Sáng mãi tinh thần thanh niên Hà Nội
![]() |
Các cựu thanh niên xung phong tình nguyện Tháng 8 Thủ đô cùng đoàn viên thanh niên trong buổi gặp mặt kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống. |
Cho đến hôm nay, âm hưởng của một thời hào hùng vẫn vang mãi, khích lệ các cựu thanh niên xung phong cùng nhau tiếp tục cống hiến xây dựng Thủ đô, vun đắp cho thế hệ trẻ.
Tuổi thanh xuân đầy tự hào
Mùa thu năm 1963 vẫn in dấu trong lòng ông Trần Hữu Mai, Trưởng ban Liên lạc cựu thanh niên xung phong tình nguyện Tháng 8 Thủ đô. Ông Mai nhớ lại: “Sáng 15-8-1963, tại Ga Hàng Cỏ, gần 1.000 đội viên được biên chế thành 12 “Đội thanh niên Tháng 8 Thủ đô” đầu tiên. Đội được cử đến tham gia lao động sản xuất tại các đơn vị của ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp; tham gia mở đường… ở các tỉnh miền núi từ Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc, đến các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình”.
Đang là học sinh cấp 3 Trường Ngô Quyền (khu Hai Bà), chàng trai Phạm Đức Nam (sinh năm 1946) đã viết đơn tình nguyện, mang theo tấm “Thẻ tình nguyện đi xây dựng miền núi, làm giàu cho Tổ quốc” của Thành đoàn. Ông Nam bồi hồi kể: “Nhiệm vụ của tôi là nổ mìn, đục đá mở đường ở khu vực miền núi tỉnh Phú Thọ hiện nay. Lúc đó vất vả lắm, nhưng chúng tôi luôn nhớ lời Bác Hồ căn dặn thanh niên xung phong “không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”. Anh chị em đồng cam cộng khổ, động viên nhau khắc phục khó khăn, làm ngày đêm không nghỉ, chỉ cố gắng làm sao hoàn thành nhiệm vụ”.
Từ những học sinh vừa tốt nghiệp lớp 7, lớp 10; những giáo sinh mới tốt nghiệp trung cấp sư phạm; thanh niên đang làm việc trong các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp…, tuổi còn rất trẻ, quen với phố phường và ánh đèn thành phố, những ngày đầu tham gia lao động sản xuất ở miền núi, nhà tranh vách nứa, không điện, không nước máy, không rạp chiếu bóng… thực sự là những thử thách to lớn đối với các đoàn viên, thanh niên Thủ đô. Những công việc mới mẻ, vất vả như lên rừng chặt gỗ, chặt nứa, tự làm lán trại để ở, khai hoang lấy đất trồng lúa, trồng ngô, trồng sắn, chăn nuôi, làm đường… đã rèn luyện ý thức và nghị lực để họ vượt qua tất cả và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
“Trong quá trình lao động, chiến đấu, học tập, rèn luyện và phấn đấu, nhiều đội viên thanh niên xung phong tình nguyện Tháng 8 Thủ đô đã được kết nạp vào Đảng khi mới 20 tuổi đời. Thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn quyết liệt, nhiều đội viên thanh niên xung phong được tuyển vào bộ đội, trực tiếp chiến đấu. Nhiều người trong số họ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, vĩnh viễn nằm lại chiến trường”, ông Trần Hữu Mai chia sẻ.
Tiếp bước cha anh
Trong buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Thanh niên xung phong tình nguyện Tháng 8 Thủ đô, những cựu thanh niên xung phong năm xưa hầu hết đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm” gặp nhau tay bắt mặt mừng. Họ như sống lại một thời tuổi trẻ sôi nổi, nhiệt huyết.
“Sau 35 năm xung phong tình nguyện đi tham gia xây dựng kinh tế và phát triển văn hóa miền núi, anh chị em đội viên đã tập hợp nhau lại và thành lập Ban Liên lạc cựu thanh niên xung phong tình nguyện Tháng 8 Thủ đô. Hiện nay, hơn 300 hội viên vẫn sinh hoạt đều đặn. Các cựu thanh niên xung phong đã làm tốt công tác nghĩa tình đồng đội, cùng nhau đùm bọc, sẻ chia lúc ốm đau, hoạn nạn…”, ông Trần Hữu Mai chia sẻ thêm.
Hiện nay, nhiều người vẫn tích cực tham gia hoạt động ở địa phương. Tiêu biểu như ông Phạm Đức Nam sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trở về địa phương, tiếp tục làm Bí thư Chi bộ khu dân cư số 2, phường Mai Động (quận Hoàng Mai) 15 năm mới nghỉ. Bà Long Thị Vy Phúc vẫn là Phó Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong phường Kim Mã (quận Ba Đình). “Chúng tôi rất tự hào về những năm tháng đẹp đẽ ấy và tiếp tục xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng nếp sống ở khu dân cư, sống vui, sống khỏe có ích cho gia đình và xã hội”, bà Phúc bày tỏ.
Từ những đội viên thanh niên xung phong tình nguyện Tháng 8 Thủ đô, qua quá trình rèn luyện và phấn đấu, nhiều người đã trở thành các nhà trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ, giảng viên đại học, cán bộ, công chức, chủ doanh nghiệp…, đóng góp không nhỏ vào công cuộc dựng xây Thủ đô và đất nước. Phong trào thanh niên xung phong tình nguyện Tháng 8 Thủ đô năm xưa đã để lại truyền thống tốt đẹp cho các thế hệ thanh niên tuổi trẻ hôm nay.
Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Tiến khẳng định, truyền thống đó đã và đang được kế tục và phát huy rộng khắp với nhiều hình thức tổ chức phong phú, đa dạng như phong trào thanh niên tình nguyện, tuổi trẻ sáng tạo, tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc…, bằng những công trình thanh niên mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, để lại dấu ấn tốt đẹp trong cộng đồng.
Thời gian tới, Đoàn Thanh niên thành phố sẽ phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong thành phố tìm cách tháo gỡ cho các hội viên mất giấy tờ gốc không chứng minh được là thanh niên xung phong, được hưởng đầy đủ quyền lợi, chính sách của Đảng và Nhà nước; tổ chức các hoạt động tri ân, thăm hỏi các cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn; tăng cường giáo dục truyền thống.
“Đó là sự tiếp nối truyền thống đầy tự hào của các thế hệ thanh niên đi trước trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng Thủ đô văn minh, giàu đẹp”, đồng chí Nguyễn Đức Tiến chia sẻ.
Tin liên quan

