Tản mạn về trống cơm
Ừ nhỉ, tôi cũng vậy, tôi có khác gì hắn và tôi mở mạng ra xem thì mới vỡ lẽ.
Trống cơm là nhạc cụ nhưng không phải nhạc cụ biểu diễn riêng.Trống to, thường là to nhất trong số trống (trống cái) là trống báo giờ của địa phương hay trường học; Có khi là tiếng trống lệnh của hội hè, đình đám; Trên sới vật thì tiếng trống như thúc các đô vật vào cuộc nhanh hơn; Những khi có sự cố nguy hiểm thì tiếng trống lại là tín hiệu báo động ở khu dân cư. Còn trống cơm là loại trống nhỏ thường đơn lẻ không đi theo bộ như trống ếch của thiếu niên hay bộ ngũ lôi của nhạc hiếu. Tuy vậy, nếu trong dàn nhạc hội hè, đình đám mà thiếu trống cơm thì người tinh ý, có khiếu âm nhạc hội hè sẽ thấy một khoảng trống vắng, cái hay phối hợp của nhạc cụ giảm đi rất nhiều.
Trống cơm được cấu tạo hai mặt, tang trống là gỗ cứng (thường là gỗ lim) hình trụ dài chừng 65-70 cm, đường kính khoảng 24-25cm, ít thấy dùng gỗ mít như một số loại trống khác, hai đầu tang trống thu hơi nhỏ dần, mặt trống bưng bằng da, có thể chốt đinh tre hoặc kéo căng bằng bộ dây nín theo chiều dọc thân trống. Gọi là trống cơm vì phải dùng cơm đắp vào mặt trống, tuỳ theo tiết diện mặt trống mà người ta đắp cơm, tuy nhiên diện tích để đắp cơm hai mặt trống có khác nhau, bên rộng, bên hẹp, ở giữa mặt trống, cơm đắp theo diện tích hình tròn chừng 4 đến 6 cm, hơi cao vào giữa kiểu mặt cầu. Khi vỗ, người ta thường dùng bốn ngón tay sít vào nhau ( trừ ngón cái) để vỗ trực tiếp lên mảng cơm đắp ở mặt trống.
Cơm để đắp mặt trống phải nghiền cho dẻo, tất cả các hạt cơm quyện vào nhau thành một khối như nắm bột, tuyệt nhiên không còn nhận ra hạt cơm rời. Chuyện ngoài lề, xưa nay người ta thường khen cơm nắm mo cau ngon, đúng thế nhưng không phải ngon vì có mùi hương từ mo cau quyện vào như văn chương vẫn tả. Ai đã từng ăn cơm nắm mo cau thì nhận biết chính xác. Có người nói dùng bẹ mím, bẹ của chùm hoa cau thì nó thơm quyện vào cơm nhưng tìm đâu ra bẹ hoa cau tươi những khi cần nắm cơm. Cái thông thường nhất mà bao đời người ta nắm cơm là dùng mo cau cho khỏi nóng. Cơm nắm muốn ngon là phải nắm ngay khi vừa xới ra còn nóng bỏng, có thế nắm mới nhuyễn, nhưng ai mà nắm được vì còn quá nóng. Giải pháp tối ưu nhất là dùng mo cau, nó không dễ rách như lá chuối, lại dày, cách nhiệt không nóng tay, cơm tha hồ nhuyễn. Cơm đắp vào trống không nhiều, không cần mo cau nhưng cũng nhuyễn như thế và một đôi nơi khi đắp cơm vào mặt trống người ta cũng gọi là cho trống ăn cơm.
Lời bài hát trống cơm mô tả ...vông nên vông. Tuy nhiên âm thanh mà ta thường nghe thì nó bùng, bung nhè nhẹ.
Tôi vừa tra, vừa đọc cho hắn, hắn à ha về mấy từ con nít (xít), con nhện và ý nghĩa thầm kín người xưa gửi vào lời ca. Hắn bảo tơ nhện cũng là sự cài đặt rõ khéo của tơ duyên cho nên em mới nhớ thương ai .... và rồi duyên nợ khách tang bồng.
Ca dao: "Trai khôn kén vợ chợ đông, gái khôn kén chồng giữa đám ba quân" (tiền quân ,trung quân và hậu quân- phía trước, ở giữa, đằng sau; Có khi lực lượng chia hàng ngang gồm tả quân,trung quân và hữu quân- bên trái, ở giữa và bên phải)
Khách tang bồng chính là nhà binh, là võ quân thời trước. Bồng là loại tre cứng vót mũi tên,tang là dâu, gỗ dâu chế cây cung và hình tượng người lính xưa là cánh cung với ống mũi tên
luôn theo người.
… " Cậy em, em ở lại nhà, vườn dâu em đốn, mẹ già, em thương ".
Chẳng hiểu nổi, cứ theo thơ Nguyễn Bính mà tưởng tượng vườn dâu đốn cành hàng năm cho lá ra nhiều để nuôi tằm thì cành dâu ấy làm được cái gì, có chăng làm đồ thổi (củi nấu bếp) hoặc may ra ông nào kỹ thuật nghề nấm vớ được làm giá thể (nguyên liệu) trồng mộc nhĩ là hết vị. Đâu đó có gia đình trồng được cây dâu sai quả, thường là để thu hoạch quả mà không lấy lá nuôi tằm, có khi hàng chục năm, gốc dâu cũng chỉ bằng bắp chân, ai mà tin gỗ dâu chế cánh cung.
Nhưng không! Một anh bạn đi du lịch đến vùng Sác tư nước Nga đã kể chuyện có những cây dâu cao và to, có cây vòng tay người ôm, thậm chí hai người ôm mới hết, chất gỗ nhẹ, độ cứng đàn hồi tốt nhưng cũng rất dẻo và dai.
Thế đấy, thế nghĩa là người xưa nói tang, bồng, gỗ dâu làm cánh cung, tre bồng làm mũi tên là có cơ sở. Thằng bạn tôi kéo hơi thuốc lào xong, hắn say thuốc nhưng có lẽ cũng say chuyện trống cơm, mắt lờ đờ, đầu gật gật miệng nói không rõ tiếng, hình như hắn nói:
- Ừ , hay đấy nhỉ!
Bài, ảnh: Vũ Thị Nhất
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 | 30/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân
Tin khác

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975
10:02 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”
09:58 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái
09:17 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn nghề truyền thống ở bản Sưng
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Tràng An - Hành trình về miền di sản linh thiêng
09:22 | 21/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 Kinh tế

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
11:03 Nông thôn mới

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 Văn hóa - Xã hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:03 OCOP

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 Làng nghề, nghệ nhân