Tạp Chí Làng Nghề Việt Nam - Kết quả tìm kiếm cho từ khóa "Hiệp hội Làng nghề Việt Nam", chúc bạn tìm được nội dung mong muốn trên Tạp Chí Làng Nghề Việt Nam
Tiến tới Đại hội lần thứ IV Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Đa dạng hóa sản phẩm từ thế mạnh của các làng nghề
TBV - Các đối tượng văn hóa được coi là tài nguyên du lịch nhân văn đặc biệt hấp dẫn bởi tính đa dạng, độc đáo, tính truyền thống cũng như tính địa phương, là cơ sở tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú. Nhận thức văn hóa cũng là yếu tố thúc đẩy động cơ du lịch của du khách. Như vậy, có thể nói văn hóa vừa là yếu tố cung, vừa góp phần hình thành yếu tố cầu của hệ thống du lịch. Du lịch làng nghề - một xu hướng mới hiện nay là một ví dụ điển hình. Với kho tàng tri thức nghề và văn hóa làng nghề đặc biệt phong phú, các làng nghề thủ công truyền thống trên dải đất hình chữ S đang trở thành điểm đến hấp dẫn trong hành trình khám phá truyền thống văn minh - văn hiến Việt Nam của khách du lịch trong và ngoài nước.
Hội nghị các ủy viên BCH Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (mở rộng) khu vực Quảng Nam
TBV - Ngày 11/10/2017 tại thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đã diễn ra Hội nghị BCH Hiệp hội Làng nghề Việt Nam mở rộng tại Quảng Nam và các tỉnh miền Trung. với sự tham dự của NNND Nguyễn Văn Tiếp, Chủ tịch Hiệp hội TCMN tỉnh Quảng Nam, Ủy viên Thường trực BCH Trung ương Hiệp hội Làng nghề Việt Nam; bà Nguyễn Thị Kiều Vân, Phó Chánh văn phòng Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Hội nghị các ủy viên BCH Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (mở rộng) khu vực phía Nam
TBV - Ngày 2/10/2017, tại TP.HCM đã diễn ra Hội nghị BCH Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (mở rộng) khu vực phía Nam với sự tham dự của các Phó Chủ tịch Hiệp hội: NGƯT Trịnh Quốc Đạt, Nguyễn Hữu Phước, Nguyễn Lực và gần 40 đại biểu đại diện cho các làng nghề ở các tỉnh, thành phía Nam như TP.HCM, Lâm Đồng, Hậu Giang, Bến Tre…
Tiến tới Đại hội lần thứ IV Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Kỳ họp thứ 9 Ban Chấp hành Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Khóa III (2012-2017): “Bước đệm” quan trọng chuẩn bị cho Đại hội IV
TBV - Ngày 10/11/2017, tại Hà Nội sẽ diễn ra Kỳ họp thứ 9 Ban Chấp hành Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Khóa III (2012-2017). Kỳ họp này, Ban Chấp hành sẽ nhìn lại quá trình 5 năm hoạt động của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trong khóa III và chuẩn bị báo cáo chính trị, xây dựng phương hướng, nhiệm vụ trình Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 4 sẽ diễn ra tại Hà Nội vào năm tới. Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 9, trước đó Thường trực Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã có các cuộc hội nghị Ban Chấp hành (mở rộng) khu vực phía Nam vào ngày 2/10/2017 và khu vực Quảng Nam vào ngày 11/10/2017.
Hội nghị Ban chấp hành Hiệp hội Làng nghề Việt Nam mở rộng tại Quảng Nam và các tỉnh miền Trung: Nâng tầm sản phẩm truyền thống Quảng Nam
TBV - Ngày 11/12/2017 tại thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đã diễn ra Hội nghị Ban chấp hành Hiệp hội Làng nghề Việt Nam mở rộng tại Quảng Nam và các tỉnh miền Trung. Tới dự hội nghị có ông Huỳnh Nguyễn An Bình, đại diện Sở công thương tỉnh Quảng Nam; Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Văn Tiếp, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ tỉnh Quảng Nam, Ủy viên Thường trực Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội Làng nghề Việt Nam; bà Nguyễn Thị Kiều Vân, Phó Chánh văn phòng Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Đại hội Chi bộ Cơ quan TƯ Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Tập trung trí tuệ, vì sự phát triển làng nghề
TBV - Sáng 5/10/2017, tại Văn phòng Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã diễn ra Đại hội Chi bộ Cơ quan TƯ Hiệp hội Làng nghề Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2017-2020. Tới dự và chỉ đạo Đại hội, về phía Đảng bộ Khối Doanh nghiệp quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) có các đồng chí Nguyễn Minh Hạnh, Bí thư Đảng ủy khối; Phạm Minh Toàn, Phó Bí thư Đảng ủy khối; Ngô Đình Thế, Trưởng ban Kiểm tra Đảng ủy khối; về phía Chi bộ Hiệp hội có các đồng chí Lưu Duy Dần, Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Hiệp hội; Đặng Công Ngoãn, Chi ủy viên cùng các đảng viên trong Chi bộ và quần chúng ưu tú của Cơ quan Hiệp hội.
Hội nghị BCH Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (mở rộng) khu vực phía Nam: Tập trung trí tuệ cho định hướng hoạt động nhiệm kỳ tới
TBV - Vừa qua, tại TP.HCM đã diễn ra Hội nghị BCH Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (mở rộng) khu vực phía Nam. Tham dự hội nghị có các Phó Chủ tịch Hiệp hội: Nhà giáo Ưu tú Trịnh Quốc Đạt, Nguyễn Hữu Phước, Nguyễn Lực và gần 40 đại biểu đại diện cho các làng nghề ở các tỉnh, thành phía Nam như TP.HCM, Lâm Đồng, Hậu Giang, Bến Tre…
Tiến tới Đại hội lần thứ IV Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Làng nghề dệt thổ cẩm huyện Lạc Sơn, Hòa Bình- Chuyển mình trong thời kỳ hội nhập
TBV - Dệt thổ cẩm truyền thống đã trở thành niềm đam mê của những người phụ nữ trên địa bàn huyện Lạc Sơn, (Hòa Bình). Với đôi bàn tay tài hoa, những họa tiết hoa văn truyền thống của người Mường được thể hiện hài hòa, bắt mắt trên từng tấm vải thổ cẩm. Những người phụ nữ nơi đây, từ xưa đến nay luôn gắn bó, lưu giữ nghề dệt mà ông bà để lại với mong muốn gìn giữ nguyên vẹn nghề truyền thống của gia đình cũng là góp phần giữ gìn một nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường.
Tiến tới Đại hội lần thứ IV Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam
TBV - “Thương hiệu” đã thực sự trở thành một tài sản của các nhân, doanh nghiệp thậm chí của một quốc gia trong bối cảnh của nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Chúng ta đang từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với những hiểu biết rất hạn chế về việc xây dựng và phát triển “Thương hiệu”. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam mà xuất xứ chủ yếu từ các Làng nghề rải rác trong cả nước lại càng khó khăn khi muốn phát triển thương hiệu của mình vào thị trường quốc tế rộng lớn.
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam - Lưu Duy Dần: "Thương hiệu sản phẩm là vấn đề cốt lõi"
TBV - Xây dựng thương hiệu làng nghề là một yêu cầu, một đòi hỏi cấp bách, là vấn đề sống còn. Vì thương hiệu giúp cho sản xuất lớn hơn, bền vững lâu dài lại giữ được truyền thống của ông cha… Tuy nhiên, hiện nay không chỉ các làng nghề mà các cơ quan quản lý, nhà nước cũng chưa thật sự coi trọng vấn đề thương hiệu.

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam - Cục Công nghiệp Địa phương (Bộ công thương) Tổ chức Hội thảo “Nâng cao năng lực quản lý và các giải pháp xử lý môi trường làng nghề”
TBV - Sáng 02/8/2017, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Ngành nghề truyền thống Việt Nam (Hiệp hội Làng nghề Việt Nam), phối hợp với Cục Công nghiệp Địa phương (Bộ Công thương) và Sở Công thương tỉnh Nam Định tổ chức Hội thảo: “Nâng cao năng lực quản lý và các giải pháp xử lý môi trường làng nghề” tại hội trường UBND xã Yên Ninh, huyện Ý Yên (Nam Định).