Cựu thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi
15:01 | 14/02/2025 Kinh tế

Vĩnh Phúc: Xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu - Dấu ấn tuổi trẻ
10:25 | 27/03/2024 Nông thôn mới
Tin mới hơn

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ
14:07 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn
11:01 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 | 01/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”
09:54 | 28/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT
10:19 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân
09:14 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới
09:15 | 25/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới
10:03 | 23/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 | 21/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc
10:07 | 18/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025
10:35 | 17/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Ấn tượng đêm chung kết Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025
23:09 | 15/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em
15:45 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định cầu nối những tấm lòng nhân ái
15:45 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, Nhà văn Hồ Quang Lợi ra mắt sách “Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút”
15:43 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai: Huyện Ia Pa vận động gần 2 tỷ đồng ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát
15:43 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bệnh viện Đa khoa Vân Đình hướng tới sự hài lòng của người bệnh
15:40 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Những ngôi nhà mang giá trị nhân văn
15:39 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người khôi phục gốm sứ Chu Đậu từ đáy biển
15:39 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người làng nghề
15:39 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội luật gia huyện Ba Vì hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ được giao
15:38 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”
09:18 Tin tức

Gia Lai vùng đất hợp nhất giữa đại ngàn và biển xanh hội tụ
09:17 Du lịch làng nghề

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới