Tiến tới Đại hội lần thứ IV Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Đa dạng hóa sản phẩm từ thế mạnh của các làng nghề
Khi khai quật di chỉ khảo cổ Hoàng thành Thăng Long, ai cũng thấy rõ vai trò của làng nghề trong việc xây dựng kinh thành. Từ những viên gạch, viên ngói, đầu rồng đến những vật dụng sinh hoạt gốm sứ bị chôn vùi qua bao thời đại vẫn còn giữ nguyên nét tinh xảo, tài hoa của bàn tay, khối óc thợ thủ công. Đặc biệt, những sản phẩm từ từng lớp di chỉ thể hiện rõ nét đặc trưng nghệ thuật của các triều đại khác nhau theo thứ tự thời gian: Lý - Trần - Hậu Lê - Nguyễn, phản ánh dòng chảy văn hóa Việt Nam một cách sinh động, cụ thể.
Đại sứ Thụy Điển tham quan làng gốm Bát Tràng
Làng nghề là một môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội và công nghệ lâu đời. Văn hóa làng nghề luôn gắn với làng quê, các hoạt động lễ hội, phường hội đậm nét dân gian và chứa đựng tính nhân văn sâu sắc. Các làng nghề thường là những làng văn hóa cổ với kiến trúc độc đáo. Một số làng nghề là làng khoa bảng xưa, có nhiều người đỗ đạt cao như: dao kéo Đa Sỹ, gốm Bát Tràng…
Các di sản văn hóa làng nghề truyền thống bao gồm: hệ thống các công trình kiến trúc, hệ thống công cụ sản xuất, các nghệ nhân dân gian, sản phẩm nghề truyền thống, công nghệ và kỹ năng sản xuất mang tính gia truyền của dòng họ, gia đình, các lễ hội, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, cảnh quan sinh thái nhân văn… Làng nghề - đó không chỉ đơn thuần là nơi chế tác các sản phẩm thủ công truyền thống mà còn là môi trường văn hóa lưu giữ và trao truyền qua nhiều thế hệ những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật dân gian, những kinh nghiệm sản xuất và phong tục tập quán của cộng đồng.
Với hệ giá trị này, làng nghề truyền thống trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, họ đến với làng nghề không chỉ đơn thuần để tham quan các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh mà trên hết là để thưởng thức những ngón nghề của muôn vạn bàn tay khối óc với tinh thần cần cù, bền bỉ, sáng tạo và thăng hoa nối tiếp nhau qua nhiều thế hệ; từ đó, từng bước tìm hiểu và khám phá một nền văn hóa.
Nếu chúng ta biết khai thác lợi thế nghề thủ công truyền thống, các làng nghề Việt Nam vào phát triển tiềm năng du lịch, cùng với các sản vật, sản phẩm thủ công, các lễ hội, trò chơi dân gian, văn hóa ẩm thực từ các làng nghề sẽ tạo nên một bức tranh phong phú và đa dạng phục vụ du khách.
Du lịch làng nghề là một loại hình tài nguyên quan trọng của nước ta hiện nay, những lợi ích lớn của phát triển làng nghề du lịch về nền kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động ở các địa phương, ở mọi lứa tuổi và hoàn cảnh ít nhiều có nguồn thu nhập chính đáng, hạn chế rất lớn các tiêu cực và tệ nạn xã hội. Làng nghề du lịch góp phần quan trọng về mặt giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa bản địa, phong tục tập quán của các dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, để phát triển xứng tầm loại hình làng nghề du lịch còn nhiều việc phải làm như: nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, sự đồng thuận của người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng, cảnh quan, môi trường, các chương trình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chất lượng cao. Đồng thời, phải tạo những điều kiện cơ sở dịch vụ phục vụ thuận lợi, hấp dẫn để thu hút du khách.
Lưu Duy Dần
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Ngày 10/11/2017, trong khuôn khổ Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2017, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp và Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức hội thảo “Phát triển du lịch làng nghề Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”.
Du lịch làng nghề là một xu hướng mới hiện nay của nền công nghiệp không khói ở Việt Nam. Với kho tàng tri thức nghề và văn hóa làng nghề đặc biệt phong phú, các làng nghề thủ công truyền thống trên dải đất hình chữ S đang trở thành điểm đến hấp dẫn trong hành trình khám phá truyền thống văn minh - văn hiến Việt Nam của khách du lịch trong và ngoài nước.
Du lịch làng nghề được các nhà nghiên cứu, các chuyên gia đánh giá là một loại hình du lịch văn hóa chất lượng cao bởi lẽ làng nghề truyền thống được xem như một tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa. Làng nghề truyền thống được coi là một “bảo tàng sống”, nơi lưu giữ kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vừa phong phú, đa dạng, vừa sinh động, cụ thể, góp phần làm nên hệ giá trị của văn hóa dân tộc.
Nhận thức được ý nghĩa - vai trò của du lịch làng nghề trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển các giá trị vật thể và phi vật thể làng nghề truyền thống, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phối hợp với Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức hội thảo “Phát triển du lịch làng nghề Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” với mong muốn có cái nhìn đa chiều về loại hình du lịch mới này gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới; đánh giá tiềm năng, những hạn chế còn tồn tại để qua đó tìm định hướng phát triển du lịch làng nghề, tạo thu nhập kép cho những người làng nghề: thu nhập qua bán hàng sản phẩm làng nghề và thu nhập qua bán dịch vụ phục vụ du lịch tại làng nghề.
Tham dự hội thảo là các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà quản lý, các hội - hiệp hội ngành nghề ở các địa phương, đại diện các làng nghề đã xây dựng thành công mô hình du lịch làng nghề, các làng nghề đang manh nha ý tưởng phát triển mô hình này, các doanh nghiệp lữ hàn
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác
11:21 Đào tạo nghề

Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao
11:16 Khuyến nông

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 Làng nghề, nghệ nhân

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp
10:59 Nông thôn mới

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới
10:46 Kinh tế