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Ký văn bản hợp tác với Hiệp hội Xuất khẩu hàng TCMN Ấn Độ
TBV - Vừa qua, đoàn Hiệp hội Làng nghề Việt Nam do Phó Chủ tịch Trịnh Quốc Đạt dẫn đầu cùng nghệ nhân Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Lụa Vạn Phúc (Hà Nội); ông Nguyễn Hữu Thức, Giám đốc Công ty CP Gốm Chu Đậu (Hải Dương); nhà thiết kế áo dài Lan Hương (Hà Nội)… đã lên đường sang Ấn Độ tham dự Hội chợ quốc tế hàng dệt may và thủ công mỹ nghệ Textiles India 2017.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Khôi phục, bảo tồn nghề truyền thống người Tày ở Đà Bắc
TBV - Nằm trong Dự án Phát triển nông thôn đa mục tiêu huyện Đà Bắc (Hòa Bình), tiểu dự án khôi phục, bảo tồn các nghề truyền thống của người Tày: dệt thổ cẩm, mây tre đan, trồng và chế biến cây thuốc nam tại xã Mường Chiềng đã được Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Thương hiệu Làng nghề (Hiệp hội Làng nghề Việt Nam) thực hiện thành công. Vừa qua, nhân Lễ Cầu Mường 2017 được phục dựng tại xã Mường Chiềng (sau 62 năm không tổ chức), khu trưng bày sản phẩm và trình diễn các nghề được khôi phục, bảo tồn đã thu hút được sự quan tâm đông đảo của những người tham gia lễ hội.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tham dự Hội chợ Hàng thủ công Quốc tế lần thứ 19 (INACRAFT)
TBV - Hiệp hội Làng nghề Việt Nam nhận được lời mời của Đại sứ quán Indonesia về việc tham dự Hội chợ Hàng thủ công Quốc tế lần thứ 19 (INACRAFT). Hội chợ được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Jakata (JCC), thời gian từ ngày 26-30/4/2017. Chủ đề Hội chợ lần này là “Sự hùng vĩ của Yogyakarta” với mục đích quảng bá cho nền văn hóa Java ở tỉnh Yogyakata, nổi tiếng với các sản phẩm thủ công chất lượng cao.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Hứa hẹn một năm đầy sôi động
TBV - Ngày 28/2/2017, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Triển khai công tác năm 2017 - Hướng tới Đại hội IV, nhiệm kỳ 2018-2022. Tham dự Hội nghị có Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Lưu Duy Dần; các Phó Chủ tịch Tôn Gia Hóa, Trịnh Quốc Đạt, Nguyễn Ngọc Lâm; Chủ tịch Hội đồng Tư vấn, chuyên gia cao cấp Vũ Quốc Tuấn, cùng các vị trong Thường trực Hiệp hội, thành viên Hội đồng Tư vấn, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Hiệp hội, lãnh đạo các hội làng nghề chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình), gỗ mỹ nghệ Sơn Đồng, lụa Vạn Phúc (Hà Nội), gỗ mỹ nghệ La Xuyên (Nam Định), thêu móc An Dương (Hải Phòng)…
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Năm 2016 đã bám sát nội dung công việc của Thường trực đề ra
TBV - Bước sang năm 2016, dưới tác động khó khăn của kinh tế thế giới và những bất cập của kinh tế trong nước, sản xuất kinh doanh và đời sống người lao động tại các làng nghề, doanh nghiệp làng nghề và hội viên còn gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình chung của xã hội, nhằm đẩy mạnh 6 chương trình công tác của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Thường trực và Ban Chấp hành Hiệp hội đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực và đạt được những kết quả nhất định trong việc chấn hưng và phát triển làng nghề, góp phần phát triển các doanh nghiệp làng nghề, giúp các hội viên xây dựng và bảo vệ thương hiệu, mở rộng thị trường sản xuất - kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu. Hiệp hội đã tham gia đóng góp ý kiến với Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và một số bộ, ngành, các địa phương, cùng các cơ quan Nhà nước về các chế độ chính sách liên quan đến phát triển nghề và làng nghề trong tình hình mới.