của người Việt. Mỗi gia đình dù giàu hay nghèo, sang hay hèn cũng đều chuẩn bị mọi thứ cho tươm tất, đủ đầy h
Giữ gìn nét đẹp văn hóa Tết truyền thống của người Việt

Giữ gìn nét đẹp văn hóa Tết truyền thống của người Việt

LNV - Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, những phong tục trong ngày Tết Nguyên đán vẫn được người Việt giữ gìn nguyên vẹn đến ngày nay. Mỗi khi Tết đến Xuân về các con, các cháu đem lễ vật để dâng cúng tổ tiên, các cụ, ông bà, cha mẹ…, luôn được xem là một nét đẹp truyền thống theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “chim có tổ, người có tông”…
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động